Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ phải tận dụng tối đa thời kỳ hoàng kim địa chính trị của mình

Ấn Độ phải tận dụng tối đa thời kỳ hoàng kim địa chính trị của mình

Ấn Độ đã có rất nhiều nỗ lực, nền kinh tế phát triển tương đối tốt và chính sách ngoại giao của họ đã gắn kết chặt hơn với phương Tây ù có một số điểm chia rẽ, ngay cả khi Trung Quốc không còn mê hoặc đối với phương Tây.

03:00 09-10-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Cuối tháng trước, chúng ta được biết rằng Ấn Độ đã đạt mức tăng trưởng 13,5% trong quý từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, đưa nước này trở thành nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới. Ấn Độ cũng thay thế Anh trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới. Có một vài quý khiến người ta thất vọng, vì một số cuộc khảo sát đã dự đoán tỷ lệ tăng trưởng thậm chí còn cao hơn. Nhưng quỹ đạo dài hạn của nền kinh tế Ấn Độ dường như đã định sẵn, với việc Ấn Độ dự kiến sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, vượt qua Đức vào năm 2027. Điều đáng chú ý là, ba trong số bốn nền kinh tế quốc gia hàng đầu vào thời điểm đó dự kiến sẽ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Trong một bài phát biểu gần đây, Michael Patra, Phó thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI), nhấn mạnh vai trò mới nổi của Ấn Độ là "động lực quan trọng thứ hai của tăng trưởng toàn cầu sau Trung Quốc", trong đó đầu tư cho tăng trưởng của Ấn Độ chủ yếu đến từ tiết kiệm trong nước. Tỷ trọng của Ấn Độ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu đã ở mức 7%, so với 18 % đối với Trung Quốc và 16% đối với Mỹ. Điều này đang xảy ra vào thời điểm nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những sóng gió tiêu cực do giá thực phẩm và năng lượng tăng, chính sách zero covid của Trung Quốc và cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Nền kinh tế Ấn Độ đã trụ vững một phần nhờ sự can thiệp của chính phủ và một phần là do cấu trúc độc đáo của nó.

Tất nhiên, điều này là chưa đủ, và như đã được nhiều người chỉ ra, thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ vẫn thua xa các quốc gia mà nước này đang vượt qua về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Một nỗ lực chính sách bền vững sẽ là cần thiết để đảm bảo quỹ đạo hiện tại vẫn tiếp tục và không chỉ đơn thuần là một sự đàn hồi sau đại dịch covid. Cần phải có những cải cách nghiêm túc để làm cho Ấn Độ thân thiện hơn với các nhà đầu tư, đặc biệt là vào thời điểm mà Trung Quốc đã không còn chào đón nữa. Khi các nhà đầu tư tìm kiếm địa điểm mới, các nhà hoạch định chính sách của Ấn Độ nên đủ táo bạo để tận dụng thời điểm độc đáo này trong nền kinh tế chính trị của Ấn Độ. Nhưng chưa bao giờ câu chuyện về Ấn Độ có vẻ đáng tin hơn hiện nay với bối cảnh thế giới đang hỗn loạn và Ấn Độ nổi bật như một ngọn hải đăng của hy vọng.

Quỹ đạo kinh tế này của Ấn Độ cũng mang lại cho nước này một vị trí khác biệt trong nền chính trị toàn cầu ngày nay. Có một lý do tại sao phương Tây, bất chấp sự khác biệt với Ấn Độ về Ukraine, vẫn tiếp tục tiếp xúc một cách thực chất với New Delhi. Trên thực tế, mối quan hệ của Ấn Độ với phương Tây đã phát triển đáng kể trong bối cảnh tất cả những báo chí tiêu cực ở phương Tây đối với Ấn Độ. Khi các nhà báo vẫn là tù nhân của tầm nhìn ngắn ngủi của họ, các nhà hoạch định chính sách ở phương Tây nhận ra câu chuyện thực tế - sự trỗi dậy của Ấn Độ như một quốc gia địa chính trị và địa kinh tế đáng tin cậy trong thế kỷ 21.

Ngay cả khi mối quan hệ ve vãn lẫn nhau giữa Ấn Độ và phương Tây tiếp tục, Ấn Độ vẫn đang duy trì quan hệ đối tác với Nga, quốc gia mà Tổng thống Vladimir Putin muốn cho phương Tây thấy rằng bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây, ông vẫn không hề đơn độc. Tổng thống Putin nhận được sự ủng hộ của các cường quốc như Trung Quốc và Ấn Độ. New Delhi muốn giữ cho các kênh liên lạc cởi mở với Moscow, dựa trên mối quan hệ quốc phòng của họ cũng như sự hội tụ an ninh khu vực. Nhưng cũng bởi vì New Delhi muốn nỗ lực cho đến giây phút cuối cùng để đảm bảo rằng trục Trung Quốc-Nga không trở thành một liên minh rõ ràng. Tương lai sẽ được quyết định bởi cách Nga đang thực hiện ở Ukraine và Ấn Độ sẽ có rất ít quyền kiểm soát kết quả, nhưng miễn là cửa còn mở thì New Delhi sẽ thực hiện nỗ lực này.

Trung Quốc cũng thấy mình đang rơi vào thế lưỡng nan và sự phản kháng gay gắt của Ấn Độ đối với việc theo đuổi sự xâm lấn dọc theo Đường kiểm soát thực tế, điều này đã khiến cho câu chuyện của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng thời cơ của họ đã đến như nước chảy về Đông. Việc Ấn Độ đứng lên chống lại Trung Quốc đã tạo ra một lực cản rộng rãi trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và xa hơn nữa. Và với vô số thách thức trong nước mà Bắc Kinh đang phải đối mặt, một lần nữa việc củng cố nội bộ lại được xem trọng.

Do đó, Ấn Độ đang ở trong một 'thời kỳ hoàng kim về địa chính trị' mà nước này nên tận dụng tối đa. Trong quá khứ, việc New Delhi không có khả năng khai thác sự cân bằng quyền lực hiện có để làm lợi thế của mình đã khiến nó phải trả giá đắt. Một quốc gia thận trọng cần có khả năng xác định các cơ hội trong cấu trúc hiện có của chính trị toàn cầu và định hình sự tham gia bên ngoài của mình một cách phù hợp để theo đuổi các lợi ích của mình. Theo đuổi những kiến trúc lý tưởng phi thực tế có thể gây hại nhiều hơn cho vị thế của một quốc gia.

Đối với Ấn Độ ngày nay, thách thức nghiêm trọng nhất là sự trỗi dậy của Trung Quốc và cách nước này hạn chế các lựa chọn của Ấn Độ. Ưu tiên hàng đầu của New Delhi phải là củng cố nội bộ các năng lực của mình để có thể chống lại các ngăn trở của Bắc Kinh trên cơ sở bền vững hơn. Điều này cần được bổ sung bằng các mối quan hệ đối tác nghiêm túc có khả năng gia tăng giá trị cho câu chuyện tăng trưởng của Ấn Độ. Là một phần lớn thế giới bất mãn với Trung Quốc, Ấn Độ phải trở thành một đối tác hấp dẫn. Điều này đòi hỏi phải đưa ra một số lựa chọn mà New Delhi thường e ngại. Cơ sở của những lựa chọn này không nên làm cho thế giới trở nên đa cực hoặc tăng cường bất kỳ không gian chiến lược nào. Cơ sở duy nhất phải là làm thế nào những lựa chọn này củng cố khả năng lâu dài của Ấn Độ để vươn lên như một quốc gia duy nhất trên trường toàn cầu theo đúng nghĩa của nó.

Đây là một điểm chuyển biến cho trật tự toàn cầu và cho cả Ấn Độ. Đất nước này đang trên đỉnh cao của việc đạt được một điều gì đó ấn tượng: không chỉ trở thành một cường quốc kinh tế hàng đầu mà còn là một nền dân chủ đa văn hóa, mà còn là một nhân tố địa chính trị hàng đầu có thể dẫn đầu chứ không chỉ đơn giản là cân bằng. Những lựa chọn mà New Delhi đưa ra trong vài năm tới sẽ xác định đường nét của sự trỗi dậy của Ấn Độ.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

https://www.livemint.com/opinion/online-views/india-must-make-the-most-of-its-geopolitical-sweet-spot-11663259575709.html

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục