Cải cách kinh tế và sự phát triển toàn diện của giáo dục đại học ở Ấn Độ (Phần 3)
Ở Ấn Độ, có tồn tại sự chênh lệch lớn về trình độ học vấn giữa các vùng và các bang, giữa nam và nữ, giữa người nghèo và người giàu, chủng tộc, tôn giáo, đẳng cấp và các nhóm nghề nghiệp. Sự tăng trưởng toàn diện bằng cách giảm những bất bình đẳng kêu gọi gia tăng phân bổ nguồn lực chính phủ như đã được thực hiện tại các nước châu Á có sự phát triển thần kỳ (Asia Miracle countries); chứ không phải bằng cách rút khỏi lĩnh vực giáo dục đại học và đưa ra một vài trợ cấp. Trong bối cảnh này, bài viết này nhằm thảo luận về cải cách kinh tế và tăng trưởng toàn diện giáo dục đại học ở Ấn Độ, dưới ánh sáng của những đề xuất Kế hoạch 5 năm lần thứ mười hai.
Cải cách kinh tế và sự phát triển toàn diện của giáo dục đại học ở Ấn Độ
TS A. Abdul Salim*
Tăng trưởng toàn diện và Kế hoạch Năm năm lần thứ mười hai
Thách thức lớn của việc tạo cơ hội bình đẳng tham gia giáo dục đại học chất lượng cho số lượng sinh viên đang ngày càng tăng là một cơ hội lịch sử để chỉnh sửa lại sự mất cân bằng của ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung (UGC, 2011). Để giải quyết những vấn đề này, Kế hoạch Năm năm lần thứ 12 (FYP) kêu gọi một sự thay đổi mô hình trong hệ thống quản trị giáo dục đại học của Ấn Độ, mở rộng quyền tự chủ và trách nhiệm cao hơn cho các tổ chức và chuyển từ mô hình “mệnh lệnh và kiểm soát” sang mô hình “chỉ đạo và đánh giá”. Ngoài ra, FYP còn kêu gọi gia tăng tài trợ cho những nỗ lực hướng tới chất lượng, sắp xếp tài trợ với những ưu tiên mới để cải thiện chất lượng (Daugerty etal., 2013).
Kế hoạch Năm năm lần thứ XII tập trung vào việc sử dụng cơ hội mở rộng lịch sử này để làm sâu sắc các điểm mạnh và đạt được sự bình đẳng tiếp cận với giáo dục chất lượng cao hơn. Để thực hiện một “bước nhảy về lượng” đạt đến mục tiêu nhân ba là tiếp cận và mở rộng, bình đẳng và hòa nhập, chất lượng và xuất sắc, Kế hoạch Năm năm lần thứ mười hai cần tập trung vào những vấn đề sau:
1. Đạt được tỷ lệ tiếp cận giáo dục cao hơn thông qua việc mở rộng bằng cách củng cố, nâng cấp và sử dụng tốt hơn các cơ sở hạ tầng hiện có, và xây dựng các trường mới chủ yếu để đáp ứng các mục tiêu công bằng trong khu vực.
2. Gia tăng và tăng cường tiếp cận thông qua một chương trình quốc gia có tên là “Rashtriya Uchch Shiksha Abhiyan (RUSA)” nhằm đạt được mức GER quốc gia là 25% (UGC, 2011).
3. Thúc đẩy bình đẳng ở tất cả các cấp, các ngành của giáo dục đại học, từ giai đoạn nhập học cho tới lúc ra trường.
4. Giảm sự mất cân bằng trong khu vực / ngành / giới tính bằng cách thiết lập các trường đại học, cao đẳng bách khoa, hiện đại trong những khu vực lạc hậu giáo dục đã được xác định và những vùng có tỷ lệ GER thấp và thành lập các trường đại học dành riêng cho phụ nữ.
5. Tăng cường hỗ trợ tài chính cho sinh viên nữ và sinh viên có xuất thân từ đẳng cấp liệt kê SC / bộ lạc liệt kê ST, nhóm thiểu số và nghèo khổ lạc hậu (OBC) ở tất cả các cấp học cao đẳng, đại học trong tất cả các ngành.
6. Tăng cường hệ thống hỗ trợ đối với sinh viên nghèo trong xã hội để giúp họ duy trì cuộc sống và học tập tốt hơn.
7. Thành lập các Phòng phận tạo cơ hội bình đẳng tại tất cả các cơ sở đào tạo như đã được đưa ra trong Kế hoạch Năm năm lần thứ XI, nhằm giám sát việc thực hiện các chính sách và chương trình cho các bộ phận yếu kém hơn và theo dõi sự tiến bộ của họ để có được sự hòa nhập xã hội.
Với các kết quả đạt được và mục tiêu tạo ra sự bình đẳng và hòa nhập, Kế hoạch Năm năm lần thứ XII kêu gọi tăng cường các phương diện sau:
(a) Xây dựng năng lực và cải thiện cơ sở hạ tầng để có thể thu hút và tạo điều kiện cho việc lưu trú của các sinh viên đến từ các vùng nông thôn và nghèo đói lạc hậu cũng như các nhóm xã hội bị thiệt thòi khác.
(b) Cung cấp các biện pháp thiết thực thông qua việc thực hiện đúng các chính sách dành cho các sinh viên thuộc đẳng cấp liệt kê SC / bộ lạc liệt kê ST / các nhóm nghèo đói lạc hậu khác (OBC) và các nhóm có hoàn cảnh khó khăn.
(c) Khuyến khích để các sinh viên, đặc biệt là những sinh viên có xuất thân từ các bộ phận chịu thiệt thòi trong xã hội để họ có thể tham gia vào giáo dục đại học một cách thuận lợi.
(d) Đẩy mạnh các biện pháp để tăng khả năng thành công của nhóm sinh viên SC / ST và những người từ các bộ phận xã hội chịu thiệt thòi để giảm nhẹ đầu ra và để nâng cao hiệu suất.
(e) Giám sát các hoạt động liên quan đến việc cải thiện bình đẳng ở cấp trường cũng như cấp độ cao hơn (bang và quốc gia).
Để đạt được các mục tiêu tiếp cận và công bằng, chính phủ đề xuất phân bổ Rs 16.260 Crores (8,8%) trong tổng số ngân sách phân bổ là Rs 184.740 Crores. Nhưng việc phân bổ và các biện pháp nêu trên là nhỏ lẻ và không đủ để giải quyết vấn đề tiếp cận và công bằng giáo dục đại học ở Ấn Độ. Kinh nghiệm của Kế hoạch Năm năm lần thứ XI cho thấy, rất nhiều biện pháp đã được bắt đầu trong suốt giai đoạn đó nhưng không đạt được hiệu quả do thực hiện không đúng. Chủ đề của Kế hoạch Năm năm lần thứ XI là “Hướng tới tăng trưởng toàn diện”. Rõ ràng sự phát triển đã diễn ra trong suốt khoảng thời gian này. Nhưng các học giả cho rằng, sự tăng trưởng đã không đi cùng với sự thu hẹp bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo (Tilak, 2012). Theo các số liệu điều tra mẫu quốc gia mới nhất, sự bất bình đẳng trong giáo dục đại học đã tăng lên và các con số tuyệt đối của những người được tham gia giáo dục đại học ở các nhóm thu nhập thấp đã giảm trong thập kỷ qua. Kế hoạch Năm năm lần thứ mười hai có chủ đề “Tăng trưởng nhanh, bền vững và toàn diện hơn” nhằm mục đích tăng trưởng toàn diện đi đôi với việc tăng cường vai trò cho khu vực tư nhân trong giáo dục đại học. Người ta nghi ngờ liệu có thể thực hiện tăng trưởng toàn diện với các chiến lược tương thích nhằm thúc đẩy tư nhân hóa. Tất cả các số liệu thống kê về số lượng các cơ sở giáo dục và phân bổ các nguồn lực tiết lộ rằng, chính phủ đang dần rút khỏi giáo dục đại học.
Những tuyên bố trên giấy tờ của Kế hoạch Năm năm lần thứ XII là: “Nguyên tắc trọng tâm là không có những sinh viên có đủ điều kiện mà bị tước quyền tham gia giáo dục đại học vì các lý do tài chính” có thể sẽ chỉ là tuyên bố miệng đơn thuần so với thực tế đang diễn ra.
* Phó Giáo sư, Khoa Kinh tế, Đại học Kerala
Tài liệu tham khảo
Agarwal, Pawan. (2009). Indian Higher education: Envisioning the Future. New Delhi: Sage.
Altbach, Philip G. (2009). ‘The Giants Awake: Higher Education Systems in China and India’. Economic and Political Weekly, Volume XLIV, No.23, June 6.
Daugerty, Lincey. (2013). et al. Building the Links between Funding and quality in Higher Education. RAND Corporation, Washington DC.
Geetha Rani. (2002). Economic reforms and financing HE in India, NIEPA, N. Delhi.
Government of India, (2012). XII Five Year Plan, New Delhi.
GOI, (2013). All India Survey on Higher Education 2010/11, MHRD, New Delhi.
Hill, S., and T. Chalaux. (2011). ‘Improving Access and Quality in the Indian Education System’. OECD Economics Department Working Paper No. 885.
Kumar, Ajith and K. K. George. (2009). ‘Kerala’s Education System: from Inclusion to Exclusion?’, Economic and Political Weekly, Vol. XLIV, No.41, March 10.
Mahajan, N. (2007). ‘The Cream of India’s Colleges Turn Sour’, Far Eastern Economic Review, January–February, pp. 62–65.
Salim, A. Abdul. (1997). Cost of Higher Education in India: Case Study of Kerala. Anmol Publishers, New Delhi.
Salim, A. Abdul. (2008). ‘Opportunities for Higher Education: an enquiry in to entry barriers’, in Higher Education in Kerala, K.N.Nair and P. R. Gopinathan Nair (Eds), Danish Publications, New Delhi.
Schultz, T. W. (1961). ‘Investment in Human Capital’. American Economic Review, volume 51, pp. 1–17, March.
Thorat, Sukhdev. (2009). ‘Emerging Issues in Higher Education’, The Indian Economic Journal, Volume 57, No.1, April– June.
Tilak, B. G. Jandyala. (1993). ‘Subsidies in Higher Education’, Economic and Political Weekly, Vol.28, No.24, June 12.
Tilak, B. G. Jandyala. (2012). ‘Higher education Policy in India in Transition’. Economic and Political Weekly, Vol.XLVII, No.13, March 31.
Tilak, B. G. Jandyala. (2013). (ed.) Higher Education in India: in Search of Equality, Quality and Quantity, Orient Blackswan, New Delhi.
University Grants Commission. (2011). Approach Paper on Higher Education for 12th Five Year Plan, New Delhi.
UNESCO. (2000). ‘Higher education in developing countries: Peril and promise’,Task Force on Higher Education , World Bank and UNESCO, Washington, D.C.
Phùng Thị Thanh Hà dịch
Nguồn: Productivity, Vol.55, No.3, October-December, 2014
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục