Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Các nước bộ tứ cam kết khám phá vũ trụ

Các nước bộ tứ cam kết khám phá vũ trụ

Các mối đe dọa an ninh không gian ngày càng tăng đang chứng tỏ là thách thức đối với các biện pháp quản trị toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên, rất khó để các nước đồng thuận về các quy tắc mới để xử lý mối đe dọa này.

05:34 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của các nhà lãnh đạo của nhóm các nước Quad, bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ, đã gặp nhau tại Washington vào tháng 9/2021. Việc quản lý không gian vũ trụ nhận được sự chú ý đáng kể, với tuyên bố chung nói rằng, nhóm sẽ thử nghiệm các cách thức hợp tác cũng như chia sẻ dữ liệu cho các mục đích hòa bình, bao gồm theo dõi các mô hình biến đổi khí hậu, ứng phó và chuẩn bị cho thiên tai cũng như khai thac bền vững các đại dương và tài nguyên biển. Nhóm cũng đồng ý rằng, họ sẽ phát triển các chuẩn mực, hướng dẫn, quy tắc và nguyên tắc đảm bảo việc sử dụng bền vững không gian vũ trụ.

Trong cuộc họp song phương, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh vào các công nghệ mới và quan trọng bao gồm không gian vũ trụ, mạng, trí tuệ nhân tạo AI, mạng thế hệ thứ 5 và thứ 6, 5G và 6G. Đáng chú ý, họ đã đồng ý hoàn thành “Biên bản ghi nhớ Nhận thức chung về Tình hình Không gian vũ trụ” vào cuối năm 2021, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ dữ liệu, cũng như chia sẻ các dịch vụ nhằm đảm bảo tính bền vững lâu dài của các dự án trong không gian vũ trụ.

Sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong không gian vũ trụ là lý do chính cho những phát triển này. Đảm bảo không gian vũ trụ an toàn, bảo mật và bền vững là nhiệm vụ quan trọng khi có sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa một số bên trong lĩnh vực không gian vũ trụ. Một mặt, nó kích hoạt các động lực cạnh tranh mới, đặc biệt là trong bối cảnh có nhiều cuộc tranh luận về quản trị toàn cầu; nhưng mặt khác, động lực cạnh tranh trong không gian vụ trụ thúc đẩy các quan hệ đối tác hợp tác mới, tập trung vào một số khía cạnh công nghệ và quy chuẩn.

Những động lực cạnh tranh mới thể hiện rõ trong việc nâng cao năng lực về không gian vũ trụ, bao gồm vũ khí chống vệ tinh ASAT, và khả năng tác chiến điện tử và không gian mạng của một số quốc gia. Đặc biệt, Trung Quốc đã đạt được những bước tiến ấn tượng trong không gian vũ trụ, đặc biệt là các công nghệ không gian vũ trụ. Chương trình không gian quân sự của Trung Quốc có thể chủ yếu nhắm vào Mỹ nhưng các quốc gia như Ấn Độ và Nhật Bản không thể bỏ qua những hậu quả đối với an ninh quốc gia của họ.

Việc thành lập các thể chế quân sự chuyên trách về vũ trụ cũng là một diễn biến đáng lo ngại. Việc Trung Quốc thành lập Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLASSF), kết hợp không gian mạng, không gian vũ trụ và chiến tranh điện tử, là một trong những bước đổi mới thể chế nguy hiểm hơn nhiều so với Lực lượng Vũ trụ Mỹ hay Cơ quan Không gian Quốc phòng của Ấn Độ.

Các quốc gia như Ấn Độ và Nhật Bản có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khả năng tiếp cận không gian không bị gián đoạn trong nhiều điều kiện phức tạp về mặt xã hội, kinh tế và an ninh. Điều này đòi hỏi phải xem xét lại các quy tắc quốc tế hiện hành về không gian vũ trụ, cũng như viết ra các quy tắc mới. Yêu cầu thứ hai để đi vào vũ trụ ổn định và an toàn là phát triển các công nghệ và biện pháp đối phó phù hợp có thể hoạt động như cơ chế ngăn chặn khi năng lực không gian vũ trụ ngày càng tăng.

Các mối đe dọa an ninh trong vũ trụ ngày càng tăng là thách thức đối với các biện pháp quản trị toàn cầu hiện nay. Dù Hiệp ước Không gian vũ trụ (OST) năm 1967, và các thỏa thuận khác được phát triển trong những năm 1960 và 1970, đã cố gắng duy trì sự tính trật tự của không gian vũ trụ ở một mức độ kiểm soát được, nhưng chúng đang trở nên lỗi thời. Các hiệp ước và thỏa thuận trên được phát triển trong các hoàn cảnh địa chính trị và công nghệ khác với thời nay, và do đó chúng tỏ ra không đủ khả năng giải quyết các thách thức hiện nay. OST có nhiều sơ hở và nhiều cách hiểu khác nhau về loại hoạt động được phép thực hiện, và OST cũng có nhiều hạn chế khi chỉ cấm đưa vũ khí sát thương hàng loạt vào không gian vũ trụ nhưng không cầm vũ khí thông thường.

Những sơ hở và hạn chế này đã được tất cả các quốc gia tham gia khám phá vũ trụ thừa nhận, và theo đó, đã có một số đề xuất an ninh không gian mới trong thập kỷ qua. Đề xuất Ngăn chặn Chạy đua Vũ khí trong Không gian Vũ trụ (PAROS) đã có từ đầu những năm 1980, nhưng vẫn chưa có bất kỳ cuộc đàm phán hiệu quả nào về đề xuất này. Các nỗ lực gần đây có: dự thảo Hiệp ước do Trung Quốc-Nga tài trợ về ngăn chặn việc bố trí vũ khí trong không gian vũ trụ, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại các vật thể ngoài vũ trụ (PPWT), ban đầu được đề xuất vào năm 2008 (sau đó có văn bản sửa năm 2014); Bộ quy tắc ứng xử quốc tế về hoạt động trong không gian vũ trụ (ICoC) do EU khởi xướng năm 2010; Nhóm chuyên gia chính phủ của Liên hợp quốc (GGE) về các biện pháp xây dựng minh bạch và lòng tin (TCBM) vào năm 2013; và GGE 2018-2019 về các biện pháp thực tế để ngăn cuộc chạy đua vũ trang trong không gian vũ trụ (PAROS). Không thỏa thuận nào trong số này có kết quả thuận lợi.

Ngoài ra, còn có đề xuất an ninh vũ trụ của Vương quốc Anh: “Giảm các mối đe dọa trong không gian thông qua các chuẩn mực, quy tắc và nguyên tắc về hành vi có trách nhiệm”, được sửa đổi, bổ sung bằng nhiều cách. Điều đặc biệt đáng chú ý là đề xuất này còn thiếu tính pháp lý. Ngoài ra, đề xuất của Vương quốc Anh tập trung vào cách tiếp cận hành vi, trong khi chưa làm rõ các thuật ngữ chính, ví dụ như “vũ khí không gian”,

Không dễ tạo ra sự đồng thuận giữa các cường quốc trong việc biến những đề xuất này thành các biện pháp quản trị thực tế. Trong môi trường mang nặng tính chính trị khi các bên ít tin tưởng lẫn nhau, việc ký kết các biện pháp ràng buộc về mặt pháp lý là rất cần thiết. Ví dụ, một nhóm các quốc gia nhận thức rằng, bất kỳ điều ước quốc tế nào trong tương lai sẽ chỉ hạn chế năng lực khám phá vũ trụ của họ trong khi các bên “kém hiểu biết về hiệp ước” sẽ tiếp tục phát triển năng lực này mà không quan tâm đến các cam kết. Trong quá khứ, việc một số quốc gia đã vi phạm hiệp ước và các cam kết quốc tế khác (không phải về không gian, nhưng liên quan đến vấn đề hạt nhân và tên lửa) vẫn chưa mang lại bài học gì cho tình hình mới.

Cần nghiêm túc hơn trong việc tìm kiếm biện pháp trung gian giữa những bên muốn có các biện pháp pháp lý vs. những bên muốn có các thỏa thuận chính trị. Các hiệp định chính trị có thể không được hưởng quy chế pháp lý, nhưng chúng có thể có lợi hơn trong việc giải quyết các vấn đề về sự tự tin chính trị cũng như lòng tin chính trị giữa các quốc gia. Nhưng vì nhiều nước ủng hộ cơ chế ràng buộc về mặt pháp lý, nên các đề xuất hiện tại không mang nhiều tính chính trị. Đối với vấn đề đó, thỏa thuận không ràng buộc cũng không tồn tại, mặc dù nó gặp phải các vấn đề về quy trình hơn là về các khía cạnh cơ bản.

Do con đường phía trước rất nhiều khó khăn, các chính phủ cần bắt đầu với các biện pháp chính trị để quản trị không gian vũ trụ. Điều này không có nghĩa là nên bỏ các biện pháp pháp lý, nhưng trong điều kiện chính trị hiện nay, các cuộc tranh luận về quản trị khó có thể đạt được tiến bộ. Do đó, các thỏa thuận chính trị dưới hình thức minh bạch và các biện pháp xây dựng lòng tin (TCBM) cần được theo đuổi như một cầu nối, để xây dựng nền tảng vững chắc hơn cho việc hoàn thiện các thỏa thuận pháp lý. Nhưng với những loại vấn đề phức tạp về an ninh không gian vụ trụ, cần phải có sự kết hợp giữa các phương pháp ngắn hạn và biện pháp dài hạn.

Tác giả: Tiến sĩ Rajeswari Pillai Rajagopalan, Giám đốc Trung tâm An ninh, Chiến lược & Công nghệ (CSST) tại Quỹ Nghiên cứu Người quan sát (ORF), New Delhi, Ấn Độ.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://thediplomat.com/2021/10/the-quad-commits-to-regulating-space/

Bấm vào đây để đọc bản tiếng Anh của bài viết này/Click here to read the English version of this article

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục