Các tầng lớp trung lưu Ấn Độ: Văn hóa chính trị và kinh tế mới nổi (Phần 2)
Tầng lớp trung lưu đã trở thành một phạm trù lịch sử và xã hội học quan trọng ở Ấn Độ hiện đại. Ý tưởng Ấn Độ là một quốc gia dân tộc và dân chủ hiện đại đã được hình dung và đặt nền tảng bởi các tầng lớp trung lưu mới nổi trong giai đoạn cuối thời kỳ thực dân Anh cai trị khu vực tiểu lục địa. Sự lãnh đạo của tầng lớp trung lưu trong phong trào dân tộc của Ấn Độ cũng tạo các giá trị nền tảng cho đất nước mới độc lập sau khi chế độ thực dân kết thúc. Trong hai thập kỷ qua, tầng lớp trung lưu Ấn Độ đã được tán dương bởi những thành tựu kinh tế của nó trong nền kinh tế toàn cầu mới. Nó cũng đã được mở rộng về quy mô, cung cấp cơ sở thị trường quan trọng cho quá trình tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị dân chủ.
Các tầng lớp trung lưu Ấn Độ: Văn hóa chính trị và kinh tế mới nổi
Surinder S. Jodhka / Aseem Prakash
Khá giống như tổ tiên của mình, tầng lớp trung lưu thời kỳ thuộc địa, tầng lớp mới nổi này cũng có những khuynh hướng trái ngược nhau. Đặc tính, chính trị cũng như mối quan hệ với nhà nước và nền kinh tế của tầng lớp này bị ảnh hưởng bởi các đặc tính đặc thù bắt nguồn từ vị trí xã hội và tộc người của các thành viên của nó, chẳng hạn như đẳng cấp, khu vực ngôn ngữ học, hoặc tôn giáo. Sự đa dạng bên trong của tầng lớp trung lưu Ấn Độ còn tăng lên hơn nữa trong giai đoạn này. Với thể chế bầu cử dân chủ, phát triển kinh tế (công nghiệp và nông thôn), và có lẽ quan trọng nhất là các chính sách hành động quả quyết (điều kiện) đối với các đẳng cấp và bộ lạc trong các cơ sở giáo dục của nhà nước, công ăn việc làm và các cơ quan lập pháp, đã làm mở rộng các cơ sở xã hội của tầng lớp trung lưu. Những thành phần đang nổi lên của tầng lớp trung lưu này đã tạo ra những người lãnh đạo và lên tiếng đại diện cho những người dân Ấn Độ đã phải chịu thiệt thòi trong lịch sử.
Giai đoạn thứ ba của tầng lớp trung lưu Ấn Độ bắt đầu vào những năm 1980 cùng với sự suy tàn của nhà nước Nehruvian, sự hỗn loạn trong xã hội và chính trị, sự nổi lên của các phong trào xã hội mới xoay xung quanh các đòi hỏi về quyền và bản sắc, sự thay đổi nhanh chóng trong nền kinh tế chính trị và cải cách kinh tế đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thời kỳ này cũng chứng kiến một sự thay đổi mang tính thế giới quan trong các tranh luận về tầng lớp trung lưu Ấn Độ. Tầng lớp trung lưu "mới" bắt đầu được xác định và thảo luận ngày càng nhiều liên quan đến các hành vi tiêu dùng của nó - điều tạo nên cơ sở xã hội cho nền kinh tế tư bản định hướng thị trường.
Tuy nhiên, cách nhìn nhận tiêu thụ như là đặc điểm xác định của tầng lớp trung lưu có xu hướng biến nó thành phạm trù nhóm có thu nhập đồng đều. Phạm trù tầng lớp trung lưu rộng hơn nhóm thu nhập. Do đó, tầng lớp trung lưu cũng cần được phân tích để hiểu cho đúng, cần phải phân tích vai trò của nó trong mối quan hệ với nhà nước, thị trường và xã hội dân sự; về vai trò của nó liên quan đến các lợi ích chính trị, kinh tế xã hội của các cộng đồng khác nhau. Trong khi việc xây dựng khái niệm này làm hạn chế sức mạnh về số lượng của tầng lớp trung lưu, thì nó lại mở rộng khung phân tích để hiểu sự tương tác của tầng lớp trung lưu với nhà nước, thị trường và xã hội dân sự. Theo đó, trước tiên chúng ta sẽ xem xét các nhóm thu nhập trung bình và mối quan hệ, vị trí và vai trò của họ trong thị trường lao động.
Kinh tế của tầng lớp trung lưu Ấn Độ: Phạm trù thu nhập và vai trò kinh tế
Sự mở rộng các nhóm thu nhập trung bình ở Ấn Độ là một kết quả của việc làm tạo ra bởi khu vực công và tư nhân có tổ chức. Biểu đồ 1 cho thấy việc làm trong lĩnh vực có tổ chức của nền kinh tế Ấn Độ. Đây là lĩnh vực mà tầng lớp trung lưu có sự hiện diện tối đa trong giai đoạn thứ hai của mình. Những việc làm trong khu vực công tăng từ 11,2 triệu năm 1971 đến 18 triệu năm 2007. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân chia chính sách của nhà nước để tạo thành hai giai đoạn của việc làm khu vực công. Trong giai đoạn 1970-1971 đến 1979-1980 và 1980-1981 đến 1990-1991, khoảng 4,38 triệu và 3,58 triệu công nhân đã lần lượt được bổ sung vào khu vực công. Sự "mỏng đi của nhà nước" đã không xảy ra cho đến năm 1996-1997.
Việc làm khu vực công đi xuống trong thời kỳ từ năm 1996-1997 đến năm 2006-2007 (1,56 triệu công nhân đã bị giảm biên chế trong giai đoạn này). Quan trọng hơn, sự co lại của khu vực công giai đoạn đó không có nghĩa là các hoạt động kinh tế và phát triển của nhà nước đi xuống. Ngược lại, các chi tiêu cho phát triển và ngoài phát triển của chính quyền trung ương và nhà nước tăng lần lượt từ 6,182 triệu USD và 5.493 triệu USD trong năm 1981-1982 lên 198.776 và 202.067 triệu USD trong năm 2009-10. [1]
Hình. 1: Việc làm trong khu vực công và các khu vực tư nhân được tổ chức (triệu)
Nguồn: Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, Sổ tay Thống kê kinh tế Ấn Độ, năm 2010, Mumbai
Tuy nhiên, các số liệu cũng cho thấy sự mỏng đi của số lượng việc làm khu vực nhà nước. Số lượng tuyển mới bị hạn chế và sự phi chính thức trong khu vực chính thức dường như được gia tăng[2]. Ví dụ, các nhiệm vụ phát triển như điện, vệ sinh môi trường, an ninh, cấp nước, .v.v. ngày càng được giao khoán nhiều hơn cho các đơn vị tư nhân với thiết kế sẵn có được giám sát thông qua nhóm sử dụng. Nhà nước không còn là nơi sản xuất và tái sản xuất chính của tầng lớp trung lưu Ấn Độ.
Quan trọng hơn có lẽ là sự mỏng đi của khu vực nhà nước đã không chuyển thành một sự mở rộng đáng kể việc làm trong khu vực tư nhân có tổ chức. Việc làm khu vực tư nhân có tổ chức chỉ tăng từ 6.740.000 (năm 1970-1971) lên đến 9,24 triệu (năm 2006-07). Nói cách khác, nó được mở rộng với tốc độ rất khiêm tốn, gần 1% mỗi năm. Tuy nhiên, trong suốt thời gian từ năm 1997-1998 đến năm 2005-06, nó đã co lại và giảm khoảng 0,3 triệu người lao động[3].
Xét về khía cạnh đẳng cấp, các dữ liệu cho thấy rằng, các nhóm thu nhập trung bình có vẻ như chủ yếu đến từ đẳng cấp Hindu bên trên. Tuy nhiên, trong những năm qua có sự tăng chậm nhưng chắc trong số lượng các hộ gia đình thuộc các nhóm xã hội khác.
Vai trò kinh tế của các nhóm thu nhập trung bình
Các nhóm thu nhập trung bình nằm trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế - hoạt động kinh tế khu vực 1, 2, 3, 4 (các hoạt động trí tuệ) và các hoạt động kinh tế khu vực 5 (mức cao nhất nắm quyền ra quyết định trong một xã hội hay nền kinh tế). Trong các phân đoạn này, họ đang nằm chủ yếu ở khu vực tư nhân không có tổ chức, mặc dù có một tỷ lệ đáng kể cũng nằm trong khu vực công và tư nhân chính thức. Việc làm khu vực chính thức, cả khu vực công và tư nhân (được thảo luận ở trên) chỉ đơn thuần được ước tính là 7% tổng số việc làm có sẵn trong nền kinh tế[4]. Theo một ước tính hợp lý, nhóm thu nhập trung bình và cao hơn sẽ không tạo thành nhiều hơn 3-4% tổng số việc làm trong khu vực có tổ chức của nền nền kinh tế[5]. Khoảng 23% tổng số việc làm khu vực không có tổ chức bao gồm nhóm thu nhập trung bình. Điều tra kinh tế mới nhất của Chính phủ Liên minh lưu ý rằng, khu vực dịch vụ chiếm ưu thế chủ yếu trong tăng trưởng kinh tế trong hai thập kỷ qua, tiếp theo là ngành công nghiệp và nông nghiệp.
Bảng 1: Tỷ lệ các ngành trong việc làm
Tỷ lệ |
Thay đổi trong tỷ lệ |
|||||
Ngành |
1993/94 |
2004/05 |
2007/08 |
05/2005 trên 1993/94 |
2007/08 trên 2004/06 |
2007/08 trên 1993/94 |
Khu vực 1 |
64.5 |
57.0 |
55.9 |
-7.5 |
-1.1 |
-8.6 |
Khu vực 2 |
14.3 |
18.2 |
18.7 |
3.9 |
0.5 |
4.4 |
Khu vực 3 |
21.2 |
24.8 |
25.4 |
3.6 |
0.6 |
4.2 |
Nguồn: GOI 2011, n. 17
Trong điều kiện lao động như trong Bảng 1, khu vực dịch vụ (khu vực thứ ba) và công nghiệp (khu vực thứ hai) tiếp tục tiếp nhận một số lượng công nhân đáng kể. Từ năm 1993-1994 đến 2007-08, tỷ lệ mất việc trong khu vực thứ nhất rất nổi bật. Sự gia tăng mang tính hệ quả trong tỷ lệ việc làm của hai khu vực khác gần như được chia đều giữa khu vực thứ hai và khu vực thứ ba. Tuy nhiên, khu vực thứ nhất (nông nghiệp) tiếp tục giữ lại khoảng 55% nguồn nhân lực trong khi phần đóng góp của nó cho trong GDP ít hơn 20%. (Còn tiếp)
[1] William Mazzarella, Middle Class, 1, http://anthropology.uchicago.edu/pdfs/mazz_middleclass.pdf (accessed September 10, 2011).
[2] GOI, The Challenge of Employment: An Informal Sector Perspective, Vol. 1, National Commission for Enterprises in Unorganised Sector, New Delhi, 2009, 10-15.
[3] RBI, n. 8.
[4] GOI 2009, n. 11 .
[5] GOI 2009, n. 11
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 04:00 12-12-2024
G20 và Cơ hội Mở Rộng Quan Hệ Ấn Độ - Mỹ Latinh
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 03:00 12-12-2024