Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ không phải là người ngoài cuộc trong câu chuyện AUKUS

Ấn Độ không phải là người ngoài cuộc trong câu chuyện AUKUS

Các nhà quan sát ở New Delhi bày tỏ cảm xúc lẫn lộn - một số vui cho Úc, nhưng phần đông đồng cảm hơn với Pháp

05:30 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

AUKUS - một hiệp ước an ninh mới giữa Mỹ, Anh và Australia - đang gây sóng gió trên khắp thế giới. Điều này có ý nghĩa quan trọng không chỉ vì nó liên quan đến việc chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân cho Australia mà còn vì nó ngụ ý việc hủy bỏ dự án trị giá 90 tỷ USD đang thực hiện để sản xuất tàu ngầm thông thường cho Australia của Pháp.

Có thể hiểu được việc Pháp đang phẫn nộ. Paris đã triệu hồi Đại sứ tại Australia, cáo buộc Canberra "vi phạm hợp đồng" và phản bội. Khi các Bộ trưởng Australia và Pháp gặp nhau cách đây một tháng, các quan chức Pháp cho biết, chưa có cuộc đàm phán nào về việc hủy bỏ thỏa thuận. Hai bên thậm chí đã đưa ra một tuyên bố chung cho thấy việc tiếp tục chương trình tàu ngầm. Tuy nhiên, có vẻ như Australia đã bí mật đàm phán một thỏa thuận với Anh và Mỹ, ngoài việc Canberra chấm dứt hợp đồng tàu ngầm một cách bất thường, Pháp rất tức giận vì ba nước kia đã giấu giếm về các cuộc thảo luận xung quanh hiệp ước mới.

Đối với những người quan sát ở Ấn Độ, câu chuyện AUKUS gợi lên nhiều cảm xúc lẫn lộn. Nhiều người vui mừng cho Australia - một đối tác trong Bộ tứ (gồm Ấn, Mỹ, Nhật và Australia) - nhận được công nghệ tàu ngầm hạt nhân chất lượng hàng đầu từ Mỹ và Anh, tăng cường khả năng răn đe Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nhưng rõ ràng khi tỏ ra đồng tình với Pháp, đối tác quan trọng nhất của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương. “Tại sao Pháp không được tin tưởng,” nhiều người sẽ đặt câu hỏi. "Điều này vốn sẽ ngăn chặn một cuộc cãi vã vô hình giữa những người bạn, tất cả người chơi lớn ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương". Một số người theo chủ nghĩa hoài nghi Quad coi đây là dấu hiệu cho thấy tương lai có thể xảy ra đối với Ấn Độ. Nếu Australia và Mỹ có thể đánh lừa Pháp, một đối tác của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), thì họ đặt câu hỏi, điều gì để ngăn ba nước kia làm điều tương tự với các đồng minh nhỏ hơn?

New Delhi cảm thấy không thoải mái

Có một lý do khác khiến các quan chức Ấn Độ nhìn nhận điều này theo cách khác. Người ta lo ngại rằng thỏa thuận cuối cùng có thể dẫn đến số lượng lớn các tàu ngầm tấn công hạt nhân (SSN) ở khu vực Đông Ấn Độ Dương, từ đó làm xói mòn vị thế vượt trội trong khu vực của Ấn Độ. Hải quân Ấn Độ hiện đang thống trị không gian, nhưng năng lực hoạt động dưới nước thông thường của lực lượng này đã bị thu hẹp. Một kế hoạch của Ấn Độ nhằm phát triển một hạm đội tàu ngầm tấn công hạt nhân đã không nhận được lời đề nghị giúp đỡ nào từ Mỹ, nước vốn không chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân được đánh giá cao với ngay cả các đồng minh thân cận nhất; hiển nhiên ngoại trừ Úc. Việc Washington sẵn sàng giúp Canberra chế tạo các SSN làm tăng khả năng Úc có thể triển khai các tàu ngầm hạt nhân ở Đông Ấn Độ Dương trước khi Ấn Độ tự xác lập vị trí của mình. Đây không chỉ là giả thuyết. Hải quân Ấn Độ, người cung cấp an ninh chính ở Đông Ấn Độ Dương, không đóng tàu ngầm với tốc độ tương xứng với nhu cầu. Tuy nhiên, bất chấp những lo ngại được chia sẻ về sự hiện diện ngày càng tăng của tàu ngầm Trung Quốc trong khu vực, các quan chức Ấn Độ vẫn không thoải mái với viễn cảnh các SSN thân thiện ở sân sau của Ấn Độ.

AUKUS và QUAD

Việc AUKUS làm chuyển hướng sự chú ý khỏi Quad cũng không giúp ích được gì. Bất kể chính quyền Joe Biden xác định khung lập luận như thế nào, một điều không thể phủ nhận là ý thức cảnh giác ở New Delhi. Có một điều còn hơn cả một gợi ý tinh tế về sự ưu ái của Mỹ đối với Úc trong thỏa thuận mới. Thỏa thuận cho thấy sự đối xử ưu đãi từ phía Washington đối với Anh – một đồng minh thân thiết. Quan chức cấp cao của Mỹ, người đã thông báo ngắn gọn với giới truyền thông về thỏa thuận AUKUS, vào tuần trước đã nhấn mạnh tính chất "vô cùng hiếm" của thỏa thuận và công nghệ "cực kỳ nhạy cảm" sẽ được chia sẻ với Australia. Ông nhận xét: “Đây là một ngoại lệ đối với chính sách của chúng tôi ở nhiều khía cạnh. Tôi không dự đoán rằng điều này sẽ được thực hiện trong bất kỳ trường hợp nào khác trong tương lai; chúng tôi xem đây là một lần duy nhất”. Điều đó khiến một số người ở Delhi tự hỏi tại sao Mỹ nên cung cấp cho một đối tác Quad chứ không phải một đối tác khác.

Theo đuổi công nghệ

Mặc dù hiếm khi nhận được bất kỳ công nghệ tàu ngầm nào từ Mỹ, nhưng New Delhi vẫn chấp nhận quyết định của Mỹ về vấn đề này. Thay vào đó, Ấn Độ đã dựa vào Nga về công nghệ tàu ngầm hạt nhân, bao gồm cả việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân tên lửa đạn đạo SSBN của Ấn Độ (Arihant) và thuê một tàu ngầm tấn công hạt nhân. Tuy nhiên, chương trình SSN bản địa của Hải quân Ấn Độ yêu cầu một lò phản ứng hạt nhân mạnh hơn lò phản ứng được lắp đặt trong Arihant. Sau khi quan hệ Quad ngày càng sâu sắc, một số người ở Ấn Độ hy vọng Mỹ sẽ xem xét cung cấp cho Hải quân Ấn Độ công nghệ tàu ngầm hạt nhân. Việc Washington nói rõ thỏa thuận với Australia là "một lần duy nhất" đã chấm dứt kỳ vọng của Ấn Độ.

Hiện có suy đoán rằng, Delhi có thể cân nhắc tìm kiếm sự giúp đỡ của Pháp về tàu ngầm hạt nhân. Quan điểm khác cho rằng, New Delhi phải nắm bắt cơ hội thúc đẩy Pháp chuyển giao công nghệ động cơ đẩy hạt nhân. Mặc dù có kinh nghiệm chưa thỏa đáng với chương trình tàu ngầm lớp Project 75 ‘Scorpene’, nhưng một số người cho rằng, Ấn Độ nên chấp nhận sự hỗ trợ của Pháp trong việc xây dựng một lò phản ứng SSN.

Tuy nhiên, hiện tại, Ấn Độ đang thận trọng về việc phản hồi chính thức đối với AUKUS. Điểm mấu chốt đối với New Delhi là nước này không thể được coi là đứng về phía nào trong mối thù giữa những người bạn. Pháp, Mỹ, Anh và Úc là một số đối tác thân thiết nhất của Ấn Độ, và các quan chức Ấn Độ muốn bỏ qua sự khó xử khi phải hỗ trợ đồng minh này hơn đồng minh kia. Bất chấp những lo lắng về viễn cảnh khả năng tàu ngầm hạt nhân của Úc có thể vượt qua Ấn Độ trong những năm tới, các quan chức Ấn Độ nhận thấy Canberra cần phải đánh giá lại môi trường chiến lược của mình và củng cố khả năng răn đe chống lại Trung Quốc.

Tương tự như vậy, nhiều người ở New Delhi cảm nhận được nỗi thống khổ của Pháp. Thỏa thuận mà Australia vừa hủy bỏ là một phần quan trọng trong cuộc đấu tranh của Pháp để duy trì ngành hải quân bản địa và là một thành phần quan trọng trong tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của nước này. Theo một số nhận định, Ấn Độ muốn làm sâu sắc hơn quan hệ chiến lược song phương và đóng một vai trò trong việc khôi phục niềm tin và niềm tự hào của Pháp.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.orfonline.org/research/india-is-not-a-bystander-in-the-aukus-saga/

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục