Cách tiếp cận Tây Á mới của Ấn Độ là một bước đột phá với sự khác biệt trong quá khứ
C Raja Mohan viết rằng, việc Ấn Độ tham gia hội nghị thượng đỉnh I2U2 - với Israel, Mỹ, UAE - đánh dấu sự can dự tự tin hơn với khu vực này.
Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên được trong tuần này của diễn đàn có cái tên kỳ lạ - I2U2 - nơi quy tụ Ấn Độ, Israel, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Mỹ - mang tính chất khám phá. Hội nghị thượng đỉnh ảo giữa các nhà lãnh đạo của bốn quốc gia dự kiến sẽ diễn ra vào thứ Năm trong chuyến thăm của Joe Biden tới Israel. Nhưng đó hoàn toàn không phải là mục tiêu chính trong chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Mỹ.
Chuyến thăm Israel và Saudi Arabia sẽ chứng kiến việc ông Biden theo đuổi một số mục tiêu đầy thách thức. Những điều này bao gồm nhận được sự ủng hộ của Saudi Arabia trong việc giảm áp lực lên giá dầu toàn cầu sau cuộc chiến Ukraine, điều chỉnh lại mối quan hệ của Mỹ với Saudi Arabia mà ông Biden đã từng cam kết xem như là một "kẻ bên lề -pariah", làm sâu sắc thêm quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các quốc gia Ả Rập, thuyết phục Israel tìm kiếm hòa giải với người Palestine, và nối lại sự can dự của Mỹ với Chính quyền Palestine.
Việc đưa hội nghị thượng đỉnh I2U2 vào chuyến thăm vốn đã đòi hỏi nhiều khó khăn này nhấn mạnh việc Mỹ đặt cược rằng, Ấn Độ có thể đóng góp đáng kể vào hòa bình và thịnh vượng trong khu vực. Nó cũng nhấn mạnh một ý chí chính trị mới ở Delhi nhằm phá bỏ những cấm kỵ cũ đối với sự can dự của Ấn Độ ở Tây Á. I2U2 đánh dấu sự hợp nhất của một số xu hướng mới trong chính sách Trung Đông của Ấn Độ đã đạt được động lực lớn hơn dưới thời Thủ tướng Narendra Modi.
I2U2 đã được khởi động vào tháng 10 năm ngoái khi ngoại trưởng của 4 nước gặp nhau vào dịp Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar thăm Israel. Hội nghị thượng đỉnh tuần này đặt dấu ấn chính trị của lãnh đạo cao nhất lên diễn đàn. Điều nổi bật trong tư duy mới của Ấn Độ ở Trung Đông là hội nghị thượng đỉnh có sự tham gia của ba quốc gia mà Delhi theo truyền thống luôn giữ khoảng cách chính trị an toàn.
Chúng ta hãy bắt đầu với Israel. Mặc dù Ấn Độ là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận Israel vào năm 1950, nhưng Jawaharlal Nehru đã từ chối thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với nhà nước Do Thái. PV Narasimha Rao đã đảo ngược chính sách đó vào năm 1992 nhưng đảng Quốc đại đã do dự trong việc “thừa nhận” mối quan hệ. Ông Rao không đến Israel cũng như không tiếp thủ tướng Israel. Thủ tướng Atal Bihari Vajpayee của BJP, có quan điểm đồng cảm hơn với Israel, đã tiếp đón Thủ tướng Israel Ariel Sharon vào năm 2003. Trong thời kỳ cầm quyền kéo dài một thập kỷ của UPA (2004-14), không có chuyến thăm nào của thủ tướng từ cả hai phía. Trong khi mối quan hệ được mở rộng một cách đều đặn, thì ở Delhi vẫn có ý thức hệ lưỡng lự trong việc coi quan hệ đối tác là một hồ sơ chính trị. Ngược lại, khi ông Modi lên nắm quyền với quyết tâm mang lại tính chính trị cho mối quan hệ với Israel.
Nếu đảng Quốc đại lo ngại sự can dự cởi mở với Israel có thể làm phức tạp mối quan hệ với các đối tác Ả Rập, thì Modi nhận ra rằng, khu vực đang trải qua những thay đổi chính trị sâu rộng và chuyển hướng khỏi những quan niệm cũ. Ván cược của ông đã được đền đáp, với ít phản ứng tiêu cực của người Ả Rập hoặc Hồi giáo đối với việc theo đuổi cởi mở hơn mối quan hệ của Ấn Độ với Israel. Vấn đề không bao giờ xảy ra với Trung Đông mà là những định kiến về ý thức hệ của Delhi đã bóp méo quan điểm của Ấn Độ về khu vực. Không ai trong số họ có niềm tin hơn rằng, mâu thuẫn giữa Israel và thế giới Hồi giáo là lâu dài và không thể hòa giải. Nhưng thực tế khu vực luôn phức tạp hơn. Thổ Nhĩ Kỳ, hiện là quốc gia ủng hộ Hồi giáo chính trị, có quan hệ ngoại giao với Israel từ năm 1949. Ai Cập bình thường hóa quan hệ vào năm 1980. Theo hiệp định Abraham do Chính quyền Trump thúc đẩy, UAE, Bahrain, Sudan và Morocco thiết lập quan hệ chính thức với Israel vào năm 2020.
Ưu tiên truyền thống của Ấn Độ trong thế giới Ả Rập là thiên về các nước cộng hòa. Mối quan hệ của Ấn Độ với các chế độ quân chủ bắt nguồn sâu sắc hơn và trở nên khá quan trọng kể từ những năm 1970 với tư cách là nguồn cung cấp hydrocacbon chính, điểm đến chính cho xuất khẩu lao động của Ấn Độ và là nguồn chuyển tiền ngoại tệ lớn. Tuy nhiên, Delhi vẫn cảnh giác về sự can dự với các chế độ quân chủ, và tự nhủ rằng, họ thân với Pakistan. Không có Thủ tướng Ấn Độ nào đến thăm Saudi Arabia từ năm 1982 đến 2010 và UAE từ năm 1981 đến 2015. Về phần mình, ông Modi đã tìm ra cách xây dựng mối quan hệ cá nhân với các nhà cầm quyền của Saudi Arabia và UAE, và phát triển mối quan hệ bền chặt với các chính phủ này mà không dính dáng đến Pakistan.
Bất chấp ý thức hệ của Delhi, Trung Đông từ lâu đã không còn là ưu tiên chính trị của Ấn Độ. Ở một khu vực phức tạp, những lời hứa xưa cũ đã vượt qua việc theo đuổi lợi ích quốc gia có tính toán. Trong nhiệm kỳ kéo dài hàng thập kỷ của mình, Manmohan Singh chỉ đến khu vực này bốn lần - hai trong số những chuyến đi là để tham dự các hội nghị thượng đỉnh không liên kết. UAE không phải là một phần của các chuyến đi mặc dù ý nghĩa kinh tế ngày càng tăng của nó. Ngược lại, Thủ tướng Modi đã 4 lần đến UAE, đàm phán một hiệp định thương mại tự do với nước này và có những kế hoạch đầy tham vọng cho việc chuyển đổi quan hệ song phương. UAE cũng đã ủng hộ những thay đổi hiến pháp năm 2019 của Ấn Độ về Kashmir và sẵn sàng đầu tư vào lãnh thổ liên bang.
Điều đó đưa chúng ta đến với Mỹ. Đối với chính trị Delhi, các chính sách của Mỹ và phương Tây trong khu vực là một phần chính của vấn đề. Trọng tâm trực tiếp trong chính sách của Nehru sau khi giành độc lập là tích cực phản đối các động thái của Mỹ trong khu vực với danh nghĩa thúc đẩy một “khu vực hòa bình”. Chính sách đó không có tác động lâu dài vì nhiều nước trong khu vực đang tìm kiếm sự hợp tác tích cực về kinh tế, chính trị và an ninh với Mỹ và phương Tây. Sau đó, I2U2 đánh dấu một bước đột phá lớn so với truyền thống chống phương Tây trong cách tiếp cận của Ấn Độ đối với khu vực.
Ngay cả những người ủng hộ sự can dự của Ấn Độ với Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thông qua Bộ tứ trong những năm gần đây cũng khẳng định rằng không có chỗ để làm việc với Washington ở Trung Đông. Chính phủ Modi đã đặt cược ngược lại. Nếu các chính phủ của đảng Quốc đại cho rằng, đối kháng với phương Tây ở Trung Đông là một nghĩa vụ thiêng liêng đối với Ấn Độ, thì chính phủ Modi hiện đã sẵn sàng để tự tin đàm phán các điều khoản của một cam kết chung. Việc Ấn Độ tham gia vào Tứ giác Tây Á giúp Delhi sánh vai với các cường quốc khác - bao gồm châu Âu, Trung Quốc và Nga - để cố gắng thu hút tất cả các bên trong khu vực. Việc bài trừ các đối tác khu vực trong quá khứ của Ấn Độ về mặt ý thức hệ là một sai lầm kỳ lạ. I2U2 tạo tiền đề cho một giai đoạn mới và năng động trong quan hệ của Ấn Độ với Trung Đông.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục