Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ và Biển Đông

Ấn Độ và Biển Đông

05:48 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Byron Chong*

Những tranh chấp đang diễn ra ở Biển Đông được coi là một trong những cuộc xung đột lâu dài và phức tạp nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Những tranh chấp này liên quan đến Trung Quốc với một số quốc gia trong khu vực, bao gồm các vấn đề như tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng lấn và tiếp cận các nguồn lực quan trọng như năng lượng và thủy sản. Trong môi trường hỗn loạn này, Ấn Độ đã mở rộng ảnh hưởng của mình thông qua việc thực hiện chính sách Hướng Đông (Look East Policy - LEP). Việc này đã không được thực hiện tốt bởi Trung Quốc, một nước đã nhiều năm cố gắng hạn chế sự tham dự ngày càng tăng của New Delhi ở khu vực Biển Đông. Quyết định can dự của Ấn Độ trong môi trường phức tạp, thậm chí có nguy cơ “chọc tức” người láng giềng khổng lồ, cho thấy tầm quan trọng của vị trí này và các tuyến đường biển trong khu vực.

Biển Đông nằm trong khu vực có lợi ích chiến lược lớn đối với Ấn Độ. Về mặt địa lý, Biển Đông nối liền Ấn Độ Dương với Biển Đông qua eo biển Malacca, là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất trên thế giới. Tuyến đường biển quan trọng này đóng vai trò như một động mạch kinh tế quan trọng cho quốc gia Nam Á. Có đến 97% tổng khối lượng thương mại quốc tế của Ấn Độ được chuyên chở qua đường biển, một nửa trong số đó đi qua eo biển này. Ngoài ra, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, với tổng thương mại trị giá 71 tỷ USD vào năm 2016/2017.

Năng lượng cũng là một trong những mối quan tâm của Ấn Độ ở Biển Đông. Năm 2015, Ấn Độ trở thành nước tiêu thụ dầu lớn thứ ba trên thế giới, các chuyên gia về công nghiệp dự đoán, mức tiêu thụ năng lượng của Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng 4,2% mỗi năm. Đến 80% tổng nhu cầu về dầu của Ấn Độ phải nhập khẩu, chắc chắn, Ấn Độ sẽ cần phải đảm bảo nguồn năng lượng mới khi nhu cầu trong nước tăng lên. Vì thế, lượng dầu tiềm tàng ở Biển Đông đã thu hút sự quan tâm của New Delhi. Năm 2013, Cơ quan Thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA) ước tính, trữ lượng dầu, khí ở khu vực này có thể tới 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ khối khí gas tự nhiên. Do đó, kể từ đầu những năm 1990, Ấn Độ đã liên tục tham gia vào các dự án phát triển năng lượng ngoài khơi ở Biển Đông, đấu thầu các lô dầu khí mới và tiến hành thăm dò dầu khí trong khu vực.

Tầm quan trọng kinh tế của khu vực này đã chuyển thành lợi ích an ninh quốc gia đối với New Delhi. Với một nửa khối lượng thương mại hàng hải của Ấn Độ đi qua eo biển Malacca, bất kỳ sự bất ổn nào ở khu vực Biển Đông đều gây ảnh hưởng xấu đến tuyến đường vận chuyển biển này và gây ảnh hưởng đến kinh tế Ấn Độ. Tương tự, nếu một lực lượng tiềm ẩn không thân thiện nào kiểm soát khu vực này, thì có thể đe dọa việc Ấn Độ tiếp cận tuyến đường biển quan trọng này. Sự tham gia của New Delhi vào Biển Đông, do đó, tập trung vào ba mục tiêu. Thứ nhất, để đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực và tự do hàng hải ở tuyến đường biển quan trọng này; thứ hai, để duy trì quan hệ thân mật với các cường quốc khu vực; và thứ ba, để đảm bảo rằng, không có sức mạnh tiềm ẩn bên ngoài nào thống trị khu vực này.

Thông qua Chính sách Hướng Đông, New Delhi đã theo đuổi những mục tiêu này bằng cách tăng cường cam kết của mình với các quốc gia ASEAN. Bên cạnh tăng cường những cam kết về kinh tế, hợp tác chiến lược đã được mở rộng thông qua các cuộc tập trận hải quân chung, các khoản tín dụng hào phóng, huấn luyện quân sự và bán phần cứng quân sự cho các quốc gia trong khu vực này. Hơn nữa, sự hiện diện mạnh mẽ của quân đội Ấn Độ trong khu vực không chỉ phục vụ cho việc bảo vệ đường biển, mà còn cung cấp “nhận thức lãnh thổ” trong phát triển tiềm năng của khu vực.

Sự tham gia của Ấn Độ  tại Biển Đông cũng giúp hạn chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Mối quan hệ của Ấn Độ với người hàng xóm khổng lồ của nó vốn rất khó khăn và mong manh. Cả hai bên bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp biên giới kéo dài, dẫn đến một cuộc chiến năm 1962 và cho đến ngày nay, vẫn là nguồn gốc căng thẳng dẫn đến những cuộc khủng hoảng thường xuyên. Chính điều này đã làm kéo dài cảm giác nghi ngờ và không tin tưởng giữa đôi bên. Cuộc xung đột Doklam xảy ra năm 2017 cho thấy, xung đột giữa hai bên vẫn là một triển vọng rất thực tế. Do đó, theo quan điểm của New Delhi, Biển Đông không thể biến thành “hồ của Trung Quốc”.

Giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực đòi hỏi Ấn Độ phải có nhận thức ngoại giao khôn ngoan và sự điều chỉnh khéo léo. Một mặt, nhà nước Nam Á này muốn duy trì quan hệ hữu nghị với các bên tranh chấp tại khu vực Biển Đông; mặt khác, nó phải tránh gây kích động thái quá cho người hàng xóm Trung Quốc của mình. Theo quan điểm của New Delhi, trong khi các hoạt động như thăm dò năng lượng và bán vũ khí cho khu vực sẽ bị Bắc Kinh phản đối, thì các cuộc mạo hiểm như vậy không có vẻ như sẽ gây ra cái gì đó hơn là các phản ứng bằng lời của Trung Quốc. Nhưng nhìn nhận về các tranh chấp lãnh thổ lại là vấn đề khác. Trung Quốc đã nhiều lần mô tả Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, điều đó cho thấy, Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ các tuyên bố của mình. Do đó, quan điểm của Ấn Độ về vấn đề này là một sự mơ hồ có chủ ý - không ủng hộ bất kỳ một bên nào, mà ngược lại, ủng hộ tự do hàng hải và giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Về phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông vào năm 2016, Ấn Độ, nước không tham gia tranh chấp, đã kêu gọi tất cả các bên cùng tôn trọng và duy trì phán quyết của Tòa án dựa trên UNCLOS.

Tuy nhiên, những phát triển gần đây ở khu vực Biển Đông đã trở thành mối quan tâm của New Delhi. Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền tại 85% khu vực tranh chấp, đã khôi phục và huy động quân lực tại khu vực này. Từ năm 2013 đến năm 2016, Trung Quốc đã tuyên bố thu hồi 7 hòn đảo và xây dựng các cơ sở quân sự bao gồm sân bay, hệ thống radar và cơ sở tên lửa trên các vùng họ tuyên bố chủ quyền trong khu vực. Hơn nữa, các tàu của Trung Quốc trong khu vực này đã thực hiện hành động hung hăng, quấy rối và đe doạ các tàu của các quốc gia khác khi đi vào khu vực các đảo mà họ tuyên bố chủ quyền. Đáp lại, những bên liên quan khác trên khu vực Biển Đông cũng đã bắt đầu tăng cường khả năng phòng thủ trên các hòn đảo của họ với các cơ sở hạ tầng phòng thủ ven bờ, sân bay và hệ thống giám sát. Thay vì hòa bình, những hành động như vậy đã gây ra căng thẳng và làm mất ổn định khu vực.

Ngay cả Hoa Kỳ, quốc gia đã đề xuất mạnh mẽ về “tự do hàng hải” trong khu vực, cũng đã trợ giúp cho Ấn Độ. Trong năm đầu tiên nhậm chức, Tổng thống Mỹ D. Trump đã không thể hiện sự sẵn sàng thách thức Bắc Kinh về hành vi của nước này trong khu vực Biển Đông. Chính quyền mới này dường như thiếu một chính sách rõ ràng đối với khu vực Biển Đông, và lựa chọn tập trung vào vấn đề Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, gần đây, có những dấu hiệu cho thấy sự thay đổi có thể xảy ra. Vào cuối năm 2017, một cuộc đối thoại an ninh bốn bên trong thời kỳ không hoạt động - một quan hệ đối tác quốc phòng giữa Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc - đã bất ngờ trở lại, cho thấy sự lo ngại ngày càng gia tăng đối với sự gia tăng của Trung Quốc. Chiến lược quân sự Mỹ vừa mới được tiết lộ cũng cho thấy một sự thay đổi về Trung Quốc và Nga. Mặc dù còn quá sớm để nói kế hoạch này sẽ được Chính quyền  Mỹ hiện nay thực hiện như thế nào, nhưng Mỹ có thể sẽ tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Ấn Độ như một đối trọng với sự thống trị khu vực của Trung Quốc. Hơn nữa, có thể nó cũng báo hiệu sự quan tâm mới của Washington trong việc kiểm tra hành vi của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Tương lai tiếp diễn của Biển Đông là gì? Quyết định mời tất cả 10 vị đứng đầu nhà nước ASEAN tới làm khách của New Delhi gần đây cho thấy ý định bắt tay vào việc tăng cường quan hệ với khu vực. Chính sách của Bắc Kinh ở Biển Đông cũng dường như không thay đổi. Nó đã làm thay đổi quan điểm của các quốc gia như Malaysia và Philippines, những nước này đã dịu lại lập trường của mình về vấn đề Biển Đông và chọn cách tập trung vào hợp tác với người khổng lồ châu Á. Tuy vậy, cho dù có hoặc không có Hoa Kỳ, Ấn Độ vẫn sẽ phải tiếp tục tăng cường mối quan hệ với khu vực và đóng vai trò trong việc quản lý các vùng nước bị rối loạn của mình.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Các quan điểm thể hiện trong bài báo chỉ là của tác giả và không nhất thiết phản ánh vị trí hoặc chính sách của Trường Chính sách Công Lee Kuan Yew hay Đại học Quốc gia Singapore.

Hình ảnh: Là một phần của các thử nghiệm trên biển đang diễn ra, tàu ngầm lớp Scorpene Kalvari đã thực hiện cuộc bắn phá ngư lôi đầu tiên vào ngày 26 tháng 5 năm 2017. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Nguồn: http://cimsec.org/india-south-china-sea/35520


* Byron Chong là trợ lý nghiên cứu tại Trung tâm Châu Á và Toàn cầu hoá, Trường Chính sách công Lee Kuan Yew. Ông tốt nghiệp thạc sĩ nghiên cứu chiến lược Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam. Các mối quan tâm nghiên cứu của ông tập trung vào quan hệ Trung - Ấn và an ninh quốc tế ở châu Á.

Nguồn:

Cùng chuyên mục