Cân bằng châu Á: Giai đoạn thứ 4 trong quan hệ của Ấn Độ với phía Đông
Khi đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Ấn Độ 2 năm rưỡi trước đây, Thủ tướng Narendra Modi đã tuyên bố, chính phủ của ông sẽ làm nhiều hơn là “Hướng về phía Đông”. Đó sẽ là “Hành động Phía Đông”. Những người hoài nghi ở Delhi đã coi đó là một khẩu hiệu đơn thuần. Nhưng Thủ tướng Modi, người đã đi công du rất nhiều trong khu vực khi còn trong vai trò là Thủ hiến bang Gujarat, đã cam kết mang lại năng lượng mới và viễn cảnh tươi mới cho chiến lược phía Đông của Ấn Độ.
Cân bằng châu Á: Giai đoạn thứ 4 trong quan hệ của Ấn Độ với phía Đông
C. Raja Mohan*
Khi đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Ấn Độ 2 năm rưỡi trước đây, Thủ tướng Narendra Modi đã tuyên bố, chính phủ của ông sẽ làm nhiều hơn là “Hướng về phía Đông”. Đó sẽ là “Hành động Phía Đông”. Những người hoài nghi ở Delhi đã coi đó là một khẩu hiệu đơn thuần. Nhưng Thủ tướng Modi, người đã đi công du rất nhiều trong khu vực khi còn trong vai trò là Thủ hiến bang Gujarat, đã cam kết mang lại năng lượng mới và viễn cảnh tươi mới cho chiến lược phía Đông của Ấn Độ.
Trong tháng 9/2016, Thủ tướng Narendra Modi đã tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á mở rộng cùng với các nhà lãnh đạo của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nhà lãnh đạo của các nước Australia, Nhật Bản, New Zealand và Mỹ. Trong hội nghị này, ông Modi đã có cơ hội để xem xét lại tiến trình của Chính sách Hành động Phía Đông của Ấn Độ.
Ngay từ buổi bình minh của nền độc lập, một châu Á thống nhất là ý tưởng lớn đầu tiên mà Thủ tướng Jawaharlal Nehru ủng hộ. Việc tập trung vào châu Á phát sinh một cách tự nhiên từ phong trào đoàn kết với các quốc gia châu Á khác trong cuộc đấu tranh giành độc lập trong nửa đầu thế kỷ XX.
Không phải ai trong khu vực cũng thích ý tưởng Ấn Độ “dẫn dắt châu Á”. Các lục địa bị chia rẽ sâu sắc trong các vấn đề khác nhau bởi cách tiếp cận với các cực Chiến tranh Lạnh để lựa chọn chiến lược kinh tế phát triển quốc gia. Mặc dù có nhiều vãn hồi trong Hội nghị Quan hệ châu Á tổ chức tại Delhi tháng 3 năm 1947, nhưng bất kỳ sự chú trọng nào về các tiến trình cũng cho thấy các quan điểm khác nhau về tương lai châu Á của những bên tham gia.
Nếu hội nghị Delhi không thể chắp nối được sự khác biệt, thì hội nghị tại Bangdung, Indonesia sau đó một thập kỷ lại tiết lộ những bất đồng trầm trọng ở châu Á. Một Nehru thất vọng sâu sắc đã quay lưng lại với châu Á. Từ đó bắt đầu giai đoạn thứ hai, Ấn Độ liên kết với phương Đông – “rời khỏi châu Á”. Ấn Độ tiến lại gần hơn với Liên Xô, và trở nên xa cách với các đối tác lịch sử của mình trong khu vực. Mặt khác, định hướng kinh tế hướng nội của Ấn Độ dẫn đến sự chia cắt thương mại năng động từ thị trường châu Á. Ấn Độ quá đủng đỉnh đến mức nó phải mất một thời gian khó khăn để nhận thấy trọng lượng và sức ảnh hưởng của mình đã bị giảm một cách nhanh chóng trong những năm 1970 và 1980.
Cải cách kinh tế những năm 1990 đã đẩy Ấn Độ trở lại châu Á. Sau tham vọng của giai đoạn đầu tiên và sự chiếu cố của giai đoạn thứ hai, một Ấn Độ kiềm chế đã “trở lại châu Á” trong giai đoạn thứ ba. Khi chấp nhận Ấn Độ là một đối tác trong những năm đầu thập niên 1990, các nhà lãnh đạo ASEAN đã khuyên Ấn Độ nên đứng thấp xuống và thích nghi. Mặc dù sự phát triển trong quan hệ của Ấn Độ với khu vực là rất ấn tượng, nhưng tốc độ và cường độ New Delhi tham gia với khu vực vẫn khiến nhiều nhà lãnh đạo châu Á thất vọng. Nếu ASEAN đã từng nói về một “cơn sốt Ấn Độ” trong đầu những năm 1990, thì nó dường như bị biến mất giữa những năm 2000 bởi một Delhi lạc hậu trong chủ nghĩa khu vực châu Á.
Chính quyền của Modi ra đời trùng với thời điểm cải cách mở cửa của Đông Á. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã biến nó thành đối tác kinh tế quan trọng nhất của khu vực, nhưng nó cũng đã thử thách sự gắn kết nội bộ của ASEAN bởi Bắc Kinh đã bắt đầu khẳng định quyền lực của mình trong việc theo đuổi các yêu sách lãnh thổ rộng lớn ở Biển Đông. Gần bốn thập kỷ của mối quan hệ hài hòa giữa Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đã kết thúc trong 2010. Các quan hệ chiến lược của Nga, Trung Quốc và Mỹ trong khu vực cũng ngày càng làm gia tăng thêm căng thẳng trong khu vực.
Nền kinh tế đang mở rộng và khả năng quốc phòng của Ấn Độ đã khiến cho Ấn Độ trở thành một đối tác ngày càng hấp dẫn hơn đối với các quốc gia châu Á. Các nước ASEAN đã từng cảnh báo Ấn Độ đừng lại gần trong đầu những năm 1990 giờ đây đã phàn nàn rằng Ấn Độ là quá thụ động. Sức mạnh chính trị trong nước, các hoạt động ngoại giao và sự khẳng định của Chính sách Hành động Phía Đông của Modi đã được khu vực nhiệt tình hưởng ứng.
Sau hai năm rưỡi, rõ ràng Ấn Độ của Thủ tướng Modi đã bắt đầu vượt qua sự do dự, ngập ngừng của Delhi trong các quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh như trong chính sách Hướng Đông trước đây. Delhi đã bắt đầu loại bỏ do dự trong quan hệ đối tác an ninh với Mỹ và Nhật Bản. Trong một quyết định gần đây, Thủ tướng Modi đã mở rộng hạn mức tín dụng quốc phòng 500 triệu USD cho Việt Nam như một phần của chính sách này.
Sự kết nối đã trở thành một chủ đề lớn trong Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ; nhưng việc thực hiện chính sách này đã gây thất vọng sâu sắc trong giai đoạn thứ ba. Thủ tướng Modi đã hứa sẽ thay đổi điều này bằng việc cách cải cách tiếp cận của Ấn Độ đối với việc kết nối đường bộ và hàng hải. Vào thời điểm khi Trung Quốc đang đẩy mạnh sáng kiến Một vành đai một con đường của mình, ông Modi ít nhất cần phải có một vài dự án kết nối lớn nổi bật để chứng minh độ tin cậy của chính sách Hành động Phía Đông của mình.
Về quan hệ thương mại và kinh tế, Thủ tướng Modi vẫn chưa thể thoát khỏi các ràng buộc từ quá khứ. Nếu Chính sách Hướng Đông trước đây đã không thể làm sống dậy các khả năng thương mại giữa Ấn Độ và châu Á, chính phủ của Thủ tướng Modi dường như đã tăng cường sự miễn cưỡng với tư duy thương mại chống tự do của nó. Người ta hy vọng Thủ tướng có thể đưa ra dấu hiệu thay đổi rất cần thiết trong cách tiếp cận của New Delhi tại Hội nghị Cấp cao Đông Á tổ chức Vientiane trong tháng 9/2016.
Bảy thập kỷ trước đây, tham vọng của Ấn Độ dẫn dắt châu Á đã hoàn toàn không trở thành hiện thực. Cả Ấn Độ và châu Á đều chưa sẵn sàng cho điều này. Ngày nay, nhu cầu về cân bằng kinh tế và quân sự trong khu vực của một châu Á đang phát triển vừa vặn phù hợp với Chính sách Hành động phía Đông của Thủ tướng Modi. Có thể nhận thấy điều này trong việc Chính phủ hiện nay của Ấn Độ đang khởi động giai đoạn thứ tư dài hạn – “cân bằng châu Á” – trong mối quan hệ dương đại của Ấn Độ với khu vực phía Đông.
Phùng Thị Thanh Hà dịch
Nguồn: http://indianexpress.com/article/opinion/columns/pm-narendra-modi-look-east-policy-modi-act-east-policy-asean-summit-3019123/
* Giám đốc của Carnegie Ấn Độ và biên tập viên về các vấn đề nước ngoài cho The Indian Express
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục