Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm Arihant thứ 3
Việc Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm tên lửa hạt nhân mới có ý nghĩa đặc biệt do Ấn Độ cam kết không sử dụng hạt nhân trước.
Trong bối cảnh quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc ngày càng xấu đi, New Delhi đang thể hiện sự nghiêm túc trong việc tăng cường khả năng quân sự, cụ thể là hạ thủy tàu ngầm tên lửa hạt nhân (SSBN) thứ ba.
Tờ tạp chí Quốc phòng tuần san Jane có trụ sở tại Vương quốc Anh là nơi đầu tiên xuất bản báo cáo về việc hạ thủy tàu, dựa trên hình ảnh vệ tinh.
Theo báo cáo của tờ Hindu, cả Bộ Quốc phòng và Hải quân Ấn Độ đều không xác nhận thông tin trên nhưng “các nguồn tin từ hải quân và Trung tâm đóng tàu (SBC) ở Visakhapatnam, nơi các tàu ngầm này được chế tạo, đã xác nhận việc hạ thủy tàu ngầm. Một sĩ quan hải quân cấp cao cho báo biết rằng, việc hạ thủy chỉ là thử cho phần vỏ ngoài của tàu nổi trong nước. Vỏ tàu đã được đưa tới khu vực bến tàu cho đến bây giờ và bây giờ đã được hạ thủy”.
Chiếc tàu ngầm này vẫn còn một chặng đường dài cần được hoàn chỉnh trước khi sẵn sàng thử nghiệm trên biển, sau đó là thử vũ khí và cuối cùng là đưa vào thử nghiệm vận hành.
Chiếc đầu tiên trong số những chiếc tàu ngầm tên lửa hạt nhân SSBN này, INS Arihant (S2), sau đó được đặt tên là tàu ngâm lớp, được hạ thủy vào tháng 7 năm 2009, với các cuộc thử nghiệm trên biển bắt đầu vào tháng 12 năm 2014 và đưa vào biên chế cho Hải quân Ấn Độ vào tháng 8 năm 2016. Chiếc thứ hai trong loạt tàu này là S3 hay INS Arighat, đang trong giai đoạn thử nghiệm nâng cao trên biển và dự kiến sẽ sớm được đưa vào vận hành. Chiếc tàu ngầm mới nhất được đánh số S4 nhưng vẫn chưa được đặt tên.
Các tàu ngầm lớp Arihant đang được phát triển và đóng tại Ấn Độ theo Dự án Tàu công nghệ tiên tiến (ATV) với chi phí 900 tỷ rupee Ấn Độ (12 tỷ USD). Các nhà phân tích quốc phòng nổi tiếng chỉ ra rằng, việc giao 4 tàu SSBN sẽ bị trì hoãn đáng kể do “khó khăn trong việc thu hẹp hoạt động của lò phản ứng hạt nhân, cũng như trong việc tạo không gian thích hợp để chứa các tên lửa đạn đạo K-4 lớn hơn, thay cho tầm bắn tương đối ngắn hơn của tên lửa K -15 mà INS Arihant chở theo”.
Ấn Độ cần ít nhất 4 SSBN và một số lượng tên lửa hạt nhân với tầm bắn đủ xa trên các SSBN này. Những chiếc SSBN đầu tiên, Arihant và Arighat, thiếu sót về mặt này vì chúng chỉ mang được tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm K-15 (SLBM) với tầm bắn tương đối ngắn, mặc dù chúng được cho là cũng có thể chứa bốn tên lửa tầm xa hơn K-4. K-15 chỉ có tầm bắn 750 km, không đủ để nhắm vào Trung Quốc từ Vịnh Bengal.
Ấn Độ cũng đang phát triển K-4 SLBM tầm xa hơn, với tầm bắn 3.500 km, một phiên bản tàu hải quân của tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-3 (IRBM). K-4 đã trải qua một số cuộc thử nghiệm nhưng vẫn chưa được triển khai. Gần đây nhất, tên lửa đã được thử nghiệm từ cầu phao chìm ngoài khơi bờ biển Visakhapatnam vào tháng 1 năm 2020. Mặc dù tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) không xác nhận vụ thử, nhưng các báo cáo truyền thông trích dẫn các quan chức cho rằng, vụ phóng đã thành công.
Theo một báo cáo truyền thông Ấn Độ trích dẫn các nguồn chính phủ, SSBN S4 “lớn hơn về kích thước, trọng tải và khả năng so với S2 và S3”. S4 sẽ có thể mang theo 8 khẩu K-4 hoặc 24 khẩu K-15 SLBM. Báo cáo của Jane cũng nêu chi tiết về kích thước và trọng tải của tàu ngầm.
Nền tảng hải quân được coi là lý tưởng cho một cuộc tấn công hạt nhân vì các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, có thể ẩn mình dưới nước trong thời gian dài, có khả năng sống sót cao hơn bất kỳ nền tảng nào khác.
Trong khi đó, dự án chế tạo 6 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSN) của Ấn Độ đang trên đà phát triển. Cựu Đô đốc Hải quân Karambir Singh đã giới thiệu nó tại Hội nghị Chỉ huy Liên hợp vào tháng 3 năm 2020. Các tàu SSN sẽ có giá 960 tỷ rupee và các quan chức cấp cao đã đặt câu hỏi về sự cần thiết của những chiếc thuyền này vào thời điểm nền kinh tế đang phát triển chậm lại. Tuy nhiên, người đứng đầu hải quân đã đưa vụ việc lên Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và nhấn mạnh sự cần thiết của các tàu SSN nặng 6.000 tấn.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, Ủy ban Nội các về An ninh (CCS) đã sẵn sàng phê duyệt dự án. Tuy nhiên, ngay cả khi được chấp thuận, ít nhất cũng phải mất một thập kỷ Ấn Độ mới có thể đưa chiếc đầu tiên trong số những chiếc tàu ngầm này vào hoạt động.
Trong quá trình này, Ấn Độ dường như đã quyết định hủy bỏ đề xuất đóng tàu sân bay nội địa thứ hai. Có vẻ như dự án đóng tàu sân bay nội địa IAC-2 65.000 tấn sẽ sớm được khởi động trở lại.
Ấn Độ đã vận hành một tàu SSN là INS Chakra-2. Đây là một tàu tấn công lớp Akula, được Nga cho thuê 10 năm, nhưng nó đã quay trở lại Nga 10 tháng trước khi hợp đồng thuê hết hạn. Đây là chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân thứ hai mà Ấn Độ thuê của Nga. Ấn Độ đã ký một thỏa thuận mới vào tháng 3 năm 2019 để nhận một tàu SSN khác theo hợp đồng thuê từ Nga. Bratsk, một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Akula, được đặt tên là Chakra-3, hiện đang được tái trang bị tại một nhà máy đóng tàu của Nga theo các thông số kỹ thuật và yêu cầu của Ấn Độ. Tuy nhiên, trước những động thái an ninh đang thay đổi ở Ấn Độ Dương và hơn thế nữa, các báo cáo cho thấy Ấn Độ đang tìm hiểu triển vọng thuê một tàu SSN khác từ Nga để có thể có hai tàu ngầm cùng lúc.
Tất cả những diễn biến này đang diễn ra vào thời điểm mà Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đang xây dựng cơ sở hạ tàng. PLAN đã mở rộng đáng kể quy mô kho vũ khí, với các tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân và tàu nổi mới, đồng thời cũng đang mở rộng các hoạt động triển khai ngoài vùng biển trực tiếp của mình vào Khu vực Ấn Độ Dương. Những diễn biến này rõ ràng đang gây áp lực lên hải quân Ấn Độ.
Tác giả: Tiến sĩ Rajeswari (Raji) Pillai Rajagopalan, Giám đốc Trung tâm An ninh, Chiến lược và Công nghệ (CSST) tại Quỹ Nghiên cứu Người quan sát (ORF), New Delhi.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: India Launches 3rd Arihant Submarine | ORF (orfonline.org)
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 04:00 12-12-2024
G20 và Cơ hội Mở Rộng Quan Hệ Ấn Độ - Mỹ Latinh
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 03:00 12-12-2024