Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Cảnh sát toàn cầu: Ấn Độ nên hiểu tuyên bố của ông Trump về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như thế nào?

Cảnh sát toàn cầu: Ấn Độ nên hiểu tuyên bố của ông Trump về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như thế nào?

05:10 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

N Sathiya Moorthy*

Sự tiếp xúc giữa Ấn Độ và Mỹ cho dù dưới hình thức chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ hay Tứ giác kim cương (Quad) cũng ngụ ý rằng, các quốc gia trong khu vực không chỉ phải trả tiền cho việc duy trì cái gọi là chiến lược được cho là của họ. Trung Quốc cũng quan tâm đến lợi ích chiến lược kiểu Mỹ (all-American strategic) thuộc bộ phận này. Không thể phủ nhận rằng, các hành động của Tổng thống Mỹ Trump hầu hết đều phù hợp với kịch bản, tuyên bố thăm dò ý kiến của riêng ông ta, các phát ngôn công khai và các dòng tweet cũng vậy.

Độc lập với phản ứng chính trị của Iraq đối với quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc rút quân khỏi Iraq, Syria và Afghanistan, và tác động đối với an ninh khu vực nói chung, Ấn Độ có thể sớm được yêu cầu đánh giá lại độ tin cậy của Washington về địa chiến lược và sáng kiến quân sự Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Điều này không còn là việc “tái rửa tội” quân đội Mỹ về gốc gác “Châu Á - Thái Bình Dương” trong con mắt bạn bè trong khu vực. Thay vào đó, nếu mối quan hệ quân sự với Mỹ nằm trong tầm nhìn của Trump, đối với các quốc gia bằng hữu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đó là một suy nghĩ mang lại sự bất an, và nếu như vậy, cuối cùng sẽ thế nào?

Người Mỹ có cách dùng các thuật ngữ khá kỳ lạ như “rút tiền” (drawdown) đối với việc rút quân đội, “đóng cửa” (lockdown) để đóng cửa ngân khố và “cập bờ” (landfall) cho các cơn bão biển. Dù nhiều quốc gia “thế giới thứ ba” đã chấp nhận hợp tác địa chiến lược và mua sắm quân trang của Mỹ, nhưng họ vẫ áp dụng các điều khoản trong việc sử dụng thường nhật, đặc biệt là các phương tiện truyền thông địa phương. Nhưng “rút quân” vẫn là rút quân. Mặc dù xử lý khá tốt cử tri trong nước và các thành phần chống đối, nhưng ông Trump nói rằng, Mỹ sẽ không trở thành cảnh sát toàn cầu, điều này một lần nữa ảnh hưởng đến Ấn Độ, và vượt qua bất kỳ thời điểm nào trong thời hậu Chiến tranh Lạnh.

Sau các vụ thử hạt nhân Pokhran-II, năm 2018, nước Mỹ phải mất rất nhiều sức lực để đưa Ấn Độ vào quỹ đạo ảnh hưởng. Điều này có thể có liên quan nhiều đến việc Ấn Độ bước chân vào một câu lạc bộ độc quyền của các quốc gia có vũ khí hạt nhân. Theo một cách nào đó, chỉ sự kiện Pokhran-II cho thấy sự lừa bịp kiểu Mỹ về khả năng hạt nhân của Pakistan. Mặt khác, Pakistan phải đi vào lịch sử với tư cách là quốc gia duy nhất phát triển năng lực hạt nhân trong thời gian chưa đầy ba tuần, và về sau trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. (Các vụ thử hạt nhân của Pakistan là Chagai-I và Chagai-II xảy ra vào ngày 28 và 30/5/1998.)

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ lúc bấy giờ là George Fernandes, trong một tài liệu bị rò rỉ được trích dẫn, tuyên bố rằng Pokhran-II không phải để chống lại Pakistan, mà là Trung Quốc - nước láng giềng hạt nhân khác - với ý định và có tiềm năng phát triển thành một cường quốc hạt nhân trong tương lai gần. Pokhran-II cũng chỉ ra sự lừa bịp của Trung Quốc, bởi vì các cuộc thử nghiệm Chagai của Pakistan cũng nhận được sự hỗ trợ của Bắc Kinh giống như việc cung cấp vũ khí thông thường.

Hai thập kỷ sau khi Liên Xô sụp đổ, Ấn Độ cần những người bạn toàn cầu mới để chống lại các mối đe dọa và đối địch mới dọc theo biên giới đất liền, và có khả năng sẽ mở rộng ra vùng biển lân cận. Chiến lược “Chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc nhằm mục đích tương tự, và cũng kết thúc như thế. Ngay sau Chiến tranh Lạnh, việc Nga từ chối cam kết trước đó về việc cung cấp động cơ cryo (cryogenic engine) cho chương trình không gian Ấn Độ, dưới sự đe dọa của Mỹ đối với Moscow, điều này có thể mang ý nghĩa là, New Delhi nên làm ăn trực tiếp với Washington thay vì tìm kiếm bí danh và giải pháp thay thế.

Không thể dự đoán, nhưng…

Ý tưởng của Mỹ là xây dựng tứ giác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Australia, để chống lại sự mở rộng phạm vi địa chiến lược của Trung Quốc. Đây cũng là quyết định của Mỹ trong việc điều chỉnh lại và tái lập chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương trở thành chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ý tưởng là nhằm cải thiện tinh thần chiến lược của Ấn Độ, và gửi một thông điệp về sự thay đổi tới tất cả các bên liên quan đến Mỹ ở khu vực châu Á. Trước đó, đối với hầu hết người Mỹ và hầu hết các chiến lược gia quân sự Mỹ, châu Á có nghĩa là Đông Nam Á cộng với Nhật Bản, ngoài ra không còn gì khác.

Tất cả mọi việc nhằm thu hút Ấn Độ và hiệu chỉnh lại chính sách địa chiến lược của Mỹ đối với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã được thực hiện bởi những người tiền nhiệm của ông Trump. Câu hỏi đặt ra là, liệu cuộc đàm phán của Trump về việc có thể rút quân khỏi Hàn Quốc hay yêu cầu Seoul phải trả tiền cho sự bảo vệ của các lực lượng Mỹ trên lãnh thổ nước này chỉ là một phần trong chiến lược đó. Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là, các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần phải thay đổi và sàng lọc để đưa ra chiến lược mang tính quyết định, vậy thì họ phải có cuộc đàm phán dài hơi với một vị tổng thống khó đoán. Nếu không, họ có thể phải giải thích hàm nghĩa thực sự của việc tái hiệu chỉnh chính sách châu Á-Thái Bình Dương.

Câu hỏi sau đó chuyển sang hiện tại, Mỹ quyết định rút khỏi Iraq trước, và tiếp theo sau có thể cả Afghanistan, điều này có thể ảnh hưởng đối với Ấn Độ, thành phần phi Thái Bình Dương trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ. Thuật ngữ “Indo” chỉ cho toàn bộ Ấn Độ Dương, không chỉ Ấn Độ, cho nên câu hỏi với Mỹ vẫn tồn tại, nếu nước Mỹ rút quân mà không suy nghĩ và không thích hợp, và giao lại tất cả cho Ấn Độ quyết định lộ trình hiện diện và nổi bật của Delhi trong khu vực lân cận.

Có lẽ, chí ít một bộ phận giới chiến lược Mỹ có thể xem Việt Nam là một ví dụ, hai quốc gia và người dân trở thành bạn bè sau cuộc phiêu lưu quân sự thảm khốc và rút lui trong bất ổn của nước Mỹ. Thông điệp cho Ấn Độ cũng có thể là, sau khi Mỹ rút quân, Washington có thể quản lý khu vực biên giới Ấn Độ và khu vực lân cận tốt hơn thông qua chương trình khuyến khích chính trị và kinh tế bởi vì các cuộc phiêu lưu quân sự của họ đã thất bại thảm hại. Nếu đúng như thế, thì điều đó cũng có nghĩa là, Ấn Độ không có gì phải lo lắng.

Đánh vào chỗ đau

Nếu suy nghĩ của người Mỹ không thành công, ít nhất là đối với Ấn Độ, thì điều đó cũng có nghĩa là, khu vực biên giới đất liền có thể suy yếu. Ở đây, không chỉ hai thực thể quốc gia Trung Quốc và Pakistan, mà cả thực thể phi nhà nước như IS và Al Qaeda cũng có thể tham gia cùng với những kẻ khủng bố chống Ấn Độ được ISI hậu thuẫn từ bên kia biên giới và bên trong Ấn Độ. Việc người Mỹ rút khỏi khu vực sau khi tàn phá nghiêm trọng Pakistan và tâm lý người Pakistan, có thể gây ra vấn đề lớn hơn với Ấn Độ so với lực lượng Mỹ ở Afghanistan, và cũng đồng thời để mắt đến Pakistan, nhưng Ấn Độ không cần phải lo lắng quá nhiều và quá xa.

Sự tiếp xúc giữa Ấn Độ và Mỹ cho dù dưới hình thức chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ hay Tứ giác kim cương (Quad) cũng ngụ ý rằng, các quốc gia trong khu vực không chỉ phải trả tiền cho việc duy trì cái gọi là chiến lược được cho là của họ, tức Trung Quốc,  mà còn quan tâm đến lợi ích chiến lược kiểu Mỹ (all-American strategic) thuộc bộ phận này. Không thể phủ nhận rằng, các hành động của Tổng thống Mỹ Trump hầu hết đều phù hợp với kịch bản, tuyên bố thăm dò ý kiến của riêng ông ta, các phát ngôn công khai và các dòng tweet không thể cưỡng lại.

Vì thế ông Trump không thể bị chỉ trích, nhưng sau đó giống như một thảm họa hạ nhiệt một lần (cryogenic disaster) của nước Nga dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin. Các chính sách thu hẹp của Mỹ có thể là bài học cho Ấn Độ. Nếu không có bất ngờ, mối quan hệ Ấn Độ - Washington vừa nồng ấm lên, giống như với Moscow trong những năm Chiến tranh Lạnh, có thể lại sẽ quay trở lại mô thức dừng lại - lắng nghe - thúc đẩy.

Các đời Chính quyền Mỹ đã đơn phương đưa ra các quyết định chính trị và địa chiến lược quốc tế, đe dọa những nước không tuân thủ các biện pháp trừng phạt kinh tế. Ấn Độ phải đối mặt với điều này sau các vụ thử hạt nhân Pokhran-I và II. Gần đây, ông Trump đe dọa Ấn Độ bằng các lệnh trừng phạt vì các thỏa thuận về máy bay chiến đấu với Nga và mua dầu từ Iran. Tuy các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với hai quốc gia này là chuyện của Mỹ, nhưng các Dân biểu Mỹ - và đôi khi Chính quyền - dễ dàng viện dẫn Quốc hội, để trừng phạt các quốc gia khác có kinh doanh với những quốc gia mà nước Mỹ xem là “xấu xa” - và xóa bỏ trừng phạt sau khi Washington không còn xem đó là xấu nữa.

Kiếm từng đồng USD

Cả Nga và Iran đôi khi vẫn có mặt trong danh sách trừng phạt của Mỹ. Nếu các quốc gia như Ấn Độ có các thỏa thuận dài hạn với các quốc gia khác như vậy thì sẽ rơi vào cuộc chiến chéo, họ không thể bị đổ lỗi cho việc không tuân thủ. Và vào cuối ngày, chí ít là trong trường hợp lệnh trừng phạt của Nga - tìm cách buộc Ấn Độ tự sát - đây cũng có thể là một bài học cho Mỹ.

Là một doanh nhân, ông Donald Trump hiểu rõ hơn bất kỳ Tổng thống Mỹ nào trước đó rằng, các biện pháp trừng phạt bằng cách phản đối bán vũ khí và máy bay chiến đấu của Mỹ cho một quốc gia như Ấn Độ, nhưng nếu Ấn Độ chế nhạo Washington, điều này cũng có thể giúp gia tăng kinh doanh quân sự nhiều hơn cho Moscow. Ngược lại, nó có thể làm tăng ảnh hưởng chính trị của Nga với Ấn Độ, điều này giống như trong thời kỳ Xô Viết.

Mỹ cũng nên ý thức về thỏa thuận mới giữa Ấn Độ - Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) về thương mại mà không yêu cầu sử dụng đồng USD. Gần đây, Ấn Độ đã giao dịch dầu mỏ với Iran thông qua nền tảng tương tự mà ông Barack Obama, người tiền nhiệm của ông Trump, đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Tehran. Trước đó, quốc gia láng giềng của Ấn Độ, Sri Lanka, cũng muốn mua dầu của Iran thông qua Ấn Độ và bằng rupee Ấn Độ. Ngay cả khi không có điều này, Chính phủ của Tổng thống Mohammed Nasheed tại Maldives lúc đó đã nhiều lần kêu gọi Ấn Độ giao dịch tiền tệ trực tiếp song phương không liên quan đến đồng USD.

Như thường được chỉ ra, các cá nhân và doanh nghiệp, cũng như các chính phủ đã thua lỗ nặng nề khi thực hiện các giao dịch quốc tế thông qua đồng USD. Đối với họ, Mỹ chỉ phải in chúng, nhưng tất cả họ phải kiếm USD thông qua USD, và phải trả chi phí giao dịch ở Mỹ.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: http://www.eurasiareview.com/02012019-global-policeman-how-should-india-read-trumps-declaration-for-the-indo-pacific-analysis/


* N. Sathiya Moorthy hiện đang là thành viên cao cấp & Giám đốc của Bộ phận Chennai của Quỹ nghiên cứu các nhà quan sát (ORF), Ấn Độ.

Nguồn:

Cùng chuyên mục