Ấn Độ đẩy mạnh "Chính sách kết nối Trung Á"
Tạp chí“Chính sách Đối ngoại” (Mỹ) cho biết Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề đối ngoại E. Ahmed đã công bố chính sách “Kết nối Trung Á” (CCAP) của Ấn Độ lần đầu tiên trong bài diễn văn quan trọng tại cuộc họp đầu tiên Đối thoại Ấn Độ-Trung Á lần thứ nhất ngày 12-13/6 ở thủ đô Biskếch của Cưrơgưxtan nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Ấn Độ với Các nước Cộng hòa Trung Á (CAR) gồm: Cưrơgưxtan, Tátgikixtan, Tuốcmênixtan, Udơbêkixtan và Cadắcxtan.
Chính sách mới của Ấn Độ đề nghị thành lập các trường đại học, bệnh viện, các trung tâm công nghệ thông tin (IT), một hệ thống điện tử về y học từ xa kết nối Ấn Độ với CAR, các dự án thương mại chung, cải thiện hoạt động kết nối trên không để thúc đẩy thương mại và du lịch, nghiên cứu khoa học chung và các mối quan hệ đối tác chiến lược về vấn đề an ninh và quốc phòng. Tiếp đó, trong chuyến thăm Tátgikixtan từ ngày 2-3/7, cựu Bộ trưởng Ngoại giao SM. Krishna đã giải trình chính sách thương mại, liên kết hoạt động, lãnh sự và cộng đồng của Ấn Độ.
Để thúc đẩy tăng trưởng và phục vụ nhu cầu trong nước, Ấn Độ chủ trương đấy mạnh các cơ hội kinh tế ở nước ngoài. Thương mại song phương Ấn Độ-CAR mới chỉ đạt mức 500 triệu USD năm 2011, thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng. Thương mại sẽ chỉ tăng mạnh nếu các điểm nút giao thông vận tải có thể được khắc phục một cách an toàn, nghĩa là giải quyết các mối đe dọa an ninh để bảo vệ các lợi ích của Ấn Độ. Các chuyên gia chiến lược của Ấn Độ cho rằng “vòng cung bất ổn” của Ấn Độ bắt đầu từ thung lũng Ferghana – nơi rất đông dân số Udơbêkixtan, Tátgikixtan và Cưrơgưxtan sinh sống. Việc đồng minh rút quân khỏi Ápganixtan năm 2014 có thể tạo ra mối đe dọa an ninh nghiêm trọng cho Ấn Độ không chỉ ở các nước láng giềng mà ngay trước cửa ngõ của nước này nếu các tay súng nước ngoài tập trung ở Casơmia. Lúc đó Trung Quốc sẽ tăng cường thâm nhập CAR. Theo ông Parag Khanna, chuyên gia quan hệ quốc tế của Ấn Độ: “Trung Quốc đã xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt và đường ống dẫn khí đốt đi qua CAR. Gỗ của Xibêri, quặng sắt của Mông cổ, dầu lửa của Cadắcxtan, khí đốt của Tuốcmênixtan và đồng của Ápganixtan đang được chuyển đến Trung Quốc qua một mạng lưới phía Đông. Các đường ống dẫn dầu từ biển Caxpi chạy qua Cadắcxtan, các đường ống dẫn khí đốt từ Tuốcmênixtan và các tuyến quốc lộ và đường sắt khác chạy qua Nga xuống bến cảng Gwadar của Pakixtan là một phần trong các nỗ lực của Trung Quốc để biến khu vực này thành một trung tâm trung chuyển giữa Đông và Tây. Tại Trung Quốc, CAR có một nhà đầu tư sẵn sàng cung cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn và triển khai thực hiện trong thời gian nhanh kỷ lục.
Khu vực CAR giàu tài nguyên, được coi là khu vực trọng yếu của lục địa Á-Âu, nằm trên Con đường Tơ lụa cổ kết nối Trung Quốc và Nam Á với Tây Á và châu Âu. Do đó, thúc đẩy ngoại giao nhằm thực hiện chiến lược Trung Á của Ấn Độ đang trở thành động lực mạnh mẽ hơn trong bối cảnh Trung Quốc can dự sâu vào Ápganixtan, sự tan băng, trong quan hệ Nga- Pakixtan, Nga thúc đẩy Dự án Âu-Á và các mối quan hệ thất thường Mỹ- Pakixtan cũna như Pakixtan không muốn mở cửa đường bộ quá cảnh cho hàng hóa Ấn Độ. Hành lang Giao thông Bắc-Nam (NSTC) mà Ấn Độ tích cực ủng hộ sẽ giúp khắc phục sự phụ thuộc vào Pakixtan để liên kết với Trung Á. Bến cảng Chahbahar của Iran sẽ là cửa ngõ cho Ấn Độ thâm nhập Ápsanixtan qua tuvến đường bộ Zaranj Detaram (ZDR) ỏ tỉnh Nimroz, được xây dựng với sự giúp đỡ của Ấn Độ. ZDR được kết nối với đường quốc lộ Garland và liên kết với Trung Á. Ấn Độ có thể sử dụng một tuyến đường trên biển và trên bộ mới để thâm nhập CAR và Nga nhờ bến cảng Bandar Anzali của Iran trên bờ biển Caxpi. Một khi hành lang này hoạt động đầy đủ, việc vận chuyển các loại khoáng sản của Nga, các nguồn cung năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp từ các trang trại của khu vực Volgograd thuộc Ấn Độ sẽ nhanh hơn và ít gây khó khăn cho các mục tiêu phát triển về phía Bắc của Niu Đêli. Hiện nay Ấn Độ đang vận động CAR ủng hộ nước này trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Ấn Độ có thể đáp lại bằng cách cho phép các nước này sử dụng các bến cảng ở Ấn Độ Dương. SCO là một tổ chức quan trọng để Ấn Độ thâm nhập sâu hơn khu vực Trung Á và trở thành một bộ phận của Con đường Tơ lụa Trung Quốc.
Tátgikixtan là trụ cột CCAP của Ấn Độ do vị trí chiến lược của nước này. Biên giới của Tátgikixtan tiếp giáp Ápganixtan, Trung Quốc, Udơbêkixtan, Cưrơgưxtan và nằm gần Gilgit Baltistan và Khyber Pukhtunkhwa. Niu Đêli và Đusanbê đều quan tâm đến chủ nghĩa khủng bố và buôn bán ma túy. Các cuộc xung đột ở thung lũng Rasht năm 2010 và gần đây ở Gorno-Badakhshan đã làm gia tăng mối lo ngại cuộc nổi dậy từ Ápganixtan lan sang Tátgikixtan. Hiện nay Ấn Độ và Tátgikixtan đang hợp tác với nhau về quốc phòng và an ninh, trong đó Ấn Độ đang huấn luyện các lực lượng quân đội Tátgikaxtan để đối phó với các mối đe dọa như vậy. Ấn Độ cũng đang duy trì một căn cứ quân sự ở nước ngoài duy nhất tại khu vực Farkhor gần Ayni-nơi quân đội Ấn Độ có khả năng tiến hành các dịch vụ y tế tại bệnh viện cơ sở. Bên cạnh đó, Tátgikixtan có tiềm năng rất lớn về thủy điện và đây là mối quan tâm lớn cúa ngành công nghiệp Ấn Độ. Ấn Độ đang giúp Đusanbê phát triển nhà máy thủy điện Varzob I, và Ấn Độ cũng có thể được hưởng lợi từ dự án nhà máy thủy điện 2000 kw do Nga hỗ trợ. Nông nghiệp, du lịch, giáo dục, nghiên cứu và phát triển kỹ năng là những khu vực hẫp dẫn khác trong mối quan hệ song phương đang phát triển. Thương mại Ấn Độ- Tátgikixtan đang ở mức 32,5 triệu USD trong năm 2009-2010 và sẽ còn tăng cao hơn nữa khi NSTC được đưa vào sử dụng.
Ấn Độ rất coi trọng quan hệ với Cadắcxtan vì 4 lý do chủ yếu: vị trí chiến lược của nước này, các nguồn năng lượng và tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác, các giá trị thế tục và các khu đất rộng lớn dành cho nông nghiệp thương mại quy mô lớn. Chuyến thăm Axtana năm 2011 của Thủ tướng Manmohan Singh giúp Ấn Độ thâm nhập khu vực phía Bắc biển Caxpi – một khu vực nổi tiếng chứa nhiều dầu khí và urani của Cadắcxtan. OVL (công ty hoạt động ở nước ngoài của Tổng công ty Dầu Khí Ấn Độ) được phép tham gia 25% cổ phần ở lô dầu lửa Satpayev ngoài khơi do công ty Kazmunaigaz quản lý. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Singh, hai bên ký một thỏa thuận hành động chung trên các lĩnh vực như năng lượng hạt nhân, IT, an ninh mạng, dược phẩm, y tế, nông nghiệp, giao lưu văn hóa, khai thác mỏ và phân bón. Cadắcxtan là nước chủ nhà của sân bay vũ trụ Baikanour nhưng thiếu chương trình vũ trụ độc lập. Do đó Cadắcxtan dựa vào Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ của Ấn Độ (ISRO) để đưa nước này vào liên đoàn các nước hoạt động trên không gian vũ trụ.
Chuyến thăm Tuốcmênixtan năm 2008 của Phó Thủ tướng Hamid Ansari đã mở ra triển vọng mới cho Ấn Độ can dự vào nước này. Nhu cầu cung cấp năng lượng của Ấn Độ và nhiệm vụ đa dạng hóa xuất khẩu năng lượng của Tuốcmênixtan đã gắn kết hai bên vào một chiến lược. Đường ống dẫn dầu Tuốcmênixtan-Ápganixtan-Pakixtan-Ấn Độ (TAPI) sẽ bắt đầu từ khu vực khí đốt Doveletabad và kết thúc tại Fazilka thuộc biên giới Punjab, được coi là xương sống của mối quan hệ mới nổi. Tuốcmênixtan là nước nằm ven biển Caxpi, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với Ấn Độ. Asgabát đã tìm kiếm các nguồn đầu tư của Ấn Độ vào lĩnh vực dược phẩm, khai thác mỏ, dệt may, viễn thông và IT để tăng cường các mối quan hệ hiện có.
Ấn Độ và Udơbêkixtan có chung các mối quan hệ lịch sử và văn hóa. Phật giáo đến Trung Quốc thông qua Udơbêkixtan trong khi đạo Xufi đến Ấn Độ chủ yếu từ Udơbêkixtan. Ông Babur, người sáng lập triều đại Mughal, hành quân đến Niu Đêli từ Samarkand. Trung tâm Văn hóa Ấn Độ Shastri được ca ngợi do đã thúc đẩy các mối quan hệ văn hóa giữa hai nước. Tuyến đường dự kiến từ thành phố Termez của Udơbêkixtan đến khu vực Herat ở Ápganixtan được kết nối bằng tuyến đường sắt đến Chahbahar, sẽ giảm bớt khoảng cách giữa Ấn Độ và Udơbêkixtan 1.500 km. Lúc đó việc vận chuyển bông, len, lụa, kim loại và phân bón có thể đến Ấn Độ chỉ trong vài ngày. Tasken đã cho phép Ấn Độ tham gia phát triển khu vực năng lượng. đặc biệt các khu vực dự trữ khí đốt Karakal. Hai nước đã tổ chức nhiều cuộc diễn tập quân sự chung trong vài năm qua. Việc Ấn Độ xây dựng tuyến đường dây truyền tải điện Pul-e-Khumri để đưa điện từ Baghlan và Udơbêkixtan đến Cabun, là một biểu tượng của việc ngày càng tăng cường hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.
Khu vực Tian Shan chiếm hơn 80% lãnh thổ Cưrơgưxtan – nơi nhìn ra lưu vực sông Tarim ở tỉnh Tân Cương của Trung Quốc – là một phần của Con đường Tơ lụa Cổ, nổi bật với các thị trấn như Kashgar và Hotan – nơi đang phát triển mạnh cơ sở hạ tầng thông qua tuyến đường cao tốc Karakoram chạy đến Gwadar. Các tin tức cho biết việc các đơn vị quân đội Trung Quốc tham gia xây dựng ở khu vực Karakoram gần Ladakh khiến Niu Đêli rất tức giận. Ấn Độ dường như sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc phát triển khai thác mỏ, nông nghiệp, IT, thuỷ điện và các lĩnh vực dược phẩm của Cưrơgưxtan ngoài việc thúc đẩy các mối quan hệ văn hóa và giáo dục với nước này. Trung tâm Nghiên cứu Sinh học trên núi của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) là một dự án hợp tác đầy tham vọng của Ấn Độ tại Cưrơgưxtan. Ấn Độ tỏ ra rất quan tâm phối hợp quản lý mỏ vàng Kumtor của Cưrơgưxtan. Lực lượng vũ trang hai nước đã tiến hành nhiều cuộc diễn tập quân sự, huấn luyện tác chiến trong rừng rậm và chống khủng bố. Quân đội Ấn Độ cũng sẵn sàng huấn luyện cho lực lượng Cưrơgưxtan trong các phái bộ gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc./.
(Theo TTXVN)
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục