Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Cải cách kinh tế và sự phát triển toàn diện của giáo dục đại học ở Ấn Độ (Phần 1)

Cải cách kinh tế và sự phát triển toàn diện của giáo dục đại học ở Ấn Độ (Phần 1)

Ở Ấn Độ, có tồn tại sự chênh lệch lớn về trình độ học vấn giữa các vùng và các bang, giữa nam và nữ, giữa người nghèo và người giàu, chủng tộc, tôn giáo, đẳng cấp và các nhóm nghề nghiệp. Sự tăng trưởng toàn diện bằng cách giảm những bất bình đẳng kêu gọi gia tăng phân bổ nguồn lực chính phủ như đã được thực hiện tại các nước châu Á có sự phát triển thần kỳ (Asia Miracle countries); chứ không phải bằng cách rút khỏi lĩnh vực giáo dục đại học và đưa ra một vài trợ cấp. Trong bối cảnh này, bài viết này nhằm thảo luận về cải cách kinh tế và tăng trưởng toàn diện giáo dục đại học ở Ấn Độ, dưới ánh sáng của những đề xuất Kế hoạch 5 năm lần thứ mười hai.

05:22 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Cải cách kinh tế và sự phát triển toàn diện của giáo dục đại học ở Ấn Độ

TS A. Abdul Salim*

          Tầm quan trọng của giáo dục trong việc phát triển kinh tế - xã hội đã được công nhận cùng với cuộc “cách mạng đầu tư con người trong tư duy kinh tế” kể từ những năm 60 của thế kỷ XX. Điều này đã dẫn đến một khoản đầu tư công đáng kể đã được đưa vào ngành giáo dục và sự tăng trưởng ngoạn mục trong tuyển sinh ở cả các cấp học và giáo dục đại học tại các nước đang phát triển và phát triển của thế giới. Nhưng khi cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra với những cú sốc dầu lửa, nạn lạm phát, nợ nước ngoài và suy thoái kinh tế thế giới, thì các nước bắt đầu đưa ra Cải cách kinh tế thông qua các chính sách ổn định và điều chỉnh. Những chính sách này có rất nhiều tác động gián tiếp và bất lợi cho giáo dục và phát triển con người. Các nhà làm chính sách ở Ấn Độ dường như không nhận ra mối quan hệ bổ sung cho nhau giữa giáo dục và phát triển kinh tế; hay đúng hơn là họ đã đưa ra các đề xuất cắt giảm chi tiêu công trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Ngay cả khi nền kinh tế của Ấn Độ đã phát triển 6-8% mỗi năm, nhưng không có sự gia tăng đáng kể trong việc phân bổ các nguồn lực của chính phủ cho giáo dục đại học. Thay vào đó, chính phủ hướng tới thực hiện mở rộng giáo dục đại học với sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân và thông qua các phương thức hợp tác công-tư. Điều này tạo ra những tác dụng phụ nghiêm trọng về việc tham gia và quyền lợi của các nhóm kinh tế xã hội khác nhau trong giáo dục đại học. Ở Ấn Độ, có tồn tại sự chênh lệch lớn về trình độ học vấn giữa các vùng và các bang, giữa nam và nữ, giữa người nghèo và người giàu, chủng tộc, tôn giáo, đẳng cấp và các nhóm nghề nghiệp. Sự tăng trưởng toàn diện bằng cách giảm những bất bình đẳng kêu gọi gia tăng phân bổ nguồn lực chính phủ như đã được thực hiện tại các nước châu Á có sự phát triển thần kỳ (Asia Miracle countries); chứ không phải bằng cách rút khỏi lĩnh vực giáo dục đại học và đưa ra một vài trợ cấp. Trong bối cảnh này, bài viết này nhằm thảo luận về cải cách kinh tế và tăng trưởng toàn diện giáo dục đại học ở Ấn Độ, dưới ánh sáng của những đề xuất Kế hoạch 5 năm lần thứ mười hai.

Giới thiệu

          Hệ thống giáo dục đại học Ấn Độ đứng ở vị trí số 2 thế giới về số lượng học sinh (22 triệu), sau Trung Quốc. Trong hai thập kỷ qua, tuyển sinh đại học tăng 7,7% mỗi năm và tăng gấp bốn lần. Số lượng các trường đại học phát triển còn nhanh chóng hơn nữa, từ 6.000 năm 1990-1991 lên hơn 46.000 trong năm 2013, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Tỷ lệ nhập học (GER) tăng từ 12,3% lên 19,4%, đây là tỷ lệ tính cho nhóm độ tuổi 18-23. GER của nam là 20,8% và của nữ là 17,9%. Đối với các đẳng cấp liệt kê (Scheduled castes), tỷ lệ nhập học là 13,5% và đối với bộ lạc liệt kê (Scheduled tribes), tỷ lệ là 11,2% so với tổng nhập học quốc gia GER 19,4% (Agarwal, 2009; GOI, 2013). Mặc dù tốc độ tăng trưởng này trong tuyển sinh, nhưng GER trong giáo dục đại học ở Ấn Độ vẫn còn thấp so với mức trung bình của thế giới và các nước đang phát triển, và thấp hơn nhiều so với các nước phát triển (58%). Kế hoạch 5 năm lần thứ XII (FYP) đặt GER 25% như một mục tiêu cho năm 2017, có thêm 10 triệu người nhập học trong vòng 5 năm tới với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7,8%.

          Có một thực tế là, giáo dục đại học Ấn Độ đang trải qua một thời kỳ phát triển mang tính hiện tượng, đánh dấu bởi sự tăng trưởng đáng kể trong một số tổ chức, tuyển sinh và kinh phí công. Nhưng hệ thống giáo dục đại học của Ấn Độ đang phải đối mặt với một số thách thức bao gồm: nhu cầu giáo dục đại học tăng lên nhanh chóng, khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các tổ chức rộng và bất bình đẳng trong giáo dục đại học giữa các nhóm thiệt thòi và giữa các khu vực. Bài viết này thảo luận về các khía cạnh khác nhau của cuộc cải cách kinh tế và vấn đề tăng trưởng toàn diện giáo dục đại học ở Ấn Độ. Cụ thể hơn, bài viết đề cập đến vấn đề tiếp cận giáo dục đại học, sự công bằng, tài chính, trợ cấp và tư nhân hóa trong giáo dục đại học trong bối cảnh cải cách kinh tế. Đồng thời, bài viết cũng phân tích các sáng kiến được đề xuất để giải quyết những vấn đề này trong Kế hoạch 5 năm lần thứ XII.

Giáo dục đại học và cải cách kinh tế

          Tầm quan trọng của giáo dục trong việc phát triển kinh tế - xã hội đã được công nhận kể từ khi nổ ra các cuộc cách mạng tư nhân trong tư tưởng kinh tế (Schultz, 1961). Điều này đã dẫn đến việc đầu tư công đáng kể trong giáo dục và mức tăng trưởng ngoạn mục trong tuyển sinh ở cả mức giáo dục trường học và giáo dục đại học tại cả những nước đang phát triển và phát triển trên thế giới. Nhưng kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới được công bố với những cú sốc dầu lửa, lạm phát thế giới, nợ nước ngoài và suy thoái kinh tế thế giới, thì các nước bắt đầu đưa ra các chương trình Cải cách kinh tế thông qua các chính sách ổn định và điều chỉnh. Những chính sách này có rất nhiều tác động gián tiếp và bất lợi đối với giáo dục và phát triển con người.

          Các tác dụng phụ được lo sợ là khốc liệt như: sự đối chọi giữa phát triển con người và điều chỉnh cơ cấu (Tilak, 1993; 2012). Các nhà hoạch định chính sách ở Ấn Độ dường như không nhận ra mối quan hệ bổ sung lẫn nhau giữa giáo dục và phát triển kinh tế; nếu không họ đã không đề xuất cắt giảm chi tiêu công trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Ngay cả khi nền kinh tế của Ấn Độ phát triển 6-8% mỗi năm, nhưng vẫn không có sự gia tăng đáng kể trong việc phân bổ các nguồn lực chính phủ cho việc nâng cao giáo dục. Thay vào đó, chính phủ hướng đến thực hiện mở rộng giáo dục đại học với sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân và thông qua các phương thức hợp tác công - tư. Điều này có tác dụng phụ nghiêm trọng về vấn đề tiếp cận giáo dục đại học và vốn sở hữu khác nhau các nhóm kinh tế - xã hội trong giáo dục đại học.

Các vấn đề về tiếp cận và vốn trong giáo dục đại học và cải cách kinh tế

          Mặc dù đã trải qua mấy thập kỷ đổi mới chính sách, vấn đề vốn vẫn là một vấn đề tiến thoái lưỡng nan chủ chốt và vấn đề tiếp cận vẫn còn liên quan đến các nhóm kinh tế - xã hội thấp. Các nhà làm chính sách đã chọn cách dễ dàng hơn là trao giáo dục đại học cho các nguồn lực thị trường thay vì đi sâu nghiên cứu kỹ tình trạng thiếu công bằng khó xử này.

          Ở Ấn Độ có tồn tại sự chênh lệch lớn về trình độ học vấn giữa các vùng và các bang, giữa nam và nữ, người giàu và người nghèo, tôn giáo, giai cấp và các nhóm nghề nghiệp (Thorat, 2009). Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn trong giáo dục đại học là rất lớn. Ở nông thôn, việc tiếp cận giáo dục đại học thấp hơn đáng kể và chất lượng thấp hơn so với ở các khu vực đô thị. Chênh lệch giữa các khu vực đô thị giàu có và ở trong các khu vực rộng lớn là đáng kể. Năm 2007-2008, GER ở các khu vực thành thị (19%) gần gấp đôi GER ở khu vực nông thôn (11%) (NSS 64th Round,2007/08). Đây là một bức tranh khá ảm đạm đối với giáo dục Ấn Độ. Chênh lệch về giới tiếp tục tồn tại đối với các cô gái thuộc khu vực nông thôn Ấn Độ. GER đối với nam giới là 19% trong khi đó đối với nữ giới là 15,2% trong niên khóa 2007-2008. Ở một số bang, bất bình đẳng giới đã không còn tồn tại ở mức độ tổng thể và bình đẳng hơn tại các khu vực đô thị. Điều này cho thấy, cần có một nỗ lực tập trung trên phương diện địa lý nhắm vào nhóm các bang vẫn còn tồn tại đáng kể sự phân biệt giới tính, nhất là ở các khu vực nông thôn. Những thay đổi trong tiếp cận giáo dục đại học lớn nhất đối với một số bang thuộc khu vực miền trung, phía đông và đông bắc Ấn Độ. Trong năm 2007-2008, GER ước tính của bang Bihar là thấp nhất (7,5%) và cao nhất là bang Kerala (37,2%). Các bang mà bộ tộc chiếm ưu thế như Chattisgarh, Orissa, Tripura, Manipur và Arunachal Pradesh có GER rất thấp. Điều này cho thấy, tại các bang lạc hậu này cần thiết có thêm các cơ sở và các chương trình khởi động để làm tăng nhu cầu giáo dục đại học một cách hiệu quả.

          Sự phân biệt giàu nghèo trong giáo dục đại học cũng chiếm ưu thế. Một điểm đáng chú ý là, tỷ lệ GER của các trẻ em con nhà làm doanh nghiệp và con em các cộng đồng lao động tự do cũng như người làm công ăn lương là cao hơn rất nhiều. Ngay cả những người lao động ăn lương bình thường cũng phải đối mặt với điều kiện tồi tệ nhất, đây là một vấn đề kinh tế xã hội có tác động nghiêm trọng. Một nghiên cứu của Ủy ban Tài trợ các trường Đại học (UGC) cũng cho thấy, gần 80% những người hưởng lợi từ giáo dục đại học ở Ấn Độ thuộc top 30% nhóm có thu nhập. Cha mẹ của họ tập trung ở các khu vực đô thị, gửi con cho các tổ chức giáo dục chất lượng cao trong các ngành y học, kỹ thuật và khoa học. Còn nhóm có thu nhập thấp chỉ có thể tiếp cận được các trường đại học được chính phủ hỗ trợ và chất lượng thấp.

          Mặc dù nhiều biện pháp khắc phục đã được thực hiện trong các Kế hoạch 5 năm, nhưng vẫn còn tồn tại một sự khác biệt đáng kinh ngạc trong việc tuyển sinh giữa các nhóm xã hội khác nhau. Đáng chú ý là trong năm học 2006-2007, tỷ lệ GER trong nhóm bộ tộc liệt kê (ST) là (7,67%) bằng ¼ tổng số sinh viên thuộc các nhóm nói chung (26,64%). Nhóm đẳng cấp liệt kê (SC) ít hơn ½ (11,54%) và ít hơn ½ đối với các sinh viên thuộc các đẳng cấp lạc hậu khác OBC (14,74%). GER của người theo đạo Hồi (9,51%) chỉ bằng ½ so với các học sinh không theo đạo Hồi. Khi so sánh với các dữ liệu năm học 2004-2005, tình hình có được cải thiện trong nhóm SC và OBC, nhưng số liệu của nhóm ST vẫn đang có chiều hướng thấp đi. Tình hình này khá nghiêm trọng và cần được quan tâm ngay lập tức (UGC, 2011). Có thể quan sát thấy rằng, nhóm SC / ST / OBC thuộc thành phần “tiện dân” (untouchables) ở nhiều Trung tâm xuất sắc cũng như không thể là thành viên hoặc sinh viên tài năng. Ngay cả các vị trí dành riêng do luật pháp quy định cũng không được lấp đầy. Do đó, giáo dục cao hơn ở Ấn Độ vẫn nằm ở trạng thái ổn định như vốn có, chứ không có sự chuyển biến thật sự. Giáo dục đại học chất lượng cao đã không thâm nhập được xuống những bộ phận thấp nhất trong xã hội. Do đó, các chính sách tiếp cận công bằng mang tính khoa trương hơn so với thực tế đối với cho nhóm bất bình đẳng. Tiếp cận với giáo dục đại học vẫn còn thấp hơn ngưỡng quốc tế tối thiểu; tuyển sinh tại các trường đại học công lập được tập trung chủ yếu trong các ngành học thông thường trong khi ở chế độ tự chủ về tài chính cá nhân, tuyển sinh là áp đảo trong ngành thị trường định hướng. (Xem tiếp phần 2)

* Phó Giáo sư, Khoa Kinh tế, Đại học Kerala

Người dịch: Phùng Thị Thanh Hà

Nguồn:

Cùng chuyên mục