Ấn Độ đưa ra quan điểm về việc Trung Quốc và Pakistan cản trở hành lang kết nối Ấn Độ - Thái Bình Dương
Ấn Độ đã đưa ra quan điểm về việc Trung Quốc và Pakistan gây ra những cản trở chống lại việc tạo ra mạng lưới kết nối minh bạch trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Trong bài phát biểu tại Hội thảo kết nối khu vực: Nam Á trong bối cảnh Ấn Độ -Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Ấn Độ Vijay Gokhale khẳng định: “Tuy nhiên, sự kết nối giữa Ấn Độ với phương Tây vẫn phải tiếp tục mặc dù bị cản trở. Tháng 6/2017, chúng ta đã thiết lập hành lang hàng không giữa Ấn Độ và Pakistan để tránh sự bất hợp tác của Chính quyền Islamabad, chúng ta còn có kế hoạch mở rộng ra nhiều thành phố hơn".
"Chúng tôi cũng đang tìm cách phát triển cảng Chabahar như một cửa ngõ cho kết nối tới và đi từ Afghanistan và Trung Á. Kể từ khi khánh thành vào năm 2017, chúng tôi đã vận chuyển khoảng 110 nghìn tấn lúa mì cần thiết và 2000 tấn đậu tương từ Ấn Độ đến Afghanistan thông qua cảng này. Để khai thác hết tiềm năng vì lợi ích của Afghanistan, chúng ta cũng có thể phát triển tuyến đường sắt từ Chabahar đến Zahedan trong tương lai”. Ngoài ra, ông Gokhale cũng gửi một thông điệp về sự quyết tâm của Ấn Độ để phát triển Cảng Chabahar bất chấp sự trừng phạt của chính quyền Trump với sự có mặt của phái viên Mỹ tại Ấn Độ Ken Juster.
Sau đó, ông Juster nói với các phóng viên rằng, hai chính phủ đang bàn về vấn đề miễn trừ của Mỹ đối với cảng Chabahar của Ấn Độ. Hội thảo được tổ chức bởi tổ chức Thống nhất, tín thác và bảo vệ người tiêu dùng (CUTS).
Đề cập đến Iran với ý nghĩa là cửa ngõ của Ấn Độ đến khu vực Á - Âu, ông Gokhale lưu ý rằng, "Việc phát triển Hành lang Giao thông Bắc – Nam sẽ giảm đáng kể thời gian và chi phí vận chuyển từ Ấn Độ sang Trung Á".
Ông Gokhale cũng đã gửi một thông điệp đến sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI) và Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) đi ngang qua khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát (PoK).
Ông Ghokhale chỉ ra rằng, phần cứng kết nối xuyên các quốc gia chỉ có thể duy trì trong một trật tự thế giới dựa trên quy tắc phổ biến, "Trật tự như vậy phải duy trì chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bình đẳng của tất cả các quốc gia. Các quốc gia phải tôn trọng các cam kết quốc tế mà họ tham gia. Đây là yêu cầu quan trọng nhất, và do đó, nhu cầu bức thiết trong khu vực của chúng ta (Ấn Độ Dương) và bất kỳ sự sắp đặt nào như vậy phải phù hợp với tính ưu việt tự nhiên của các quốc gia nằm trong khu vực địa lý Ấn Độ Dương".
Hơn nữa, kết nối có ý nghĩa chỉ khi mọi người có quyền tiếp cận một cách bình đẳng theo luật quốc tế cho nhu cầu đòi hỏi tự do hàng không, thương mại không bị cản trở và giải quyết tranh chấp hòa bình theo luật pháp quốc tế.
"Những nỗ lực kết nối trong khu vực phải dựa trên các nguyên tắc về khả năng kinh tế và trách nhiệm tài chính. Nó phải thúc đẩy hoạt động kinh tế và không đặt các quốc gia dưới gánh nặng nợ nần không thể chấp nhận. Tất cả các sáng kiến kết nối phải tuân theo các chuẩn mực quốc tế, luật pháp, sự cởi mở, minh bạch và bình đẳng. Kết hợp các tiêu chuẩn sinh thái và môi trường và chuyển giao kỹ năng và công nghệ làm cho kết nối và cơ sở hạ tầng bền vững trong dài hạn. Các sáng kiến kết nối trải dài các ranh giới quốc gia phải được theo đuổi theo cách tôn trọng chủ quyền và tính toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Họ nên thúc đẩy thương mại, chứ không phải căng thẳng". Ấn Độ phản đối mạnh mẽ mô hình tài chính của Trung Quốc trong khuôn khổ BRI và CPEC, bao gồm dịch vụ xe buýt gần đây đi ngang qua vùng lãnh thổ tranh chấp.
Ông Ghokhale cho biết thêm, Ấn Độ và Indonesia đang xây dựng một tổ công tác để thúc đẩy sự kết nối giữa đảo Sumatra và Andaman. “Chúng tôi cũng đang tìm cách phát triển cảng Sabang hợp tác với Indonesia. Chúng tôi dự định thiết lập các tuyến vận chuyển trực tiếp giữa Ấn Độ và Việt Nam”.
"Kết nối khu vực ở Nam Á ngày nay có liên quan mật thiết đến Ấn Độ Dương và toàn thế giới. Điều này là do kết nối vật lý chỉ là một phần của mạng lưới thương mại và tương tác kinh tế lớn hơn, kết nối số, kết nối con người và kết nối tri thức. Những điều đó là tham số mang tính quyết định của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ấn Độ xem khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương như một cấu trúc tích cực của phát triển và kết nối, trong đó Ấn Độ có thể đóng một vai trò độc đáo nhờ vị trí địa lý và trọng lực kinh tế của nó".
Nhắc lại bài phát biểu của Thủ tướng Ấn Độ tại cuộc đối thoại tại Shangri-La năm 2018, ông Gokhale nhấn mạnh, "chúng tôi tin vào một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Downg tự do, rộng mở và bao trùm, bao gồm tất cả các quốc gia trong khu vực địa lý này và những quốc gia có liên quan".
Bước ra khỏi Hội nghị Thượng đỉnh Nhật Bản - Ấn Độ tổ chức vào ngày 28 và 29 tháng 10/2018 vừa kết thúc, Đại sứ Nhật Bản tại Ấn Độ Kenji Hiramatsu đã chia sẻ với báo giới về kết quả thảo luận hiệu quả giữa Thủ tướng Modi và Thủ tướng Abe. Đại sứ đã đề cập đến cách mà hai nhà lãnh đạo đã điều chỉnh tầm nhìn về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, đồng thời đưa ra các dẫn chứng cụ thể về các dự án Nhật Bản và Ấn Độ đang cộng tác ở các nước thứ ba như Bangladesh, Myanmar, Sri Lanka và châu Phi, và cả ở khu vực Đông Bắc Ấn Độ.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://economictimes.indiatimes.com/news/politics-and-nation/india-chides-both-china-pakistan-for-creating-hurdles-in-indo-pacific-connectivity-corridors/articleshow/66465297.cms
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 04:00 12-12-2024
G20 và Cơ hội Mở Rộng Quan Hệ Ấn Độ - Mỹ Latinh
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 03:00 12-12-2024