Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ công bố khoản đầu tư 4,3 tỷ USD vào năng lượng sạch

Ấn Độ công bố khoản đầu tư 4,3 tỷ USD vào năng lượng sạch

Ấn Độ muốn trở thành quốc gia đi đầu trong sản xuất hydro xanh và phát triển các dự án năng lượng mặt trời khổng lồ ở vùng Ladakh thuộc dãy Himalaya

02:00 16-03-2023 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Chính phủ Ấn Độ đã cam kết đầu tư 4,3 tỷ USD vào công nghệ xanh để làm sạch nền kinh tế của đất nước và tạo việc làm.
Chính quyền Ấn Độ tập trung vào năng lượng mặt trời từ vùng Ladakh thuộc dãy Himalaya và sản xuất hydro xanh.
Trong công bố ngân sách hàng năm của Ấn Độ năm nay, Bộ trưởng Tài chính Nirmala Sitharaman cho biết: “Chúng tôi đang thực hiện nhiều chương trình về nhiên liệu xanh, năng lượng xanh, nông nghiệp xanh, di chuyển xanh, công trình xanh, thiết bị xanh và các chính sách sử dụng năng lượng hiệu quả”.
Bà Sitharaman nói thêm: “Những nỗ lực tăng trưởng xanh này giúp giảm cường độ carbon của nền kinh tế và tạo ra các cơ hội việc làm xanh trên quy mô lớn".
Thông báo này được đưa ra sau khi Mỹ phê duyệt gói chi tiêu xanh trị giá 500 tỷ USD để hạn chế khí thải khí hậu và Nhật Bản đưa ra kế hoạch phát hành 150 tỷ USD trái phiếu “chuyển đổi xanh”. EU đã công bố trong tháng này kế hoạch trị giá 270 tỷ USD để trợ cấp cho ngành công nghiệp xanh của Châu Âu.
Mặc dù lượng khí thải trên đầu người thấp, nhưng dân số khổng lồ của Ấn Độ khiến nước này trở thành nước phát thải lớn thứ ba trên thế giới. Nước này đã cam kết đạt mức 0 ròng vào năm 2070.

Điện xanh
Chính phủ Ấn Độ cam kết đầu tư 350 tỷ rupee (4,3 tỷ USD) vào các khoản đầu tư vào quá trình chuyển đổi năng lượng và mục tiêu Zero Carbon.
Bộ Dầu mỏ và khí đốt tự nhiên sẽ giám sát các khoản đầu tư, đồng thời cho biết sẽ bao gồm các khoản đầu tư vào khí đốt.
Chính phủ sẽ trợ cấp cho các dự án của khu vực tư nhân để lưu trữ năng lượng pin. Công nghệ này có thể lưu trữ điện từ các nguồn năng lượng không liên tục như năng lượng tái tạo để có thể sử dụng khi mặt trời không chiếu sáng hoặc gió không thổi.
Chính phủ Ấn Độ cũng sẽ xem xét Hồ thủy điện tích năng , một cách để lưu trữ năng lượng bằng thủy điện. Khi điện dồi dào, nó được sử dụng để bơm nước lên đập. Khi nhu cầu tăng cao, nước có thể được giải phóng để sản xuất thủy điện.
Bà Sitharaman cam kết đầu tư 83 tỷ rupee (1 tỷ USD) tiền của chính phủ trung ương vào các đường dây truyền tải điện có thể cung cấp 13 gigawatt (GW) điện tái tạo từ bang Ladakh vùng núi Himalaya đầy nắng, dân cư thưa thớt đến các trung tâm dân cư ở phần còn lại của quốc gia. Ấn Độ đặt mục tiêu phát triển 500 GW công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030.
Điều này giống các dự án tương tự ở nước láng giềng Trung Quốc, nơi điện tái tạo được sản xuất ở sa mạc Gobi và được vận chuyển đến các thành phố lớn ở phía đông. Tại Mỹ, việc xây dựng mới bắt đầu trên một đường dây truyền tải nối sa mạc Arizona với các đô thị của California.
Hydro xanh
Ngân sách đã giới thiệu sứ mệnh hydro xanh quốc gia mới được triển khai gần đây. Chính phủ sẽ chi 197 tỷ rupee (2,4 tỷ USD) để phát triển nhiên liệu không có carbon, có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất thép, trong vận chuyển và hàng không.
Hầu hết số tiền này sẽ được dùng để khuyến khích sản xuất hydro bằng điện tái tạo và xây dựng các máy điện phân ở Ấn Độ, máy biến nước thành hydro.
Bà Sitharaman gọi hydro xanh là “lĩnh vực mặt trời mọc”, và cho biết bà muốn Ấn Độ “đảm nhận công nghệ và dẫn đầu thị trường” và giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch.
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 5 triệu tấn vào năm 2030. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, để thế giới hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5C, nước này sẽ sản xuất khoảng 100 triệu tấn hydro xanh vào năm 2030.
Chuyên gia IEA về Ấn Độ, Swati D’Souza nói với Climate Home rằng: “Mục tiêu hydro xanh rất đáng khích lệ vì nó gửi tín hiệu đúng đến ngành. Chúng ta cần xây dựng năng lực trong nước và chuỗi cung ứng trên năng lượng tái tạo”.
Thích ứng với biến đổi khí hậu
Bà Sitharaman cũng công bố tiền để thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Bà cam kết tài trợ 53 tỷ rupee (646 triệu USD) để xây dựng hệ thống tưới tiêu cho nông nghiệp và nước uống ở vùng Karnataka hay bị hạn hán.
Bà hứa sẽ trồng cây ngập mặn dọc theo bờ biển của Ấn Độ và khôi phục vùng đất ngập nước. Những thứ này có thể hút và khóa khí nhà kính và giúp giảm lũ lụt.
Nhưng Harjeet Singh, nhà vận động của Mạng lưới Hành động Khí hậu, nói rằng, mặc dù có những dự án cắt giảm khí thải tốt, nhưng việc thích ứng với biến đổi khí hậu hầu như đã bị bỏ qua.
Cụ thể, ông chỉ trích việc thiếu phân bổ mới cho Quỹ Thích ứng Quốc gia. Ông nói rằng điều này đã được thành lập vào năm 2015 và “đã bị thiếu tiền”.
Thông điệp về phương tiện giao thông
Chính phủ hứa cấp tiền cho cả các hình thức giao thông sạch và gây ô nhiễm. Ngân sách dành cho đường sắt cao nhất từ trước đến nay và bà Sitharaman cho biết sẽ thúc đẩy vận chuyển ven biển như một cách “tiết kiệm năng lượng” để vận chuyển người và hàng hóa.
Nhưng bà cũng hứa sẽ hồi sinh 50 sân bay, sân bay trực thăng hoặc các loại bãi đáp khác “để cải thiện kết nối hàng không trong khu vực”.
Chính phủ Ấn Độ đang nỗ lực xây dựng ngành công nghiệp xe điện (EVs) nội địa. Bà Sitharaman đã tăng thuế hải quan đối với xe điện nhập khẩu nguyên chiếc từ 60% lên 70%.
Đồng thời, bà cũng đã tăng chi tiêu cho việc khuyến khích sản xuất xe điện ở Ấn Độ và hứa sẽ có “đủ tiền” để loại bỏ các phương tiện cũ gây ô nhiễm của chính phủ như xe cứu thương.

 

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục