Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ chuẩn bị điều kiện để bứt phá trong các công nghệ mới quan trọng

Ấn Độ chuẩn bị điều kiện để bứt phá trong các công nghệ mới quan trọng

Ấn Độ có những lợi ích kinh tế và chiến lược rõ ràng khi đầu tư vào phát triển các công nghệ mới quan trọng.

12:00 16-01-2023 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Tình trạng hỗn loạn toàn cầu do đại dịch gây ra và sau đó là cuộc xung đột quân sự ở châu Âu không chỉ có tác động trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô, mà còn ảnh hưởng lớn tới địa kinh tế và an ninh chuỗi cung ứng. Đạt được sự tự chủ và bền vững về công nghiệp và công nghệ, đặc biệt là đối với các công nghệ mới nổi quan trọng, hiện là ưu tiên hàng đầu của cả các cường quốc đã thành danh và mới nổi. Những thách thức về an ninh trong khu vực láng giềng của Ấn Độ, cùng với tính chất sử dụng kép của công nghệ mới quan trọng, khiến cho việc tự chủ trong lĩnh vực công nghệ mới quan trọng trở thành ưu tiên đặc biệt của Ấn Độ.

Mối đe dọa từ Trung Quốc làm tình hình phức tạp thêm. Trung Quốc là trung tâm sản xuất của thế giới, đóng góp 28,7% sản lượng sản xuất toàn cầu vào năm 2019. Ngoài ra, như Đặng Tiểu Bình đã nhận định sáng suốt vào năm 1992, Ả Rập Xê Út có dầu mỏ, thì Trung Quốc có đất chứa kim loại hiếm, đây đều là những nguyên tố quan trọng không thể thiếu đối với thế giới điện tử và truyền thông hiện đại mà các nền kinh tế đều phụ thuộc. Khi nói đến công nghệ mới quan trọng trong tương lai, chẳng hạn như máy tự hành, máy bay không người lái, phương tiện năng lượng mới và vật liệu tiên tiến, việc kiểm soát vật liệu đất hiếm và ưu thế trong sản xuất của Trung Quốc là thách thức đáng kể.

Làm thế nào các nền dân chủ có thể cạnh tranh với Trung Quốc?

Cách tiếp cận tham vấn, dựa trên luật lệ và quy trình của các nước cộng hòa, dân chủ, tự do, mang lại khả năng phục hồi lâu dài. Đối với các lĩnh vực công nghệ mới quan trọng không định hướng phần cứng, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo và công nghệ sinh học, lĩnh vực công nghệ sinh học nhiều khả năng phạm sai lầm, thử và sai hơn so với lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, cách tiếp cận với nguyên tắc an toàn trên hết có thể là xu hướng cản trở các nhà hoạch định chính sách.

Do đó, cạnh tranh hiệu quả đòi hỏi một cách tiếp cận hai hướng, cả cải cách nội bộ và hợp tác bên ngoài. Nỗ lực này trên hai mặt trận sẽ phải có tác động xuyên suốt chuỗi giá trị – từ tìm nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào, sản xuất sản phẩm trung gian và linh kiện, và cuối cùng là sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Để thành công đòi hỏi phải loại bỏ nhiều tư duy lỗi thời, để các công nghệ mới quan trọng – về cơ bản là các lĩnh vực tiên phong, mới nổi trong sản xuất và dịch vụ – có thể vừa được phát triển trong nước vừa được điều tiết phù hợp.

Con đường phía trước cho Ấn Độ

Phần lớn nỗ lực cải cách nội bộ nói chung là cần thiết cho quá trình chuyển đổi kinh tế của Ấn Độ để trở thành nền kinh tế có GDP trị giá 10 nghìn tỷ đô la Mỹ, điều kiện này đặc biệt quan trọng để Ấn Độ đạt được vị trí dẫn đầu toàn cầu trong công nghệ mới quan trọng. Ấn Độ luôn có nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú để tạo ra tác động lớn trên toàn cầu, nhưng các nhà đổi mới trong nước đã bị cản trở bởi tình trạng khan hiếm vốn và một loạt các thủ tục hành chính quan liêu. Trong khi thị trường vốn cổ phần đã được cải thiện, các nhà hoạch định chính sách cần phải làm nhiều hơn nữa để làm sâu sắc thêm thị trường vốn cổ phần ở cả khu vực công và tư nhân. Chính phủ đã làm tốt việc tài trợ cho các khoản tiết kiệm bán lẻ và khuyến khích đầu tư vào các công cụ tài chính hiện đại thông qua một loạt các biện pháp trong 8 năm qua, nhưng cần phải có sự thay đổi về cơ cấu để vốn dài hạn của các tổ chức trong nước, bao gồm cả bảo hiểm và lương hưu, đóng góp vào chia sẻ với nhóm vốn rủi ro. Xét cho cùng, Ấn Độ không nên dựa vào vốn nước ngoài để đẩy mạnh nâng cao năng lực của Ấn Độ trong công nghệ mới quan trọng, đặc biệt là đối với những nước có mục đích kép, cả thương mại và quân sự, trong sử dụng công nghệ mới quan trọng. Bên cạnh những cải cách thị trường vốn cổ phần như vậy, cải cách thuế trực tiếp và cải cách hành chính trong nước là nhu cầu cấp bách. Cuối cùng, khai thác chuyên môn có sẵn bên ngoài khu vực nhà nước, thông qua tham gia hoặc các cơ chế khác, có thể đặc biệt có tác động khi thiết kế chính sách cho công nghệ mới quan trọng.

Ngoài ra, cơ sở nghiên cứu khoa học của đất nước cần phải được định hướng lại và trẻ hóa. Quỹ Nghiên cứu Quốc gia của Ấn Độ, được công bố vào năm 2021 để giám sát và điều phối các hoạt động nghiên cứu giữa các ngành, vẫn chưa được thành lập. Trong bối cảnh cải cách khu vực công nghiệp, kinh tế và quốc phòng đã được thực hiện, việc để nền giáo dục đại học và cơ sở khoa học của đất nước tương đối hoang sơ không phải là một lựa chọn. Kết hợp giảng dạy và nghiên cứu với nhau thay vì tách ra thành các tổ chức riêng biệt, tạo ra nhiều cạnh tranh hơn trong các ngành bằng cách thực hiện một loạt các cải cách có thể áp dụng rộng rãi nói trên để các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào R&D và định vị Ấn Độ như một điểm đến cho tài năng khoa học toàn cầu sẽ là một số các biện pháp giải phóng tiềm năng.

Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Ấn Độ cần hợp tác với các đối tác đáng tin cậy có thể giúp thu hẹp khoảng cách trong chuỗi giá trị. Ví dụ, điều này sẽ đòi hỏi mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với Úc giàu tài nguyên, quốc gia này cũng đang tìm kiếm những con đường xuất khẩu mới cho các ngành khai thác mỏ khi quan hệ với Trung Quốc đang căng thẳng. Mặc dù Ấn Độ có tiềm năng to lớn trong lĩnh vực khai thác mỏ và khoáng sản, nhưng Ấn Độ đã không phát huy hết tiềm năng của mình do một số yếu tố hạn chế, trong đó rõ ràng nhất là sự gián đoạn hoạt động kinh doanh khai thác mỏ của các nhà hoạt động môi trường. Thông qua sự kết hợp giữa cải cách nội bộ và quan hệ đối tác quốc tế, cho dù thông qua các sáng kiến song phương hay diễn đàn đa phương như QUAD, thâm hụt nguyên vật liệu phải được khắc phục.

Khía cạnh thứ hai của hợp tác quốc tế là trong chính sách thương mại. Ấn Độ áp dụng chế độ bảo hộ thuế quan, vốn không được ủng hộ bởi những người có tư tưởng thương mại tự do, và thúc đẩy sản xuất trong nước thông qua các chương trình khuyến khích liên kết sản xuất có mục tiêu. Một số kết quả đầy hứa hẹn đã đạt được, như việc lắp ráp thiết bị điện tử đạt được sức hút đáng kể và các công ty hiện đang tích hợp lại trong chuỗi giá trị cũng như sản xuất các sản phẩm trung gian và linh kiện. Cách làm này có khả năng mang lại kết quả tương tự trong các lĩnh vực như dược phẩm, hóa chất đặc biệt và vật liệu tiên tiến. Nhưng trong khi các công cụ phòng vệ thương mại, như một số nhà tư vấn châu Âu thích gọi là thuế quan, đang được chấp nhận với nhiều quốc gia nhận thức được mô hình trọng thương của Trung Quốc, Ấn Độ vẫn cần phải ký kết các hiệp định thương mại song phương với các nước thân thiện với Ấn Độ, từ đó liên kết chính sách thương mại với chính sách của nước ngoài.

Thông qua sự kết hợp của các can thiệp chính sách tập trung vào đối nội và đối ngoại, nhắm vào các yếu tố phân khúc nguyên liệu, sản phẩm trung gian và sản phẩm của chuỗi giá trị, Ấn Độ sẽ tạo ra không gian phát triển cho các tài năng kỹ thuật được săn đón trên toàn cầu để lớn mạnh vượt trội trong nước và xây dựng năng lực xuất khẩu giá trị cao trong các ngành công nghiệp và năng lực quốc gia trong công nghệ mới quan trọng. Cần có những lợi ích kinh tế và chiến lược rõ ràng khi đầu tư vào phát triển công nghệ mới quan trọng, và nếu không có các biện pháp hỗ trợ phù hợp, cả tăng trưởng kinh tế bền vững và an ninh quốc gia sẽ chìm trong mây mù.

Tác giả: Rajeev Mantri, Giám đốc điều hành của công ty đầu tư mạo hiểm Navam Capital.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ẤN ĐỘ

 

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục