Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Các tầng lớp trung lưu Ấn Độ: Văn hóa chính trị và kinh tế mới nổi (Phần 3)

Các tầng lớp trung lưu Ấn Độ: Văn hóa chính trị và kinh tế mới nổi (Phần 3)

Tầng lớp trung lưu đã trở thành một phạm trù lịch sử và xã hội học quan trọng ở Ấn Độ hiện đại. Ý tưởng Ấn Độ là một quốc gia dân tộc và dân chủ hiện đại đã được hình dung và đặt nền tảng bởi các tầng lớp trung lưu mới nổi trong giai đoạn cuối thời kỳ thực dân Anh cai trị khu vực tiểu lục địa. Sự lãnh đạo của tầng lớp trung lưu trong phong trào dân tộc của Ấn Độ cũng tạo các giá trị nền tảng cho đất nước mới độc lập sau khi chế độ thực dân kết thúc. Trong hai thập kỷ qua, tầng lớp trung lưu Ấn Độ đã được tán dương bởi những thành tựu kinh tế của nó trong nền kinh tế toàn cầu mới. Nó cũng đã được mở rộng về quy mô, cung cấp cơ sở thị trường quan trọng cho quá trình tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị dân chủ.

05:22 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Các tầng lớp trung lưu Ấn Độ: Văn hóa chính trị và kinh tế mới nổi*

Surinder S. Jodhka / Aseem Prakash**

(Tiếp theo phần 2)

Xét về lĩnh vực việc làm, nhóm thu nhập trung bình phần lớn nằm trong khu vực dịch vụ. Trong ngành dịch vụ, các nhóm thu nhập trung bình có khả năng tìm được việc làm trong các lĩnh vực:

▪ thương mại,                                  

▪ du lịch, bao gồm khách sạn và nhà hàng,

▪ Các dịch vụ vận chuyển và cảng,    

▪ lưu trữ,

▪ dịch vụ liên quan đến viễn thông,   

▪ bất động sản,

▪ Công nghệ thông tin (CNTT) và dịch vụ CNTT,

▪ Các dịch vụ kế toán, kiểm toán,      

▪ nghiên cứu và phát triển,

▪ Các dịch vụ cơ sở hạ tầng (đường giao thông, đường sắt, hàng không dân dụng),

▪ Các dịch vụ tài chính,                     

▪ Các dịch vụ xã hội (y tế, giáo dục).

          Các lĩnh vực này chi trả tương đối tốt, có hợp đồng lao động linh hoạt và làm việc thông qua logic thị trường hiệu quả và năng suất. Lĩnh vực thứ hai tạo ra những hộ gia đình thu nhập trung bình phần lớn từ các lĩnh vực sản xuất, khai thác khoáng sản, điện, hàng hóa cơ bản, hàng hóa trung gian và hàng tiêu dùng. Theo đó, các hộ gia đình thu nhập trung bình ở khu vực nông thôn được thành lập bởi nông dân, các doanh nghiệp nhỏ và nhân viên chính phủ làm công ăn lương. Với sự giúp đỡ của phân loại thu nhập bởi các cơ quan quốc tế và quốc gia, thảo luận về thời kỳ trước đây, các hộ gia đình có thu nhập trung bình sẽ là chiếm khoảng 25-28% tổng số việc làm.

          Ảnh hưởng của cấu trúc xã hội truyền thống tiếp tục hiện diện trong nền kinh tế ngày nay. Ngay cả những tài liệu chính thức của Chính phủ Ấn Độ cũng chấp nhận thực tế này. Các nhóm kinh tế xã hội nghèo như bộ lạc hay đẳng cấp đặc định thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp trên bờ như nông nghiệp, khai thác mỏ và xây dựng. Người Hồi giáo đã gắn liền với thương mại ngoài các lĩnh vực sản xuất và vận chuyển, lưu trữ và các dịch vụ thông tin liên lạc. Những người thuộc đẳng cấp thấp (OBC)[1] mặt khác được sử dụng trong tất cả các ngành công nghiệp với sự thay đổi ở mức tối thiểu tỷ lệ của họ trong các nhóm ngành công nghiệp khác nhau từ mức bình quân chung. Những người thuộc giai cấp thượng lưu có sự tham gia nhiều hơn trong các ngành dịch vụ béo bở như ngân hàng, tài chính, bất động sản và kinh doanh [2].

Tầng lớp trung lưu và vấn đề nghèo đói

          Mặc dù có sự gia tăng trong vấn đề bất bình đẳng thu nhập, nhưng chắc chắn là nghèo đói đã giảm ở Ấn Độ trong vòng hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, đánh giá hiệu ứng này thay đổi tùy theo phương pháp luận sử dụng để đo mức độ nghèo đói. Theo phương pháp "cũ", số lượng người nghèo giảm gần 10% trong giai đoạn từ năm 1993/1994 đến năm 2004/2005. Theo phương pháp "mới", đói nghèo nói chung đã giảm gần 15% trong suốt 15 năm qua (từ năm 1993/1994 đến năm 2009/2010) (Bảng 2). Cả hai phương pháp đều đồng ý ở một điểm là tỷ lệ giảm nghèo ở khu vực nông thôn có chút cao hơn các khu vực đô thị. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng, những người thoát khỏi đói nghèo không được ngay lập tức chuyển qua tầng lớp trung lưu, hoặc thậm chí nhóm thu nhập trung bình. Một phần lớn họ di chuyển đến mức chỉ trên mức nghèo khổ và có thể trượt lại tình trạng "dưới mức nghèo đói" một lần nữa, thậm chí là ngay khi chỉ phát sinh một chi phí không lường trước được (ví dụ như chi phí y tế). Một tỷ lệ đáng kể vẫn gần với mức chuẩn nghèo và chỉ kiếm được đủ để tồn tại trong một tình trạng bấp bênh và không ổn định[3].

Bảng 2

Đánh giá mức nghèo đói

 

Đánh giá bằng phương pháp cũ

Đánh giá bằng phương pháp mới

Năm

Thành thị

Nông thôn

Tổng

Thành thị

Nông thôn

Tổng

1993/94

32.4

37.3

36.0

31.8

50.1

45.3

2004/05

25.7

28.3

27.5

25.7

41.8

37.2

2009/10

Số liệu không được thực hiện bằng phương pháp cũ

20.83

36.3

32.1

Nguồn: Điều tra kinh tế (năm 1993-1995 và năm 2004/05), Bộ Phát triển nông thôn (2009/10). Đây là những đánh giá sơ bộ cho năm 2009-10.

(Còn tiếp)

 

* Báo cáo quốc tế KAS 12/2011.

** Aseem Prakash, Phó giáo sư và Phó phụ trách, Trường Chính phủ và Chính sách công Jindal, Đại học Toàn cầu Jindal, Ấn Độ

[1] Other Backward Classes (Editor’s note).

[2] GOI 2009, n. 11, 65.

[3] For a detailed discussion, cf. Arjun Sengupta, K.P. Kannan and G. Raveendran, “India’s Common People”, Economic and Political Weekly, Vol. 43, No. 11, March 15-21, 2008.

Người dịch: ThS Phùng Thị Thanh Hà
Hiệu đính: TS Nguyễn Thị Phương Thảo

Nguồn:

Cùng chuyên mục