Báo chí phát thanh hướng tới lòng tin và trách nhiệm trong đại dịch tin giả
Báo chí phát thanh là phương tiện giao tiếp xã hội hữu ích cho nhân loại. Sóng vô tuyến vượt qua biên giới, đến với mọi người ở khắp mọi nơi và là một thiết bị thu rất hợp lý so với các hình thức truyền thông khác.
Chúng ta nhớ đến những người tiên phong đã góp phần tạo ra chiếc đài phát thanh vĩ đại. Đó là những nhà nghiên cứu nổi tiếng như Heinrich Hertz người Đức, Alexander Popov người Nga, Edouard Branley người Pháp, Nicola Tesla người Mỹ gốc Serbia, Guglielmo Marconi người Ý, Oliver Lodge người Anh, Cervera Baviera người Tây Ban Nha, và Jagadish Chandra Bose người Ấn Độ.
Chủ đề của Ngày Phát thanh Thế giới năm 2022 được chia thành ba chủ đề phụ là Niềm tin vào báo chí phát thanh, Sự tin cậy và khả năng tiếp cận và Sự tin cậy và khả năng tồn tại của các đài phát thanh
Ghi nhận khả năng vượt trội của báo chí phát thanh trong tiếp cận thính giả, UNESCO coi báo chí phát thanh là lực lượng quan trọng để hình thành tính nhân văn, tính đa dạng và thực hành diễn ngôn dân chủ. Lễ kỷ niệm năm nay diễn ra trong đại dịch toàn cầu, trong bối cảnh rất cần có thông tin kịp thời, và báo chí phát thanh là công cụ vô cùng cần thiết để truyền tin nhanh chóng. Đài phát thanh có thể truyền ngay nội dung về sức khỏe và an toàn, cũng như thông tin có thể giúp định hướng và chỉ dẫn cho hoạt động vì lợi ích cộng đồng.
Ngày báo chí phát thanh được đề xuất lần đầu tiên bởi Học viện Vô tuyến Tây Ban Nha vào tháng 9 năm 2010. Sáng kiến này của Tây Ban Nha được sự đồng tình ủng hộ của ngành phát thanh quốc tế và nhiều tổ chức quan trọng từ nhiều quốc gia. Vì vậy, sau một cuộc tranh luận kéo dài được tổ chức vào ngày 29 tháng 9 năm 2011 trong Ban chấp hành UNESCO, ngày cuối cùng đã được ấn định là ngày 13 tháng 2, tương ứng với sự ra đời của đài phát thanh Liên hợp quốc vào năm 1946.
Điều đặc biệt của báo chí phát thanh là nó vẫn có vị trí vô cùng hữu ích trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Trong những lần lái xe đường dài, để đi nghỉ hay đi làm, chiếc đài vẫn ở bên chúng ta, giúp chúng ta nghe ca hát và cập nhật thông tin mới. Chiếc đài giống như một người bạn và một người hàng xóm tuyệt vời, một người luôn ở đó và không bao giờ làm bạn thất vọng.
Đáng buồn thay, các sự kiện thế giới gần đây đã làm xói mòn lòng tin đối với các phương tiện truyền thông, nhất là sự lưu hành các nội dung sai sự thật lan truyền nhanh chóng trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Trong bối cảnh đó, đài phát thanh vẫn tiếp tục là một trong những phương tiện được tin cậy và sử dụng nhiều nhất trên thế giới.
Nếu chúng ta nhìn vào lịch sử, báo chí phát thanh có từ giữa thế kỷ 19. Nó hoạt động với sự trợ giúp của sóng âm thanh và tín hiệu truyền thông điệp trên băng thông xác định. Ở Ấn Độ, đài phát thanh có từ đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, phải mất vài năm sau nó mới trở thành phương tiện thông tin đại chúng phổ biến.
Đài phát thanh đáp ứng nhu cầu phổ biến thông tin, đặc biệt là đối với những người dân không có khả năng đọc báo. Những người không thể đọc quảng cáo và báo chí đã có thể nghe và hiểu mọi thứ sau sự xuất hiện của đài phát thanh. Trong số các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, nhiều quốc gia như Nigeria, Angola, Cộng hòa Dân chủ Congo, Nam Phi, và nhiều nơi khác, đài phát thanh của họ đã giúp cho các cộng đồng nắm bắt được những diễn biến mới nhất trong cuộc khủng hoảng COVID-19.
Ở Ghana, với dân số hơn 32 triệu người (theo dữ liệu từ Worldmeters.info), đài phát thanh là phương tiện phổ biến nhất. Theo số liệu của chương trình quản lý sở hữu truyền thông (Media Ownership Monitor), Ghana có 481 đài phát thanh trên khắp đất nước và 354 đài trong số đó đang hoạt động cung cấp nội dung chính cho cộng đồng, kể cả nội dung về thể thao và nghệ thuật. Trong khi đó, ở Gabon với dân số hơn 2,2 triệu người, theo trang Logfm.com, có 14 đài phát thanh.
Sức mạnh của báo chí phát thanh đã được chứng minh là vượt trội hơn các phương tiện truyền thông khác trong đại dịch COVID-19. Phương tiện truyền thanh đã giúp đảm bảo tính liên tục của việc dạy và học và chống lại thông tin sai lệch.
Ngay cả khi phần lớn bối cảnh truyền thông toàn cầu dường như bị chi phối bởi các dịch vụ trực tuyến và phương tiện truyền hình, tầm quan trọng của phát thanh được chứng minh bởi tính phổ biến và tính liên tục của tất cả các thể loại chương trình phát thanh. Để củng cố điều này, UNESCO kêu gọi các quốc gia thành viên xây dựng Niềm tin vào Báo đài bằng cách phát triển nội dung độc lập và chất lượng cao, làm đối trọng với “thời đại kỹ thuật số nhịp độ cao hiện nay”, do thông tin của báo chí phát thanh “có thể kiểm chứng, và được chia sẻ vì lợi ích công cộng”.
Cuối cùng, UNESCO muốn đài phát thanh tồn tại và phát triển, vì vậy họ đã đưa vào danh mục chủ đề phụ thứ ba có tên là Tin cậy và khả năng tồn tại của các đài phát thanh. Báo chí phát thanh đã sống sót qua cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến nhiều phương tiện truyền thông. Báo chí phát thanh có khả năng chuyển đổi mức độ tương tác và lòng trung thành của khán giả thành sự bền vững về mặt tài chính.
Chú thích ảnh: Jagadish Chandra Bose, nhà vật lý người Ấn Độ góp phần tạo ra truyền thông vô tuyến ứng dụng trong radio.
Tác giả: Arlene Mukoko, Mạng lưới thông tin toàn cầu (Global Information Network)
Chú thích ảnh: Cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ tham gia tổ chức tọa đàm về an toàn tác nghiệp báo chí trong đại dịch Covid-19, tại Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV), 27/2/2021.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://www.indepthnews.net/index.php/128-africa/5095-in-the-age-of-fake-news-radio-aims-for-trust-and-accountability
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 04:00 12-12-2024
G20 và Cơ hội Mở Rộng Quan Hệ Ấn Độ - Mỹ Latinh
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 03:00 12-12-2024