Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn - Mỹ - Trung: Điều chỉnh lợi ích hay ứng phó với uy hiếp?

Ấn - Mỹ - Trung: Điều chỉnh lợi ích hay ứng phó với uy hiếp?

Việc theo đuổi các lợi ích quốc gia của Ấn Độ sẽ được kiểm chứng thông qua cách thức Ấn Độ quản lý các mối quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc.

05:14 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Tất cả sự chú ý sẽ đổ dồn về tầm nhìn của Ấn Độ về Ấn Độ - Thái Bình Dương khi Thủ tướng Narendra Modi có phát biểu tại Diễn đàn Shangri-La tại Singapore vào đầu tháng 6/2018. Cuộc đối thoại Shangri-La đầu tiên được tổ chức vào năm 2002 và nhanh chóng trở thành diễn đàn thường niên về các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, về sau lại trùng với chiến lược Tái cân bằng châu Á của Tổng thống Obama. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương như một cấu trúc địa chính trị mới nổi, và sự đồng thuận của Chính quyền Trump, điều này có nghĩa là Đối thoại Shangri-La cũng sẽ phản ánh sự chuyển đổi trọng tâm từ châu Á - Thái Bình Dương sang Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Về các ưu tiên trong khu vực của Hoa Kỳ, Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) và Chiến lược Quốc phòng (NDS) của Chính quyền Trump đã nhấn mạnh đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Từ góc độ xem Ấn Độ như là chìa khóa của Chiến lược tái cân bằng ở châu Á - Thái Bình Dương cho đến Tầm nhìn chiến lược chung  của Ấn Độ - Hoa Kỳ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Ấn Độ Dương của Chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama cho đến việc nắm bắt lấy khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Donald Trump, hai nước đã đi một chặng đường dài trong việc điều chỉnh tầm nhìn chiến lược. Sự hợp tác chiến lược này đã thể hiện trong việc theo đuổi sự  tương tác giữa lực lượng vũ trang Mỹ - Ấn Độ, trong đó bao gồm các cuộc diễn tập quân sự, cũng như chuyển giao thiết bị quân sự nhằm tăng cường khả năng tác chiến và ngăn ngừa của Ấn Độ.

Những phát triển trong hợp tác chiến lược của Ấn Độ - Hoa Kỳ đã gây nên sự bất an nhất định ở Bắc Kinh. Điều này tạo ra một công thức cạnh tranh và hợp tác khó khăn trong tam giác động lực Ấn Độ - Mỹ - Trung Quốc. Cách thức New Delhi xử lý sự đổ vỡ chiến lược của việc xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ và mối quan hệ với người láng giềng Trung Quốc, có lẽ, vẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất của chính sách đối ngoại của Ấn Độ.

Bản thân vị trí địa lý của Ấn Độ đòi hỏi nó phải xác định câu chuyện riêng của mình phù hợp với Hoa Kỳ để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trung Quốc vẫn là một cường quốc và nước Mỹ lại ở nơi xa xôi. Mặc dù lịch sử đã chứng minh rằng, cần một quyền lực ở xa để cân bằng đối với một quyền lực gần, nhưng mối quan hệ với quyền lực thứ hai không nên được xác định và định nghĩa bởi quyền lực thứ nhất.

Sự giao thoa về địa chính trị và địa lý kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc mang lại cơ hội về kinh tế nhưng cũng nên nhiều “sự đối đầu” như sự kiện ở Doklam hoặc những bất đồng vẫn tồn tại về tình chất của sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc (BRI) trong vài năm đã qua. Tuy các mối đe dọa từ một Trung Quốc đang trỗi dậy không bị cản trở ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, và đặc biệt là ở khu vực xung quanh Ấn Độ đang là điều dễ nhận thấy, nhưng các cơ hội kinh tế từ Trung Quốc đang tăng lên cũng là điều rõ ràng. Điều này đúng không chỉ đối với Ấn Độ mà còn nhiều quốc gia khác ở Đông và Đông Nam Á, cho rằng, sự bành trướng của Trung Quốc là một mối đe dọa bất chấp sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế của họ. Điều này đúng ngay cả với Hoa Kỳ - quốc gia quan trọng nhất trong trật tự toàn cầu hiện nay. Trong thực tế, sự xuất hiện của mối quan hệ quyền lực mới giữa hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc và xác suất của một tổ hợp quyền lực giữa hai nước nói trên nhận được sự quan tâm từ New Delhi. Ngoài ra, vùng biên giới dài và không ổn định giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tồn tại như một điểm tranh cãi lớn mà cả hai nước vẫn chưa tìm ra giải pháp chung.

Làm thế nào để quản lý các mối đe dọa và cơ hội từ một Trung Quốc đang trỗi dậy về kinh tế cũng như quân sự, có lẽ, vẫn là thách thức cấp bách nhất đối với cả Ấn Độ lẫn Hoa Kỳ. Tình thế lưỡng nan này càng rõ ràng hơn đối với Ấn Độ, bởi vì trong động lực tam giác giữa Ấn Độ, Hoa Kỳ và Trung Quốc, thì không may là, Ấn Độ tồn tại tình trạng bất đối xứng với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Điều này đưa ra một câu hỏi hóc búa, đặc biệt đối với Ấn Độ, về cách nước này có thể phù hợp với nhận thức đe dọa của Hoa Kỳ về sự “uy hiếp” Trung Quốc không được kiểm soát, trong khi không được làm tổn hại nguồn đầu tư và sự dung hòa kinh tế  từ Trung Quốc. Mặt khác, đầu tư chính trị của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI) có thể giúp Bắc Kinh tạo ra lực kéo về  hợp tác với các nước như Ấn Độ, như đã thấy gần đây tại “Hội nghị Thượng đỉnh phi chính thức” ở Vũ Hán và trước đó tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Hạ Môn.

Quản lý sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực vẫn là một chất keo chiến lược liên kết Ấn Độ - Mỹ và các đối tác cùng chí hướng khác như Nhật Bản và Australia thuộc Đối thoại An ninh Tứ giác (Quad) - một cuộc đối thoại an ninh phi chính thức trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, động lực của Trung Quốc với mỗi quốc gia thuộc Quad, bao gồm Ấn Độ, vẫn là một thực tế phức tạp. Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với các quốc gia này là quan trọng hơn so với các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia này nếu họ không chia sẻ sự hội tụ về mặt an ninh.

Hơn nữa, các ưu tiên chiến lược của Hoa Kỳ, chứ không phải là sự lo lắng của Ấn Độ, sẽ quyết định cách nước Mỹ lựa chọn bạn bè và đối tác. Trong bối cảnh này, New Delhi phải sử dụng chính sách đối ngoại “Ấn Độ trên hết” nhằm cân bằng chính sách đối ngoại “nước Mỹ trên hết”. New Delhi cần phải có thái độ thực dụng ở những phương diện có thể mong đợi sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ, cũng như ở những điểm mà nước này phải tự hành động. Khả năng của Ấn Độ để đáp ứng kỳ vọng của Mỹ với tư cách là sự đối trọng với Trung Quốc thường bị đặt câu hỏi. Tuy nhiên, đây là một câu chuyện mà Delhi nên lưu ý.

Thực hiện sự tự chủ về chiến lược của Ấn Độ luôn tạo ra lực kéo của việc theo đuổi lợi ích quốc gia của nước này. Năng lực của Ấn Độ sẽ được đánh giá thông qua cách thức nước này quản lý mối quan hệ với hai siêu quốc Mỹ và Trung Quốc.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://thediplomat.com/2018/05/india-us-china-aligning-interests-or-managing-threats/

Nguồn:

Cùng chuyên mục