Ấn Độ không tham gia cùng Mỹ chống lại sáng kiến Vành đai, con đường của Trung Quốc
Ấn Độ đã tránh tham gia một sáng kiến chung được đưa ra bởi Mỹ, Nhật Bản và Australia để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng nhằm đối trọng với Sáng kiến Vành đai, con đường của Trung Quốc (BRI) ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Quyết định không tham gia sáng kiến ba bên do Mỹ dẫn đầu được đưa ra vào ngày 30/7/2018, điều này phù hợp với sự nhấn mạnh của Ấn Độ về trật tự đa cực trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và cấu trúc an ninh phi khối (non-bloc).
Ấn Độ tiếp tục giữ thái độ thận trọng đối với BRI và muốn tăng cường sự ổn định hơn trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Nhưng khi Thủ tướng Narendra Modi phát biểu tại cuộc đối thoại tại Shangri La ở Singapore vào ngày 1/6/2018, Ấn Độ chưa bao giờ xem khu vực này là "một chiến lược hay như một câu lạc bộ của những thành viên giới hạn". Trước đó, trong cuộc hội đàm không chính thức với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sochi, ông Modi đã nhấn mạnh vào một kiến trúc an ninh phi khối cho khu vực Ấn - Thái Bình Dương.
Mối quan hệ đối tác ba bên do Mỹ dẫn đầu mới nhất nhằm tài trợ cho các dự án “xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng phó với các thách thức phát triển, tăng cường kết nối và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” ở các nước trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Mỹ đã cam kết riêng 113 triệu USD để hỗ trợ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng và kinh tế kỹ thuật số trong khu vực. Đồng thời, nước này cũng đã cam kết tài trợ cho các sáng kiến an ninh trong khu vực.
Mặc dù Ấn Độ là một phần của cái gọi là nhóm Bộ tứ hoặc "Quad" được hồi sinh hồi tháng 11/2017, nhưng Chính phủ Modi đang nỗ lực ổn định quan hệ với Trung Quốc. Ấn Độ và Trung Quốc đã có một loạt các cam kết trong vài tháng qua, bắt đầu với "hội nghị thượng đỉnh không chính thức" của ông Modi với ông Tập Cận Bình tại Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 27-28/4/2018.
Hai nhà lãnh đạo đã có hai cuộc họp khác bên lề các hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Thanh Đảo, Trung Quốc vào tháng 6/2018, và tổ chức BRICS tại Johannesburg ở Nam Phi vào tháng 7/2018. Ấn Độ cũng tổ chức một loạt các cuộc họp liên quan đến các bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao và các vấn đề về nhà giữa hai nước.
Ấn Độ đã gia nhập nhóm các nước Nhật Bản, Australia và Mỹ vào tháng 11/2017 và tái khởi động nhóm Quad trong hội nghị bốn bên tư vấn về Ấn Độ Dương. Cuộc họp thứ hai của Quad được tổ chức tại Singapore cách đây vài tháng.
Ấn Độ cũng đã tổ chức hai cuộc đối thoại ba bên riêng biệt - một với Mỹ và Nhật Bản và một với Nhật Bản và Australia – về "hòa bình, thịnh vượng và an ninh" trong một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương "tự do và rộng mở” là một trong những vấn đề được thảo luận trong cả hai cuộc đối thoại nói trên.
Ấn Độ, Nhật Bản và Australia đã thảo luận "tăng cường kết nối khu vực" trong các cuộc hội đàm ba bên mới nhất ở Delhi vào tháng 12/2017.
Bên cạnh đó, khi các nhà ngoại giao cấp cao của Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản tham gia cuộc đối thoại ba bên gần nhất ở Delhi vào ngày 4/4, họ cũng “xem xét lại kết quả của Nhóm công tác hạ tầng ba bên đã gặp nhau tại Washington vào tháng 2 và đồng ý tiếp tục cộng tác để thúc đẩy khả năng kết nối gia tăng ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương”.
Cuộc đối thoại ba bên tiếp theo giữa Ấn Độ - Nhật - Australia cũng được lên kế hoạch trong năm nay và cuộc đối thoại Ấn - Mỹ 2 + 2 ở Delhi vào ngày 6/9/2018 cũng sẽ tập trung vào khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và cùng với các vấn đề khác. Mỹ có thể thúc đẩy Ấn Độ tại cuộc đối thoại 2 + 2 về việc tham gia sáng kiến hạ tầng ba bên. Ấn Độ cũng sẽ tổ chức một cuộc đối thoại riêng với Nga về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Ấn Độ kiên trì cho rằng, cách tiếp cận của nước này về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ vẫn là một khu vực bao trùm và không đối địch với bất kỳ quốc gia cụ thể nào.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://economictimes.indiatimes.com/news/politics-and-nation/india-not-to-join-us-led-counter-to-chinas-bri/articleshow/65300729.cms
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục