Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ cân bằng lợi ích giữa căng thẳng Israel-Iran

Ấn Độ cân bằng lợi ích giữa căng thẳng Israel-Iran

Giữa căng thẳng gia tăng ở Trung Đông, Ấn Độ đã duy trì một mức độ mơ hồ chiến lược trong khi xem xét các lợi ích an ninh của mình trong khu vực

04:00 13-08-2024 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Vụ ám sát Ismail Haniyeh, người đứng đầu nhánh hính trị của Hamas tại Tehran, vài giờ sau khi ông tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống mới đắc cử Masoud Pezeshkian là một sự kiện kịch tính. Haniyeh luôn là người lãnh đạo chính trị ở nhiều cấp độ đàm phán và đối thoại kể từ cuộc tấn công khủng bố ngày 7 tháng 10 chống lại Israel và được định vị ở vị trí cốt lõi của phong trào kháng chiến Palestine. Sau sự kiện ám sát này, Trung Đông đã bị đẩy xa hơn nữa đến bờ vực có thể dẫn đến sự sụp đổ không hồi kết.

Giữa vòng xoáy khu vực này, mà cộng đồng quốc tế đang cố gắng ngăn chặn, Ấn Độ đã duy trì mức độ mơ hồ chiến lược. Không có tuyên bố trực tiếp nào được đưa ra cho đến hiên tại về các sự kiện xung quanh vụ ám sát Haniyeh. Ngay cả người Saudi cũng đã ủng hộ chủ quyền của Iran. Điều này ở một mức độ lớn sẽ là Ấn Độ không đồng tình với việc loại bỏ thủ lĩnh của một nhóm khủng bố. Mặc dù Ấn Độ không đưa Hamas vào danh sách nhóm khủng bố của mình, nhưng việc duy trì sự mơ hồ sẽ thúc đẩy các chính sách cứng rắn của chính phủ hiện tại chống lại nạn khủng bố quốc tế vào thời điểm chống lại chủ nghĩa khủng bố như một mục tiêu toàn cầu đang mất dần động lực. Theo quan điểm của người Palestine, New Delhi đã ủng hộ Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) về mặt chính trị kể từ năm 1974.

Sau ngày 7 tháng 10, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhanh chóng lên án vụ tấn công khủng bố, điều này phù hợp với động thái cứng rắn của Ấn Độ chống lại chủ nghĩa khủng bố trong nhiều năm qua. Thông điệp của Modi trên nền tảng xã hội 'X' (trước đây là Twitter) đã bị nhiều người hiểu nhầm là sự thay đổi trong chính sách của Ấn Độ đối với khu vực. Thực tế là New Delhi vẫn luôn duy trì động thái thúc đẩy giải pháp hai nhà nước, có quan hệ ngoại giao với Palestine, là nơi đặt đại sứ quán của Palestine và chính thức công nhận nhà nước Palestine vào năm 1988.

Tuy nhiên, về mặt địa chính trị, nhiều thứ đã thay đổi kể từ đó và lợi ích của đất nước cũng vậy. Ấn Độ ưu tiên quan hệ với cả các quốc gia Ả Rập và lợi ích của họ cùng với Iran cho đến năm 1992, khi đại sứ quán Ấn Độ đầu tiên mở tại Tel Aviv. Israel đã theo đuổi quan hệ ngoại giao đầy đủ với Ấn Độ trong thời gian dài, bao gồm cả việc xây dựng quan hệ đồng minh chủ chốt chống lại Pakistan. Tuy nhiên, gần đây hơn, với sự gia tăng tính trung tâm của địa kinh tế trong tư duy chính sách đối ngoại của Ấn Độ, các quốc gia Ả Rập, cụ thể là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Ả Rập Xê Út, nắm giữ ảnh hưởng quan trọng như các đối tác thương mại và đầu tư lớn. Chiến lược kinh tế này, bao gồm việc trở thành một phần của các nhóm mới hơn như I2U2 và Hành lang Ấn Độ-Trung Đông-Châu Âu (IMEC) là cốt lõi của cách thức và những gì Ấn Độ muốn làm trong khu vực. Quan điểm này không chỉ của riêng New Delhi. Mức độ mơ hồ tương đối được duy trì ở các thủ đô như Abu Dhabi và Riyadh làm nổi bật hành động cân bằng của riêng họ. Trước hết, điều này nhằm bảo vệ những bước nhảy vọt về kinh tế mà cả hai vẫn tiếp tục thực hiện, bao gồm cả thành công của các trung tâm toàn cầu như Dubai và các trung tâm đầy tham vọng như Abu Dhabi và Riyadh. Thứ hai, và cũng quan trọng không kém, là duy trì hòa bình trong cộng đồng dân cư trong nước, những người có sự đoàn kết mạnh mẽ với người dân Palestine. Trên cả hai mặt trận này, các quốc gia Ả Rập nói trên đã có những thành công tương đối trong những tháng qua.

Iran cũng quan trọng theo quan điểm tư duy an ninh của Ấn Độ. Về mặt lý thuyết, Ấn Đọ tiếp cận mối quan hệ của mình với Iran theo quan điểm của một quốc gia láng giềng, cho đến năm 1947 điều này vẫn không đổi. Trực tiếp hơn, Iran được coi là thành phần quan trọng trong tư duy chiến lược của Ấn Độ trên hai mặt trận chính: Trung Á, một lần nữa đối với địa kinh tế, và Afghanistan, nơi có tác động an ninh trực tiếp trong khu vực khi một lần nữa đứng đầu bảng trong Chỉ số khủng bố toàn cầu năm 2024.

Duy trì sự cân bằng chiến lược trong bộ ba lợi ích này ngày càng trở nên thách thức. Sự không liên kết của Ấn Độ trong các vết nứt chính trị của khu vực thường được nhìn nhận theo hướng tích cực. Duy trì điều này là thông minh, và bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi điều đó dưới bất kỳ lập luận nào, dù là hòa giải hay ảnh hưởng ngày càng tăng của Ấn Độ trong trật tự toàn cầu, đều sẽ là một sai lầm. Tuy nhiên, địa chính trị và chính trị tông phái của Trung Đông không chỉ giới hạn trong các lựa chọn và vấn đề chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Không giống như các khu vực khác, những điều này cũng ảnh hưởng đến diễn ngôn trong nước của đất nước.

Bất kể điều gì xảy ra ở Trung Đông, mối quan tâm cốt lõi về an ninh đối với Ấn Độ là tác động tiềm tàng trong nước. Sự lan tỏa của cuộc chiến Gaza đã sớm được nhìn thấy khi cựu thủ lĩnh Hamas, Khaled Mashal, tổ chức hội nghị truyền hình để nói chuyện với một cuộc biểu tình ủng hộ Palestine của Phong trào Thanh niên Đoàn kết tại Malappuram, Kerala, một tiểu bang có dân số đáng kể làm việc trên khắp thế giới Ả Rập. Trong tháng lễ Muharram của đạo Hồi, nhiều nhóm trên khắp các giáo phái, Shia và Sunni, đã kêu gọi sự đoàn kết với người Palestine và trong một số trường hợp là tình cảm chống Israel trong các cuộc diễu hành.

Cuối cùng, ngoại trừ các động thái địa chính trị ở Trung Đông cùng với các cân nhắc trong nước, ngày nay những thách thức láng giềng của Ấn Độ cũng trở nên trầm trọng hơn đáng kể. Cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Myanmar và Bangladesh cùng với các trải nghiệm ngoại giao ở Sri Lanka và Maldives đã khóa chặt năng lực của New Delhi. Việc áp dụng một lập trường không cần thiết ở Trung Đông là điều hoàn toàn có thể tránh được.

 

Cùng chuyên mục