Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ có thể trở nên quan trọng đối với các kế hoạch của Trung Quốc nhằm phá bỏ trật tự thế giới với Mỹ là trung tâm hay không?

Ấn Độ có thể trở nên quan trọng đối với các kế hoạch của Trung Quốc nhằm phá bỏ trật tự thế giới với Mỹ là trung tâm hay không?

Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng của chính mình về mặt chiến thuật với cái giá phải trả là Nga, 'đồng minh thân cận nhất' của họ.

10:00 03-04-2023 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Một trong những kết quả rõ ràng nổi bật của chiến dịch quân sự ở Ukraine của Vladimir Putin là Nga giờ đây đã trở nên phụ thuộc sâu sắc vào Trung Quốc. Là đối tác thương mại quan trọng nhất của Nga và là đồng minh mạnh nhất trong hệ thống thế giới, Trung Quốc đã trở thành một phần không thể thiếu đối với Nga. Mặc dù điều này thường được mô tả là một “trục chống lại Mỹ và các đồng minh của Mỹ”, nhưng điều quan trọng là phải xem Trung Quốc đang hành động như thế nào đối với “đồng minh thân cận nhất” của mình.
Một chuyển gia về Trung Quốc đã cho tôi thấy những nơi mà Trung Quốc bố trí các nhà ngoại giao hàng đầu của họ, đặc biệt là ở các nước châu Phi như CHDC Congo. Đây không phải là những nơi mà Mỹ hay các đồng minh có ảnh hưởng mạnh, nhưng Nga thì có.
Nhưng bề ngoài, Trung Quốc không cạnh tranh với Nga mà là cạnh tranh với liên minh do Mỹ dẫn đầu, vậy điều gì giải thích điều này?
Một cách để hiểu những động thái như vậy là hiểu rằng ngay cả khi một cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn ra, Trung Quốc muốn trì hoãn nó càng lâu càng tốt, để có thể có môi trường chiến lược và trong nước ở trạng thái tốt hơn. Và trong thời gian dài xen kẽ, Trung Quốc muốn tận dụng tình hình mới nổi có thể chứng kiến sự suy yếu của bất kỳ bên tham gia nào, để giúp mở rộng sức mạnh của chính mình.
Chiến dịch của Nga ở Ukraine không chỉ gây căng thẳng cho Mỹ - với việc đảng Cộng hòa ngày càng đặt câu hỏi về sự ủng hộ dành cho Ukraine - và các đồng minh của họ, mà còn làm suy yếu Nga về kinh tế và ngoại giao. Và Trung Quốc ở đó để thu dọn tàn cục.
Nói cách khác, nếu thế giới bị chia cắt – về lâu dài – thành các phe đối lập, Trung Quốc sẽ muốn ăn tươi nuốt sống các cường quốc yếu hơn để có quyền bá chủ đối với phe “chống phương Tây”. Đây là thường thức chiến lược bắt nguồn từ Binh pháp Tôn Tử được viết cách đây 2.500 năm, trong đó Tử nhấn mạnh nhiều lần là không bao giờ tấn công một kẻ thù mạnh, nhưng kiến nghị sử dụng thời gian giữa các cuộc xung đột mở để củng cố vị trí của mình.
Ấn Độ trong kế hoạch của Trung Quốc
Ấn Độ ở đâu trong tất cả điều này?
Nếu Nga là chiếc búa phá thành, thì Ấn Độ làm việc xuất sắc cho Trung Quốc với tư cách là Con ngựa thành Troy. Mỹ gần đây đã bác bỏ kế hoạch hòa bình của Trung Quốc đối với Ukraine, cho rằng nước này hợp pháp hóa việc Nga xâm chiếm lãnh thổ Ukraine. Nhưng hãy nhìn kỹ vào kế hoạch. Người ta sẽ thấy rằng nó gần giống với lập trường của Ấn Độ tại Liên hợp quốc khi không lên án cuộc xâm lược của Nga và bằng cách tư vấn cho việc “chấm dứt chiến tranh” mà không bao giờ đưa ra ý tưởng về công lý.
Không có gì ngạc nhiên là, bất chấp sự bác bỏ của Mỹ, các quốc gia chủ chốt của Châu Âu như Áo và Tây Ban Nha đang thúc giục Trung Quốc thảo luận về kế hoạch hòa bình với Ukraine – xét cho cùng, đây là kế hoạch hòa bình mà “phần còn lại của thế giới” ngoàiMỹ, Châu Âu hoặc Nga đã trình bày. Nó có sự hậu thuẫn ngầm của Ấn Độ. Bất chấp sự thúc đẩy ngoại giao của Mỹ để Ấn Độ có kế hoạch hòa bình của riêng mình, họ đã đề nghị một cách nhẹ nhàng rằng họ sẽ tham gia bất kỳ tiến trình hòa bình nào (nhưng rõ ràng là không dẫn đầu) về cuộc chiến này.
Đối với sự thu hẹp không gian của Nga trên toàn cầu, quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ kết quả này là Trung Quốc, quốc gia có thể thể hiện thành công mình là “nhà lãnh đạo phát biểu thay mặt cho Nam bán cầu”.
Nếu đó là vị trí của chính Ấn Độ, thì điều này có thể không quan trọng lắm, nhưng dưới thời Modi, Ấn Độ đã cẩn thận đi theo đường lối, do sự ép buộc của chính mình, điều này đã khiến nước này ủng hộ các quan điểm của Trung Quốc trên toàn cầu, đối lập với những lập trường của Mỹ và các đồng minh. Ấn Độ đã không nói gì về các hành động của Trung Quốc ở Hồng Kông hay Tân Cương, nhưng sau đó làm sao có thể, vì hồ sơ theo dõi của họ ở Kashmir có thể so sánh được về tính chất phản dân chủ và sự tàn bạo của nó? Tương tự như vậy, sự im lặng của Ấn Độ đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan phản ánh sự khoa trương của chính họ trong việc chiếm, bằng vũ lực, các phần do Pakistan quản lý của bang Jammu & Kashmir trước đây. Và sau đó là sự tranh cãi nực cười về việc Ấn Độ là “mẹ đẻ của nền dân chủ” dựa trên lịch sử WhatsApp và cơn thịnh nộ của Jaishanker mỗi khi Ấn Độ trượt dốc trên nấc thang dân chủ.
Những điều này chẳng qua là sự phản ánh những khẳng định ôn hòa hơn của Trung Quốc (mặc dù hầu như không có những hành động ôn hòa) đối với mọi quốc gia có hình thức đại diện riêng, và chống lại việc “xuất khẩu dân chủ” của Mỹ và các đồng minh.
Ấn Độ có thể đối mặt với Trung Quốc về biên giới trên dãy Himalaya, và thậm chí có thể là một phần của Quad, một liên minh rõ ràng là chống Trung Quốc, nhưng những điều này chỉ quan trọng nếu xung đột trở nên nghiêm trọng.
Thay vào đó, nếu những gì chúng ta đang chứng kiến là một cuộc đối đầu kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc, một cuộc đối đầu chắc chắn xoay quanh nền dân chủ và luật pháp quốc tế, thì Ấn Độ bắt đầu có vẻ khác, và giống như một phần trong bộ công cụ của Trung Quốc để phá bỏ một Trật tự quốc tế lấy Mỹ làm trung tâm.

 

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục