Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ 75 năm độc lập: Năm 1947 và hiện tại

Ấn Độ 75 năm độc lập: Năm 1947 và hiện tại

Chúng ta không chỉ giận dữ nhìn lại những gì chúng ta chưa hoàn thành, mà còn phải ngạc nhiên nhìn lại những gì chúng ta đã có.

05:48 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Có một cách diễn đạt sáo rỗng kinh điển về việc lái xe mà không cần nhìn vào gương chiếu hậu. Nhưng khi kỷ niệm 75 năm Ngày Độc lập, chúng ta không chỉ giận dữ nhìn lại những gì chúng ta đã không hoàn thành, mà còn phải ngạc nhiên về những gì chúng ta đã có. Trái ngược với những gì Winston Churchill được cho là đã nói (không có bằng chứng ông thực sự nói điều đó) về những kẻ lừa đảo, những kẻ tự do, vô chính phủ và chiến tranh giữa các quốc gia, Ấn Độ đã tồn tại và thịnh vượng — về mặt chính trị, xã hội và kinh tế. Ngay cả khi người ta quên Winston Churchill, lúc đó khi nhiều người đọc cuốn “Qủa bom dân số” (The Population Bomb-1968) của Paul Ehrlich – người theo chủ nghĩa Tân Malthusian (neo-Malthusian), giống như cuốn “Nạn đói 1975” (Famine 1975-1967) của William và Paul Paddock. Người ta vẫn tự tin dự đoán tương lai dù lịch sử đầy rẫy những ví dụ về những “chuyên gia” đã sai lầm một cách vô vọng. Nhiều thập kỷ sau, vẫn có những người muốn Ấn Độ phân liệt giữa những hỗn loạn và vô chính phủ, giống như Ehrlich đã mong chờ Ấn Độ phân liệt vì tranh giành lương thực và nạn đói.

Ngày 15 tháng 8 năm 1947, dường như thể là câu chuyện đã rất xưa cũ. Nhưng đúng là như vậy. Bảy thập kỷ rưỡi là một khoảng thời gian dài, tuy chỉ là khoẳnh khắc thoáng qua trong lịch sử các quốc gia. Thế giới lúc đó là khác biệt. Ấn Độ khi đó cũng khác biệt. Nền kinh tế Ấn Độ khi đó cũng khác. Minoo Masani (1905-98) giờ đã bị lãng quên. Vào thời của mình, ông là một nhà tư tưởng, chính trị gia và nghị sĩ có ảnh hưởng lớn. Năm 1940, ông xuất bản một cuốn sách mỏng cho trẻ em, có tựa đề “Ấn Độ của chúng ta” (Our India). Cuốn sách mang giọng điệu xã hội chủ nghĩa, và cho rằng Minoo Masani đã thay đổi vào những năm cuối đời. Trong lời nói đầu của cuốn sách này, ông viết: "Các số liệu thống kê về cuộc sống của người Ấn Độ rất ít ỏi và vụn vặt đến nỗi việc dựa vào chúng chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho kết luận của một người." Thật vậy, dữ liệu và số liệu thống kê rất ít ỏi và vụn vặt vào năm 1940. Các hệ thống thống kê thích hợp bắt đầu phát triển vào những năm 1950. Ngày nay, nếu muốn có dữ liệu chính thức, người ta thường sử dụng khảo sát kinh tế. Khi đó ngoài các con số dữ liệu ra, chẳng có gì giống với khảo sát kinh tế. Ngay cả sau khi độc lập năm 1947 và ban hành Hiến pháp năm 1950, trong hơn một thập kỷ, không có cuộc khảo sát kinh tế nào theo nghĩa mà chúng ta hiểu hiện nay. Việc xuất bản khảo sát kinh tế không phải là một yêu cầu của Hiến pháp. Nó được xuất bản vì một quyết định hành chính và vì nó đã trở thành ưu tiên hàng đầu. Được xem là mầm mống của cái mà cuối cùng sẽ trở thành khảo sát kinh tế, “Sách trắng” bắt đầu được đưa vào Báo cáo Ngân sách từ năm 1950-1951. Nếu một người đọc “Sách trắng” bản đầu tiên nằm trong các báo cáo về Ngân sách cho giai đoạn 1950-1951, thì sẽ không có các nội dung như chỉ số phát triển con người ngày nay.

Do đó, nếu chúng tôi nói đúng, nhìn từ góc độ các chỉ số kinh tế xã hội, chúng ta không biết cảm giác là một người Ấn Độ phổ thông vào năm 1947 như thế nào. Minoo Masani đưa ra một số chỉ dấu. Để nhìn vấn đề một cách chính xác, các dữ liệu về Ấn Độ thuộc Anh, không nhất thiết đại diện cho tất cả các tiểu vương quốc (Princely States). “Các giáo sư có kinh nghiệm trong các trường đại học của chúng tôi đã ước tính rằng, một nông dân bình thường ở đất nước chúng tôi với một vợ và ba đứa con cùng chung sống, thu nhập mỗi tháng dưới 27 Rs, đây là mức thu nhập trung bình của tất cả các giai tầng người Ấn Độ. … Ví dụ, nếu một bé trai hoặc bé gái được sinh ra -- đừng đề cập đến điều này với mẹ hoặc cha của bạn, điều đó sẽ chỉ làm tổn thương cảm xúc của họ, bởi vì người lớn là như vậy! - Đứa trẻ nhỏ, đáng buồn phải nói rằng, sẽ qua đời ở tuổi 27”. Thu nhập bình quân đầu người là 27 Rs mỗi tháng và tuổi thọ là 27 năm. Ngoài ra cũng những con số về tỷ lệ biết đọc biết viết từ Điều tra dân số năm 1941, mặc dù định nghĩa địa lý của Ấn Độ năm 1941 khác với định nghĩa địa lý của Ấn Độ ngày nay. Tỷ lệ người biết chữ là 16,1%. Đến năm 1951, chúng tôi đã có một ý tưởng tốt hơn một chút về việc trở thành một người Ấn Độ trung bình là như thế nào. Trong Điều tra dân số năm 1951, với Ấn Độ được xác định về mặt địa lý như hiện nay, tỷ lệ biết chữ là 16,7%. (Nói một cách tổng thể, tỷ lệ biết chữ này không thể so sánh với tỷ lệ biết chữ sau năm 1991, vì đã có những thay đổi về phương pháp luận.) Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là 146/1000 trẻ và tuổi thọ tăng lên 32 tuổi. Nhưng con số 32 năm đó là dành cho Ấn Độ mới, và con số 27 năm dành cho Ấn Độ khi chưa bị chia cắt.

Với tuổi thọ là 27 (hoặc 32), không đứa trẻ nào trong số những đứa trẻ trong giai đoạn đó còn sống ngày hôm nay. Rõ ràng, điều này không đúng, bởi vì giá trị trung bình ẩn chứa rất nhiều biến thể. Thậm chí ngày nay, tuổi thọ của các bộ phận khá giả trong xã hội Ấn Độ gần như ngang bằng với tuổi thọ ở các nước tiên tiến hơn.

Nhìn thấy Alice, con mèo chỉ cười, trông nó cũng giống như những con mèo khác, tuy nhiên những cái móng vuốt của nó rất dài và nó có rất nhiều răng nên Alice cảm thấy nó đáng được tôn trọng.

          - Mèo Cheshire ơi! - Cô rụt rè gọi vì không biết nó có thích cái tên đó không.

          Con mèo vẫn cười, miệng ngoác rộng hơn. Thấy vậy, Alice nghĩ: “Ổn rồi, nó cười có nghĩa là nó hài lòng.” và cô nói tiếp:

          - Bạn có thể nói cho tôi biết từ đây tôi nên đi theo con đường nào không?

          - Điều đó phụ thuộc vào ý cô muốn đi đâu. - Mèo nói.

          - Đi đâu cũng được, tôi không quan tâm đến điều đó. - Alice nói.

          - Thế thì cô đi đường nào cũng vậy thôi, có quan trọng gì đâu. - Mèo nói.

Vào thời điểm kỷ niệm 75 năm Ngày Độc lập, tôi nghĩ rằng chúng ta đã đến từ đâu và đã đến được đâu mới là vấn đề quan trọng.

Tác giả: Bibek Debroy - Chủ tịch Hội đồng kinh tế Thủ tướng Ấn Độ

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.financialexpress.com/opinion/75-years-of-independence-where-we-were-in-1947-and-where-we-are-now/2309106/

Nguồn:

Cùng chuyên mục