Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ giữ lợi ích “an toàn” tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

Ấn Độ giữ lợi ích “an toàn” tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

Các chuyên gia cho biết, sau cuộc họp song phương giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) năm nay, để duy trì sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc (BRI) và ký thỏa thuận chia sẻ dữ liệu thủy văn trên sông Brahmaputra, cũng như một thỏa thuận về xuất khẩu gạo, Ấn Độ đã giữ lợi ích “an toàn” tại Hội nghị SCO lần này.

05:41 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ đã không ủng hộ sáng kiến hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC), đi qua khu vực Kashmir do phía Pakistan (PoK) kiểm soát.

Ông Modi nhắc lại vị thế của Ấn Độ rằng, các dự án kết nối quốc tế nên tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của các nước khác. Tại Hội nghị Thượng đỉnh SCO ở Thanh Đảo, Trung Quốc vào ngày 10/6/2018, ông Modi đã nói rằng, sự kết nối với các nước láng giềng và trong khu vực SCO là ưu tiên của Ấn Độ, và "Chúng tôi hoan nghênh các dự án kết nối mới mang tính bao trùm, bền vững và minh bạch, đồng thời tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ các nước".

SCO là một tổ chức liên chính phủ Á - Âu, được thành lập vào năm 2001 tại Thượng Hải bởi các nước Kazakhstan, Trung Quốc, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan và Uzbekistan. Trước đó, tổ chức này có tiền thân là Cơ chế Thượng Hải 5 (Shanghai Five). Ấn Độ và Pakistan đã trở thành thành viên đầy đủ của khối vào tháng 6/2017. Trong Tuyên bố Thanh Đảo được ban hành sau Hội nghị Thượng đỉnh, tên của Ấn Độ biến mất rõ ràng trong phần về BRI.

Theo ông Anil Wadhwa, thành viên cao cấp của Tổ chức Vivekananda International Foundation và cựu Thứ tưởng phụ trách Phương Đông, Bộ Ngoại giao Ấn Độ, cuộc họp giữa ông Modi và ông Tập là sự tiếp nối từ cuộc họp không chính thức giữa hai lãnh đạo tại Vũ Hán vào tháng 4/2018 với các quyết định nhằm thiết lập một cơ chế cuộc họp cấp đại diện đặc biệt và để thúc đẩy quan hệ văn hóa giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Đối với việc Ấn Độ không ủng hộ BRI, ông Wadhwa nói với IANS rằng, không ai mong đợi việc Ấn Độ ủng hộ sáng kiến của ông Tập.

"Tôi không nghĩ rằng, nó sẽ ảnh hưởng đến ngoại giao Ấn Độ bởi vì cả hai (Ấn Độ và Trung Quốc) đều hiểu điều đó".

"Nếu họ nhìn vào vùng Đông Bắc Ấn trong tương lai từ tiêu chí BBIN (Bangladesh -Bhutan - Ấn Độ - Nepal), đó lại là một vấn đề khác."

Tuy nhiên, ông Wadhwa có vẻ hoài nghi về hai hiệp định ký kết giữa Ấn Độ và Trung Quốc gồm: một bản ghi nhớ về phía Trung Quốc sẽ cung cấp dữ liệu thủy văn trên sông Brahmaputra trong mùa lũ từ 15/5 đến 15/10 hàng năm và sửa đổi giao thức xuất khẩu gạo năm 2006 từ Ấn Độ sang Trung Quốc bao gồm việc xuất khẩu các loại gạo non-Basmati từ Ấn Độ.

Ông Wadhwa cho biết: "Với Trung Quốc, họ đã xây dựng ba con đập trên con sông Brahmaputra thuộc phía lãnh thổ của họ , tôi không biết dữ liệu sẽ hữu ích như thế nào".

Về việc xuất khẩu giống gạo non-Basmati, ông nói rằng, một thị trường như vậy hiện không tồn tại ở Trung Quốc và phải xây dựng thị trường như thế.

Tuy vậy, ông Sujit Dutta, một chuyên gia về Trung Quốc, đồng thời là giáo sư tại Trung tâm Hòa bình và giải quyết xung đột Nelson Mandela ở Jamia Milia Islamia, có nhìn nhận tích cực về hai thỏa thuận nói trên.

Ông Dutta nói rằng, trong khi thỏa thuận chia sẻ dữ liệu thủy văn sông Brahmaputra sẽ mang lại lợi ích cho Ấn Độ, thì việc xuất khẩu gạo sẽ giúp nông dân của chúng tôi.

Đối với BRI, ông Dutta nói rằng, Ấn Độ luôn nói rõ sẽ không ủng hộ sáng kiến của Trung Quốc.

"Làm thế nào Ấn Độ có thể hỗ trợ một cái gì đó đe dọa chủ quyền như CPEC đi qua PoK?".

Ông Modi nói ở Thanh Đảo rằng, cam kết kết nối của Ấn Độ vẫn có thể nhìn thấy từ Hành lang Giao thông quốc tế Bắc - Nam, sự phát triển cảng Chabahar ở Iran, Ấn Độ, Iran và Afghanistan là các nước ký kết và tham gia vào các dự án cụ thể như Hiệp định Ashgabat, một thỏa thuận vận tải đa phương thức giữa Ấn Độ, Iran, Kazakhstan, Oman, Turkmenistan và Uzbekistan.

Theo ông Dutta, một lý do khác giải thích việc Ấn Độ không tham gia vào BRI là các khoản vay của Trung Quốc cho các dự án thuộc loại này có lãi suất cao và các điều khoản và điều kiện không minh bạch.

Ví dụ như cảng Hambantota ở Sri Lanka, ông cho biết, cảng này đã được giao cho một công ty Trung Quốc với hợp đồng cho thuê 99 năm và Colombo sẽ khó lòng trả được nợ.

Ông cũng nói rằng, trường hợp tương tự với cảng Gwadar ở Pakistan và Islamabad cũng có thể chịu ảnh hưởng của Trung Quốc sau khi họ thấy khó mà trả nổi nợ.

"Chúng tôi (Ấn Độ) không thể dễ chấp nhận trước áp lực của Trung Quốc, và chúng tôi không thể trả nổi những khoản vay như thế".

Theo ông C. Uday Bhaskar, nhà phân tích chiến lược và Giám đốc Hiệp hội Nghiên cứu Chính sách, cho rằng, điểm mấu chốt của Hội nghị Thượng đỉnh SCO là cách thức mà Ấn Độ truyền đạt cho các thành viên SCO rằng, nước này vẫn kiên quyết khi bàn đến các lợi ích cốt lõi của quốc gia, ví dụ như chủ quyền".

"Ấn Độ cũng sẽ tương tác với những nước khác theo nguyên tắc, nhưng sẽ theo cách thực dụng".

Ông Bhaskar nói rằng, lập trường của Ấn Độ về BRI sẽ được theo dõi rất chặt chẽ không chỉ bởi Trung Quốc, mà là tất cả các quốc gia khác đã tham gia sáng kiến này.

"Hy vọng rằng, tinh thần Vũ Hán sẽ chiếm thế thượng phong về BRI, và làm cho vấn đề trở nên bớt khó khăn hơn khi ông Tập đến thăm Ấn Độ vào năm 2019".

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://economictimes.indiatimes.com/news/defence/india-keeps-its-interests-safe-at-sco-summit/articleshow/64557875.cms

 

Nguồn:

Cùng chuyên mục