Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ lãnh đạo trong cuộc khủng hoảng toàn cầu và Mô hình Modi

Ấn Độ lãnh đạo trong cuộc khủng hoảng toàn cầu và Mô hình Modi

Việc Ấn Độ xuất khẩu 1,8 triệu tấn lúa mì để giúp đỡ một số quốc gia từ khi chính phủ ban hành lệnh cấm xuất khẩu hẳn là một sự cứu trợ to lớn cho cộng đồng quốc tế hiện đang chịu ảnh hưởng của cuộc xung đột ở Ukraine.

08:00 30-06-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Bên cạnh việc quan tâm đến nhu cầu của hơn một tỷ người trong nước, Ấn Độ và những nước khác đã gửi khoảng 33.000 tấn lúa mì để hỗ trợ nhân đạo cho Afghanistan theo cam kết 50.000 tấn, trong khi Ai Cập mua 180.000 tấn lúa mì của Ấn Độ.

Điều thú vị là ở Stuttgart hồi tháng 5/2022, chính Bộ trưởng Nông nghiệp và Lương thực Đức Cem Özdemir là người lên tiếng hàng đầu đổ lỗi cho Ấn Độ về cuộc khủng hoảng lương thực ngày càng trầm trọng mặc dù Ấn Độ không nằm trong danh sách các nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới.

Tháng 6 năm 2022, 55.000 tấn lúa mì Ấn Độ bị Thổ Nhĩ Kỳ từ chối với những cáo buộc vô căn cứ, sau đó số lúa mì này đã được chuyển đến Israel.

Chính trị quốc tế có thể rất phức tạp, đặc biệt là trong thời kỳ xung đột toàn cầu. Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp máy bay không người lái cho Ukraine và tìm kiếm Hành lang lúa mì từ Nga. Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Cem Özdemir lại là người gốc Thổ Nhĩ Kỳ.

Các lực lượng ngoài nước hoạt động song song với trong nước và ảnh hưởng đến các chính sách của một quốc gia không phải là hiếm trong chính trị quốc tế. Mỹ là một ví dụ khi Tổng thống Biden cấm nhập khẩu vàng của Nga trong khi cân nhắc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc, qua đó đảo ngược các chính sách do Tổng thống Trump khởi xướng.

Nhiều người sẽ quy kết các giao dịch kinh doanh trong quá khứ của Tổng thống Biden với Trung Quốc vì các quyết định của ông nhưng những trò gian lận ở những nơi khác chẳng hạn như ở Liên Hợp Quốc chứng thực thực tế là xu hướng này đang lan rộng hơn nhiều.

Mặc dù chúng ta có thể không thích nhưng phải thừa nhận rằng lòng tham là một trong những yếu tố thúc đẩy hàng đầu quá trình hành động của nhiều cá nhân hoặc tổ chức và hướng tới sức mạnh tổng hợp.

Thế giới đã chứng kiến ​​điều tương tự trong vấn đề miễn bằng sáng chế Vắc xin COVID-19, một ý tưởng ban đầu được đề xuất bởi Ấn Độ và Nam Phi, vào năm 2021, nơi Đức là tiếng nói hàng đầu chống lại động thái thậm chí còn được Mỹ ủng hộ.

Nhưng vì Ấn Độ có công lớn trong lập luận rằng việc từ bỏ bằng sáng chế đối với vắc-xin COVID là đúng đắn và công bằng, WTO đã đồng ý sau một thời gian dài trì hoãn.

Lập trường của Ấn Độ trong hai trường hợp trên và những can thiệp cụ thể của nước này nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu một cách tổng thể và thực tế là một ví dụ về một mô hình có thể được gọi là “Mô hình Modi”.

Vinay Kwatra, T hứ trưởng thường trực bộ Ngoại giao Ấn Độ tóm tắt Mô hình Modi: Ấn Độ được coi là Nhà cung cấp Giải pháp cho tất cả. Hội nghị thượng đỉnh G7 kết thúc gần đây tại Schloss Elmau, Đức là một diễn đàn khác chứng kiến ​​mô hình nói trên.

Để thực hiện thành công các cam kết và nghĩa vụ trong nước và quốc tế một cách có trách nhiệm không chỉ là chìa khóa mà còn là một thách thức lớn.

Thủ tướng Modi nhắc lại cam kết của Ấn Độ tại COP26 của Liên Hợp Quốc rằng, Ấn Độ sẽ cắt giảm lượng khí thải xuống 0 vào năm 2070 trong khi giới thiệu thị trường năng lượng sạch mới nổi của Ấn Độ tại Hội nghị thượng đỉnh G7.

Cần phải nhấn mạnh rằng một phần quan trọng của Mô hình Modi là học hỏi cả từ những kinh nghiệm trong quá khứ và những phát triển đương đại để phát triển các phản ứng mạnh mẽ và các phương pháp tiếp cận hiệu quả cho những lợi ích lớn hơn.

Việc phân phối vắc xin COVID-19 không công bằng gây ảnh hưởng xấu đến các nước đang phát triển là một tiền lệ cảnh báo không nên làm theo cách tương tự trong tình trạng thiếu lương thực toàn cầu. Ấn Độ đã nói rõ điều này tại cuộc họp Bộ trưởng An ninh Lương thực do Mỹ chủ trì tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York.

Vì lương thực và năng lượng vốn có mối liên hệ với nhau, việc theo đuổi an ninh năng lượng và phân bón của Ấn Độ gặp nhiều thách thức khi các nhà sản xuất dầu hàng đầu như Ả Rập Xê-út và UAE đã đạt đến công suất sản lượng tối đa chỉ có thể tăng nhẹ và có các biện pháp trừng phạt Venezuela và Iran, các quốc gia sản xuất dầu lớn khác.

Do đó, việc mua sắm dầu và phân bón từ Nga với mức chiết khấu tốt không chỉ là điều mà Bộ trưởng Tài chính N. Sitharaman nói là có lợi cho nền kinh tế Ấn Độ mà còn là một cơ chế để đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân ở cả địa phương và các quốc gia khác, đặc biệt các nước đang phát triển có hơn 85% dân số thế giới không thể mua hàng với giá cắt cổ của phương Tây.

Thực tế là các nước Tây Âu tiếp tục mua dầu, khí đốt tự nhiên và phân bón từ Nga trong khi gây sức ép để Ấn Độ hạn chế tương tác với Nga, đối tác tin cậy của Ấn Độ và cũng có mối quan hệ đặc biệt.

Giờ đây, chúng ta có thể nhận ra và đồng cảm với sự khôn ngoan mà Chính phủ Modi đã đối phó với cuộc khủng hoảng ở Ukraine, và điều này đã mang lại lợi ích cho quốc gia, đặc biệt là giữ cho lạm phát thấp và giá nhiên liệu phải chăng khi so sánh với các quốc gia hàng đầu khác.

Xung đột đang diễn ra ở Ukraine sẽ khiến tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. IMF nhận xét rằng, nó sẽ gây ra sự thụt lùi nghiêm trọng đối với sự phục hồi kinh tế của châu Âu và có khả năng chiến tranh ở châu Âu sẽ leo thang.

Một câu hỏi đang được đặt ra hiện nay là liệu Xung đột Ukraine có phải là Cuộc khủng hoảng cuối cùng phá vỡ các thiết chế của Liên hợp quốc hay không. Nếu đúng như vậy, chủ nghĩa đa phương sẽ chứng kiến ​​sự suy tàn hữu cơ ở cấp độ toàn cầu, và do đó cần phải giải quyết vấn đề thối rữa mang tính hệ thống và đại tu hệ thống trước khi quá muộn.

Nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Mỹ Henry Kissinger kêu gọi Ukraine chấp nhận những tổn thất về lãnh thổ của năm 2014 để chấm dứt chiến tranh, trong khi nhiều nước cung cấp cho Ukraine mọi thứ cần thiết để giành chiến thắng.

Liệu họ có chú ý đến lời kêu gọi của Ấn Độ vốn luôn duy trì rằng con đường đối thoại và ngoại giao là con đường khả thi duy nhất có thể giải quyết cuộc xung đột Ukraine và mang lại hòa bình lâu dài?

Có vẻ như rất đáng nghi ngờ khi mọi thứ diễn ra ngày hôm nay khi Mỹ và Nga sẽ tiếp tục xung đột cho đến người Ukraine cuối cùng.

Giáo sư John J. Mearsheimer đã giải thích chi tiết về nguyên nhân và hậu quả của cuộc xung đột Ukraine, và có cơ sở công bằng để cho rằng, tình hình ở Ukraine có thể tránh được nếu phương Tây thể hiện một chút đồng cảm chiến lược đối với Nga.

Nhưng chủ nghĩa tự ái ở một mức độ sai lầm đã là một đặc điểm bẩm sinh của phương Tây từ lâu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế giới quan của nó và khiến nó trở nên vô cùng hoang đường và ích kỷ, không có bất kỳ sự đồng cảm thực sự nào đối với người khác.

Phát biểu tại Diễn đàn Globesec 22 Bratislava ở Slovakia, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar đã yêu cầu các quốc gia châu Âu thoát khỏi suy nghĩ rằng các vấn đề của châu Âu là vấn đề của thế giới và các vấn đề của thế giới không phải là vấn đề của châu Âu.

Tuy nhiên, để thay đổi tư duy có lẽ nói dễ hơn làm, đặc biệt là đối với các quốc gia nhỏ bé có cái tôi lớn hơn nhiều so với kích thước của đỉnh Everest. Đó là một nhiệm vụ gần như bất khả thi đối với cả Héc-quin (Herculean).

Khi một quốc gia như Bỉ được chính trị gia hàng đầu người Anh Nigel Farage mô tả là không phải quốc gia có thể từ chối chính thức thừa nhận và xin lỗi về quá khứ thuộc địa đáng xấu hổ của mình, hoặc Anh từ chối gửi lời xin lỗi chính thức tới Ấn Độ về Vụ thảm sát Jallianwala Bagh và thảo luận về khoản bồi thường 45 nghìn tỷ đô la, bất kỳ hy vọng nào cho một sự thay đổi tích cực đều là lãng phí thời gian.

Ngoài ra, không thể có một sự hòa giải hoàn toàn khi cách nghĩ Anh không nợ Ấn Độ vẫn còn được phát triển và lưu hành. Nó sẽ có những tác động nghiêm trọng không chỉ đối với Ấn Độ mà còn đối với các quốc gia khác đã từng là nạn nhân của quá trình thực dân hóa.

Sự thật không thể bị xâm phạm. Trong khi Adolf Hitler giết 6 triệu người Do Thái trong khoảng thời gian 10 năm, thì Winston Churchill đã giết 7 triệu người Ấn Độ trong 8 tháng bằng cách tạo ra một nạn đói nhân tạo vào năm 1943-44.

Bất kỳ sự minh oan nào sẽ chỉ góp phần vào sự bất công và tùy tiện và sẽ cản trở việc tạo ra thế giới công bằng và hòa bình của cộng đồng quốc tế.

Vì vậy, trong một thế giới bị ảnh hưởng bởi những bất công lịch sử, cuộc chiến của những câu chuyện kể và xu hướng thờ ơ và duy trì sự liên quan và hiện trạng của các thể chế quốc tế, việc làm sáng tỏ Mô hình Modi hướng dẫn các quyết định chính sách và vai trò lãnh đạo của Ấn Độ cũng như tác động của nó đối với thế giới, sẽ là một trong những điều thú vị.

Đó là một mô hình tìm cách chuyển các ý tưởng thành hành động để đạt được lợi ích lớn hơn. Nó cũng là hy vọng và khả năng mà một quốc gia như Ấn Độ đang nhanh chóng trải qua quá trình chuyển đổi cho thế giới.

Theo dữ liệu của Bloomberg, Ấn Độ đã ghi nhận thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trị giá hơn 82 tỷ USD bất chấp sự sụt giảm toàn cầu trong quý II/2022, mức cao nhất trong kỷ lục, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp.

Theo một cách nào đó, đó là việc khám phá và khai thác các cơ hội thông qua hợp tác và đối tác vì mục tiêu chung.

Hành trình trong cuộc đời của Thủ tướng Modi từ một người bán trà khiêm tốn trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu nổi tiếng nhất, người thúc đẩy các nhà lãnh đạo toàn cầu khác thông qua phong cách lãnh đạo của ông là một ví dụ về mô hình được biểu hiện dưới dạng Học thuyết Modi.

Không có gì ngạc nhiên khi cộng đồng quốc tế nhìn thấy hy vọng lớn vào sự lãnh đạo của Ấn Độ trong các vấn đề toàn cầu và các quốc gia thành viên Liên hợp quốc bao gồm các nước thành viên hội đồng bảo an (P-5) như Mỹ, Pháp, Anh, Trung Quốc và Nga ủng hộ nỗ lực của Ấn Độ để trở thành thành viên thường trực trong hội đồng bảo an Liên hợp quốc cải cách.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Tác giả: Manish Uprety F.R.A.S. và Jainendra Karn. Manish Uprety F.R.A.S. là cựu nhà ngoại giao & Cố vấn đặc biệt của ALCAP về Châu Á & Châu Phi và Jainendra Karn là lãnh đạo cấp cao của Đảng Bharatiya Janata (BJP).

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục