Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh: Chúng tôi muốn đưa Ấn Độ trở thành siêu cường
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath cho biết Ấn Độ có tiềm năng trở thành siêu cường và cần đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực giáo dục, y tế và công nghiệp.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cho biết Ấn Độ có tiềm năng trở thành một siêu cường và cần phải đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực giáo dục, y tế và công nghiệp, Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh cho biết hôm thứ Hai, ngày 28/12/2020, khi ông đề cập đến lịch sử huy hoàng của đất nước Ấn Độ, trong đó có những khám phá lớn của các nhà toán học cổ đại như Aryabhata, đã có những phát kiến trước cả những nhà khoa học phương Tây.
Trong một bài diễn văn trực tuyến tại hội nghị IIM Ranchi, Bộ trưởng Singh đã đi sâu vào phân tích những đóng góp phong phú của Ấn Độ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đặc biệt là toán học và thiên văn học cổ điển của Ấn Độ và lưu ý rằng: “Aryabhata đã tìm ra Trái đất có hình cầu và quay quanh trục của nó, khoảng 1.000 năm trước khi nhà thiên văn học nổi tiếng người Đức Copernicus tìm ra”.
“Chúng ta muốn đưa Ấn Độ trở thành siêu cường. Để đưa đất nước trở thành siêu cường, chúng ta cần những thành tựu lớn hơn nữa trong lĩnh vực giáo dục, y tế và công nghiệp, v.v. Tiềm năng trong những lĩnh vực này ở trong nước chúng ta vẫn chưa được phát huy hết”.
Ông nói thêm: “Khi chúng ta nói về việc đưa Ấn Độ trở thành siêu cường, thì chúng ta cũng phải quan tâm đến tiềm năng phát triển ở tất cả các bang của đất nước”.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho biết giới trẻ nước này có khả năng đối mặt với bất kỳ thách thức nào và có thể biến chúng thành cơ hội với sự trợ giúp của những “phát minh, đổi mới và ý tưởng sáng tạo”. Khuyến khích học sinh đóng vai trò then chốt trong việc hình thành một “Ấn Độ Mới”, ông Singh cho biết giáo dục hiện đại không nên ngăn cản các em lấy cảm hứng từ lịch sử huy hoàng của đất nước, đồng thời đặt ra các tiêu chuẩn kiến thức và khám phá mới trong nhiều thế kỷ trong lĩnh vực vật lý, khoa học xã hội, tri thức tâm linh và kinh tế.
“Giáo dục hiện đại không nên là một trở ngại trong việc lấy cảm hứng từ quá khứ huy hoàng. Cũng giống như nghiên cứu khoa học không có nghĩa là bạn không tin vào Chúa”, Bộ trưởng Singh nói.
Ông cũng đề cập đến nhà khoa học Ramanujan và nói thêm: “Ông ấy nói 'một phương trình là vô nghĩa đối với tôi trừ khi nó thể hiện ý nghĩ về Chúa'”.
Khuyến khích các sinh viên làm việc hướng tới xây dựng đất nước, Bộ trưởng Quốc phòng đã trích dẫn những đóng góp của các nhà khoa học nổi tiếng của Ấn Độ cổ đại và nói rằng “không có thành công nào là cuối cùng và không có thất bại nào là chết người”.
Ông Singh nói: “Ấn Độ đã là chứng nhân cho truyền thống lâu đời của các nhà khoa học từ Aryabhata, Varahamihir, Brahmagupta, Bodhayan, Charak, Sushruta, Nagarjuna đến Sawai Jai Singh”.
Bộ trưởng Singh nói: "Trước Isaac Newton, Brahmagupta đã tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn. Nhưng vấn đề là, vì nhiều lý do, các nhà khoa học phương Tây đã được ghi danh cho những thành tựu khoa học đó. Ông Singh đã được đào tạo trong lĩnh vực khoa học vật lý.
Ông cho biết nhà khoa học Ấn Độ cổ đại Baudhayan đã phát hiện ra “định lý P—ta-go” nhiều năm trước khi nhà khoa học Pythagoras tìm ra.
Bộ trưởng Quốc phòng cho biết, theo một nhà sử học nổi tiếng của Nga, Ấn Độ đã thành thạo phẫu thuật thẩm mỹ từ trước công nguyên và đây là nước đầu tiên thành lập bệnh viện.
Singh cũng đề cập đến đóng góp cụ thể cho ngành thiên văn học của nhà khoa học thế kỷ XII Bhaskaracharya và chính ông tìm ra những lý thuyết liên quan đến chu kỳ quỹ đạo của các hành tinh, điều này sau đó đã được nhà khoa học người Đức Kepler phát hiện.
Bộ trưởng Quốc phòng cho biết danh sách các thành tựu về khoa học của Ấn Độ còn rất dài, đồng thời cho biết nước này không đi sau trong các lĩnh vực khác như kinh tế, lịch sử, khoa học chính trị và hành chính công.
Ông nói: “Ngày nay, khi tất cả chúng ta đang nỗ lực cho việc tạo ra Ấn Độ Mới, điều quan trọng là tất cả chúng ta phải hiểu được di sản của mình”.
Nói về đại dịch Covid-19, ông Singh cho biết Ấn Độ đã đối mặt hiệu quả với cuộc khủng hoảng dù có nguồn lực hạn chế và nước này đã biến thảm họa thành “cơ hội” dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi.
Yêu cầu các sinh viên làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu, ông Singh nói: “Chúng ta phải hiểu rằng con đường thành công thường đi qua những con đường thất bại. Trên thế giới sẽ không có người thành công nào mà chưa từng đối mặt với thất bại”.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục