Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ đã sẵn sàng để trở thành một cường quốc khu vực Thái Bình Dương?

Ấn Độ đã sẵn sàng để trở thành một cường quốc khu vực Thái Bình Dương?

Mặc dù Delhi đã bảo đảm thêm một lần nữa việc xây dựng lực lượng “Hải quân xanh”, một lực lượng có khả năng hoạt động trong vùng biển mở và tham chiếu ra các vùng lợi ích chiến lược, nhưng cho đến nay Ấn Độ vẫn chưa thực hiện được

05:06 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ đã sẵn sàng để trở thành một cường quốc khu vực Thái Bình Dương? 

Darshana M. Baruah

Ngày nay, đôi khi người ta có đề cập đến việc Ấn Độ nên đảm nhận vai trò “nhà cung cấp an ninh mạng” ở khu vực Ấn Độ Dương và trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Một khi gánh trên vai trách nhiệm này, Ấn Độ sẽ phải khẳng định mục tiêu chiến lược của mình trên khắp khu vực. Mặt khác, trong môi trường an ninh đang phát triển ở khu vực này, nhiều quốc gia, kể cả Hoa Kỳ, đều muốn Ấn Độ đứng ra gánh trách nhiệm này, có lẽ họ còn mong điều này hơn cả New Delhi. Hơn nữa, có vẻ như quan điểm của Ấn Độ về vai trò này có sự khác biệt đáng kể so với những quốc gia có mong muốn kia.

Mặc dù đã đưa ra bảo đảm một lần nữa nhưng New Delhi vẫn chưa xây dựng được lực lượng “Hải quân xanh”, một lực lượng có khả năng hoạt động trong vùng biển mở và tham chiếu đến các vùng lợi ích chiến lược. Quân đội Ấn Độ vẫn tiếp tục là đứa con cưng của Ấn Độ với gần một nửa ngân sách quốc phòng dành cho các lực lượng trên bộ. Nhưng mặt khác, ngân sách phân bổ cho lực lượng hải quân Ấn Độ lại có sự giảm sút từ 19% trong 2012 - 2013 xuống 16% trong năm 2015-2016. Tính đến tháng 01 năm 2015, hải quân Ấn Độ đã rút đi 1.322 sĩ quan và 11.257 lính thủy. Trong quá khứ, đã có những báo cáo về sự thiếu hụt tàu và máy bay trực thăng. Ngoài ra, một loạt những tai nạn trên tàu hải quân và tàu ngầm Ấn Độ đã dẫn đến sự từ chức của cựu Giám đốc Hải quân DK Joshi vào tháng 02 năm 2014 – sự từ chức đầu tiên của một nhà lãnh đạo các lực lượng vũ trang từ khi Ấn Độ độc lập năm 1947.

Hải quân Ấn Độ rõ ràng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức mang tính tổ chức, vậy tại sao Washington lại khuyến khích New Delhi đảm nhận vai trò của nhà cung cấp an ninh mạng trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương?

Năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates đã cho rằng: Ấn Độ cần phải trở thành một nhà cung cấp an ninh mạng; Leon Panetta cũng đã ám chỉ điều này trong năm 2012. Sự thừa nhận gần đây nhất và quan trọng của Lầu Năm Góc đối với vai trò nhà cung cấp an ninh mạng của Ấn Độ đã được Bộ Quốc phòng Mỹ đề cập đến trong “Chiến lược an ninh hàng hải của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”, trong đó lưu ý rằng, Hoa Kỳ đang “tìm cách củng cố khả năng hàng hải của Ấn Độ như là một nhà cung cấp an ninh mạng trong và ngoài khu vực Ấn Độ Dương”.

Điểm then chốt của tất cả những điều này là ở vị trí địa lý của Ấn Độ. Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Kevin Andrews, tới Ấn Độ vào tháng 9 năm 2015, ông đã nói rằng: “Australia thừa nhận vai trò quan trọng của Ấn Độ trong việc hỗ trợ an ninh, ổn định và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương và sự ổn định của một trật tự toàn cầu rộng lớn hơn trên cơ sở các quy tắc”. Mặc dù những thách thức hải quân Ấn Độ đang phải đối mặt, thì vị trí địa lý của đất nước cho phép nó có thể tự khẳng định trong khu vực Ấn Độ Dương, vượt trên cả khả năng thực của mình. Đường bờ biển dài phía Đông của Ấn Độ tạo đường tiếp cận và kiểm soát trên vịnh Bengal, trong khi bờ biển phía Tây của nó tạo đường tiếp cận biển Ả Rập. Đảo Andaman và Nicobar, nằm gần tuyến đường biển quan trọng, cung cấp đường tiếp cận đến eo biển Malacca và các nhánh phía Nam của Ấn Độ Dương.

 Bên cạnh những hạn chế của lực lượng hải quân, những đóng góp của New Delhi trong cuộc chiến chống cướp biển vùng Sừng châu Phi và Đông Nam Á là rất đáng chú ý. Hiệu năng của hải quân Ấn Độ trong các hoạt động chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (SAR) sau sự kiện sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, cơn bão Nargis năm 2008, khủng hoảng nước sạch ở Maldives năm 2014, và trong các hoạt động SAR của tàu MH370, đã chứng tỏ sức mạnh của nó. Nhưng điều này vẫn chưa đủ để Ấn Độ có thể trở thành nhà cung cấp an ninh mạng cho khu vực.

Ấn Độ phải đưa ra một chính sách rõ ràng cùng với nguyện vọng chính trị nhằm vào đó. Ấn Độ sẽ phải tham gia vào sự phát triển của khu vực và có thể dẫn đầu trong việc tạo ra các cơ chế, khuôn khổ như: Hội thảo Hải quân Ấn Độ Dương và Đối thoại Ấn Độ Dương, đồng thời, Ấn Độ cũng phải tham gia vào các cơ chế hiện có (như Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương và Con đường tơ lụa trên biển) để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. Tháng 07 năm 2014, ngoại trưởng Philippines, Evan Garcia, đã khuyến khích Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn ở Biển Đông khi ông nói rằng: khi đề cập đến vấn đề Biển Đông, Ấn Độ “không phải là một vị khách mời, Ấn Độ nên được đặt ở vị trí hàng đầu”. Các quốc gia như Singapore và Việt Nam cũng chia sẻ quan điểm này. Hơn nữa, các lực lượng hải quân như hải quân Hoa Kỳ, Australia, Indonesia, Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, hay Singapore đều sẵn sàng hợp tác với hải quân Ấn Độ. Nhưng Ấn Độ chỉ có thể cung cấp những bảo đảm mà nó hướng tới thông qua việc tăng cường tham gia các diễn đàn an ninh khu vực, nơi nó có thể định hình diễn ngôn, và khi làm như vậy, có thể xác định vai trò mà nó sẵn sàng đảm nhận.

Định nghĩa riêng của Ấn Độ về cái gì làm nên một nhà cung cấp an ninh mạng và lực lượng hải quân xanh là gì, cũng có sự khác biệt so với các quốc gia liên quan trong khu vực. Định nghĩa của Ấn Độ về sự tham chiếu quyền lực trong khu vực lợi ích của nó không cần thiết phải phù hợp với định nghĩa của quốc gia châu Á - Thái Bình Dương khác đưa ra. Lợi ích của Ấn Độ trong việc đảm bảo an ninh khu vực Ấn Độ Dương có vẻ như có sự đồng thuận đáng kể với các cường quốc khác ở khu vực Thái Bình Dương như Hoa Kỳ. Nhưng ở các khu vực như Biển Đông, nơi tạo thành một “khu vực lợi ích thứ cấp” đối với Hải quân Ấn Độ, thì sự đồng thuận có thể sẽ ít hơn đáng kể.

Tháng 10 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, Shri Manohar Parrikar đã phát hành Tài liệu Chiến lược hải quân sửa đổi năm 2015 của Ấn Độ (IMSS-2015), trong đó đưa ra một định nghĩa về nhà cung cấp an ninh mạng theo góc nhìn của Ấn Độ. Hải quân Ấn Độ, lần đầu tiên đã định nghĩa cụm từ “nhà cung cấp an ninh mạng” như là để duy trì “tình trạng an ninh hiện có sẵn trong một khu vực, trên cơ sở cân bằng các mối đe dọa hiện tại, những rủi ro vốn có và những thách thức đang nổi lên trong môi trường hàng hải, chống lại khả năng giám sát, ngăn chặn và đi ngược lại tất cả những điều này”. Tuy nhiên, định nghĩa này không đưa ra phạm vi địa lý của khu vực nơi Ấn Độ sẽ theo đuổi vai trò đã được định nghĩa ở trên, điều này phản ánh do dự của Ấn Độ trong việc khẳng định những cân nhắc chiến lược trước mắt của mình.

Áp lực đối với Ấn Độ khi nổi lên như một quốc gia dẫn dắt trong khu vực và như một nhà cung cấp an ninh mạng là rất cao, và sẽ còn tăng lên. Sự hỗ trợ từ các quốc gia trong khu vực hàng hải Trung Quốc (Việt Nam, Philippines, và Singapore) là đáng khích lệ, nhưng có lẽ mong đợi của họ vượt quá tầm nhìn riêng của Ấn Độ.

Các nhà lãnh đạo hiện tại của Ấn Độ đã gợi ý rằng, Ấn Độ sẵn sàng đóng vai trò của một nhà cung cấp an ninh tích cực. Sau khi cựu Thủ tướng Manmohan Singh tuyên bố rằng, Ấn Độ đang ở vị thế tốt để trở thành một nhà cung cấp an ninh mạng, Chính phủ Modi đã đưa ra một lập trường vững chắc hơn thông qua cam kết của mình với các nước láng giềng trên biển, tầm nhìn chiến lược chung và hợp tác với các lực lượng hải quân trong khu vực. Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã sẵn sàng cho một luận đàm mới về an ninh hàng hải. Ấn Độ là một phần trung tâm của các cuộc thảo luận về hợp tác hàng hải và an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương, cùng với Australia, Hoa Kỳ, Châu Âu, và các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, những gì khu vực này đòi hỏi hiện nay là một chút kiên nhẫn trong khi Ấn Độ lập ra chính sách riêng của mình và bổ sung thêm nội dung riêng của mình vào câu chuyện này, trước khi nó có thể nổi lên như là một nhà cung cấp an ninh mạng thực sự. (foreignpolicy.com)

ThS Phùng Thị Thanh Hà dịch
TS Nguyễn Thị Phương Thảo hiệu đính

Nguồn:

Cùng chuyên mục