Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Chính trị Ấn Độ và mối quan hệ chiến lược Mỹ - Ấn (Phần 1)

Chính trị Ấn Độ và mối quan hệ chiến lược Mỹ - Ấn (Phần 1)

Vào tháng 2 năm 2015, Đảng Aam Aadmi (AAP) đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Hội đồng Delhi trước Đảng Bharatiya Janata (BJP) của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khiến một số nhà quan sát đặt câu hỏi về sự kiên nhẫn của các cử tri trước tốc độ cải cách kinh tế và chống tham nhũng của Ấn Độ. Dưới đây là phần trả lời phỏng vấn của Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Ấn Độ, Tim Roemer về tình hình chính trị Ấn Độ hiện nay và quan hệ Ấn Độ với Hoa Kỳ.

05:41 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Chính trị Ấn Độ và mối quan hệ chiến lược Mỹ - Ấn*

Tim Roemer**

Những tháng vừa qua đã nảy sinh một trong nhiều sự kiện chính trị quan trọng của Ấn Độ. Chiến thắng quyết định của chủ nghĩa dân túy, Đảng Aam Aadmi (AAP), trong cuộc bầu cử Hội đồng Delhi trước Đảng Bharatiya Janata (BJP) của Thủ tướng Narendra Modi đã khiến một số nhà quan sát của Ấn Độ đặt câu hỏi về sự kiên nhẫn của các cử tri trước tốc độ cải cách kinh tế và chống tham nhũng của Ấn Độ. Trong khi đó, tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, một chính phủ liên minh mơ hồ đã nổi lên giữa Đảng Dân chủ Nhân dân người Hồi giáo chiếm đa số (PDP) và Đảng BJP của những người theo chủ nghĩa dân tộc Hindu. Một số người hy vọng sự hợp tác này có thể tạo nền tảng cho các cuộc đàm phán tranh chấp, nhưng một số trục trặc ban đầu, bao gồm cả việc phóng thích Masarat Alam - người theo chính sách ly khai Kashmir của các nhà lãnh đạo PDP (được báo cáo mà không cần sự đồng ý của BJP) - đã cho thấy dấu hiệu rắc rối.

Trong phần phỏng vấn, cựu đại sứ Tim Roemer đã nghiên cứu ý nghĩa của sự phát triển chính trị Ấn Độ gần đây, cả trong nước Ấn Độ và mối quan hệ phức tạp giữa Ấn Độ với Hoa Kỳ. Ông tin rằng, nếu có một sự tuyên bố rằng, các cử tri đang mất dần kiên nhẫn với Thủ tướng Ấn Độ Modi là quá sớm, và ông nhận ra lời hứa tiềm năng trong chính phủ liên minh Kashmir. Đại sứ Roemer nhận định, cách hoạch định chính sách của Mỹ có thể thúc đẩy cải cách kinh tế mạnh mẽ hơn và tiếp tục xây dựng những gì được ông mô tả là một trong những mối quan hệ chiến lược quan trọng nhất của Hoa Kỳ.

Đảng AAP đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Hội đồng Delhi, bất chấp chiến dịch mạnh mẽ của Đảng BJP của Thủ tướng Narendra Modi. Chính phủ của Đảng AAP trước đây khá là ngắn ngủi, nhưng theo các nhà phân tích, chiến thắng này có thể là cái gai trong mắt Đảng BJP vì tạo cho Đảng AAP có một tiếng nói thực sự ở cấp quốc gia. Ngài nghĩ rằng, kết quả này có ý nghĩa gì đối với Đảng BJP và rộng hơn là đối với nền chính trị Ấn Độ? Liệu nhân dân có đang bắt đầu hết kiên nhẫn với chính phủ Modi hay không?

Việc Đảng AAP giành chiến thắng trong cuộc bầu cử chắc chắn không gây ngạc nhiên lớn đối với Đảng BJP. Đảng này đã từng thắng áp đảo trong cuộc bầu cử New Delhi trước đây, và lần này AAP lại một lần nữa có đường lối và phong độ mạnh mẽ đầy sức thuyết phục. Chiến thắng thứ hai này rõ ràng thể hiện một số điểm mạnh của Đảng AAP và sức hấp dẫn cá nhân của ứng cử viên. Kết quả này cũng phản ánh mối quan tâm của cử tri Delhi đối với vấn đề tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, chống tham nhũng, an toàn của phụ nữ, môi trường và giáo dục. Đảng AAP đã từng làm tốt trong cuộc bầu cử trước đây, và việc đảng này làm rất tốt lần nữa không phải là một bất ngờ.

Điều quan trọng là phải nhớ rằng, cũng giống như Hoa Kỳ, Ấn Độ có một loạt những mối quan tâm đa dạng được thể hiện trong nền dân chủ lớn trên khắp các vùng miền khác nhau của đất nước, Ấn Độ cũng có một nền dân chủ sống động và tràn đầy năng lượng với một phạm vi rộng rãi các ý kiến, các giá trị và niềm tin được thể hện ở các vùng, các bang và thành phố khác nhau. Tôi nghĩ rằng, đã quá sớm để đưa ra các nhận định về cuộc bầu cử Delhi và áp dụng rộng rãi chúng trên toàn quốc. Chắc chắn một số báo chí Ấn Độ đã lập luận rằng Đảng BJP đang từng bước đặt chân vào cải cách. Một số người khác phản đối việc cải cách quá nhiều, quá nhanh, và còn những người khác tin rằng, Thủ tướng Modi đang giữ được sự cân bằng cần thiết. Mọi biểu hiện hầu như đều có, nhưng từ những gì tôi thấy thì vẫn còn quá sớm để đưa ra một dự đoán hoàn chỉnh về chính trị Ấn Độ trong tương lai.

Trong cuộc bầu cử quốc gia, Modi đã đưa ra một số sáng kiến và mục tiêu rất táo bạo, bao gồm cả việc thúc đẩy sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ” (Make in India), kiểm soát chặt chẽ tham nhũng, thực hiện “làm sạch Ấn Độ” (clean India), điều chỉnh lại tăng trưởng kinh tế với tốc độ hàng năm là 7% - 8% và đạt được tất cả các mục tiêu khó khăn này trong một năm. Các cử tri Ấn Độ đang ngày càng hào hứng và sẵn sàng cho một sự thay đổi từ Chính phủ Đảng Quốc đại UPA II, nhưng cử tri Ấn Độ cũng đặc biệt thông minh và nhận ra rằng, các cải cách này đều phải mất một thời gian. Tất nhiên, vẫn có một nguy cơ trong tương lai gần nếu các cử tri không thấy chính quyền Modi thành công trong việc đạt đến các mục tiêu đặt ra một cách kịp thời. Nhưng tôi không tin rằng chúng ta đang ở trong nguy cơ này, đặc biệt là Đảng BJP đã rất thành công trong các cuộc bầu cử tiểu bang khác. Với cuộc bầu cử sắp tới ở Tây Bengal và Bihar, chúng ta sẽ có một thước đo khác để đánh giá tình hình.

Bắc Delhi nằm trong khu vực tranh chấp Kashmir, Đảng BJP đã làm nhiều nhà phân tích ngạc nhiên bởi việc hình thành một chính quyền bang liên hợp với Đảng PDP đa số là người Hồi giáo, Đảng này kêu gọi chế độ tự quản lớn hơn trong tỉnh đang tranh chấp. Khả năng hợp tác này có thành công hay không? Một số tác động tiềm năng của liên minh này là gì?

Quan hệ đối tác chính trị này vẫn rất mới và chưa được kiểm tra. Chúng ta chỉ thấy hai bên đã cố gắng làm việc cùng nhau trong vài tuần gần đây, với một số xung đột ban đầu, và sẽ mất thời gian trước khi chúng ta có thể đưa ra bất kỳ kết luận cụ thể nào. Tôi chắc chắn sẽ có nhiều sai lầm hơn nữa được tạo ra trong cố gắng tìm kiếm cách thiết lập đúng đắn mối quan hệ công việc giữa những người cầm đầu hai Đảng và bản thân nội bộ hai đảng. Trong suốt thời gian tôi làm đại sứ tại Ấn Độ, tôi đã đến thăm Kashmir vào tháng 3 năm 2011 và gặp gỡ với Thủ hiến bang là Omar Abdullah. Ông bày tỏ về sự mong muốn mạnh mẽ của một phần người dân Jammu và Kashmir đối với việc tăng cường tiếp cận nguồn năng lượng đáng tin cậy, cải thiện hệ thống trường học và thu hút đầu tư trong khu vực. Tôi nghĩ rằng, mong muốn thay đổi và làm việc cùng nhau chắc chắn có tồn tại trong nhân dân Jammu và Kashmir. Chúng ta sẽ được thấy, nếu hai đảng này có thể xây dựng được mối quan hệ tiềm năng này, thì tôi vẫn giữ hy vọng vào hòa bình và thịnh vượng kinh tế.

Trong chuyến thăm đã đề cập ở trên của tôi, tôi bị ấn tượng bởi một số điều. Thứ nhất, trong thời kỳ tương đối yên bình này, ta có thể thấy rõ tiềm năng kinh tế của khu vực. Ví dụ, tôi đã rất ấn tượng bởi sự phát triển trong các khu dân cư và đầu tư trong ngành công nghiệp nhà hàng khách sạn đã xuất hiện tại thời điểm đó. Tất nhiên, ngày nay, kỳ vọng và niềm tin đã có trên khắp Ấn Độ đang tăng trưởng, và Kashmir không là ngoại lệ.

Thứ hai, trong chuyến đi của tôi, tôi đã gặp một số nhóm thanh niên từ người Hồi giáo cho tới các cộng đồng Hindu. Nhiều người trong số này nhấn mạnh: làm việc cùng nhau để cùng chữa lành vết thương, xây dựng cộng đồng và hợp tác hướng tới cùng tạo ra một tương lai đầy hứa hẹn. Vì vậy, theo tôi, khi nào có hòa bình, khi đó sẽ có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế và xã hội, thậm chí với những bước đi nhỏ. Do đó, thực tế là hai đảng này (Đảng BJP và Đảng PDP) đã đến với nhau, và các cuộc thăm dò cho thấy, niềm lạc quan chung đối với tương lai, thể hiện tiềm năng cho ra những kết quả thiết thực.

Cải cách kinh tế đã đóng một vai trò trung tâm trong chính trị của Ấn Độ hiện tại và tương lai. Các cử tri Ấn Độ rõ ràng đã bày tỏ sự thất vọng của mình với tốc độ tăng trưởng chậm chạp và cải cách nhạt nhòa trong quá khứ gần đây, và Đảng BJP của Thủ tướng Modi đã đặt cược vận mệnh chính trị của mình vào khả năng thúc đẩy tăng trưởng và đặt ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 7% -8%. Quan điểm của Ngài về hoạt động kinh tế của chính phủ Ấn Độ hiện nay là gì, cụ thể sau sự ra mắt Ngân sách năm 2015 của Ấn Độ gần đây?

Có nhiều dấu hiệu tích cực trong Ngân sách năm 2015 khiến tôi lạc quan về khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đạt mục tiêu tăng trưởng hàng năm 7% - 8% của Thủ tướng Modi. Khi công bố ngân sách này, chính phủ Modi đã có được cân bằng giữa một loạt các cải cách gây tiếng vang và cách tiếp cận mới. Sự sụt giảm gần đây của giá dầu là một vận may quan trọng bất ngờ, và cuộc bầu cử của Modi đã củng cố sự tự tin ở Ấn Độ trong cộng đồng đầu tư và kinh doanh, cả hai sự kiện này đều cho phép sự linh hoạt hơn trong ngân sách.

Ngân sách phản ánh một loạt các cải cách và đề xuất hợp lý: bãi bỏ quy định giá dầu diesel, mở bán đấu giá giấy phép khai thác than, tiếp tục tiến tới chuyển tiền mặt trực tiếp cho người nghèo, thực hiện chính sách thuế nhà nước đối với hàng hoá và dịch vụ, quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng,…. Tất cả những điều này đều chứng minh một điều rằng, sẽ có một số hành động cụ thể chứ không chỉ là nói suông về cải cách kinh tế. Tất nhiên là, bên cạnh đó cũng có những thách thức đáng kể. Ví dụ như, Ấn Độ vẫn xếp hạng 142 trong số 189 quốc gia trên phương diện “thuận lợi kinh doanh”. Điều này phản ánh một phần tình trạng quan liêu nghiêm trọng và tham nhũng tràn lan của Ấn Độ, điều này luôn luôn là vấn đề lớn mà chính phủ này sẽ phải giải quyết. Cải thiện cấp kinh phí và xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng cũng rất quan trọng. Ngoài ra, các dự thảo luật giải phóng mặt bằng được Quốc hội thông qua sẽ vô cùng hữu ích và sẽ gửi tín hiệu mạnh mẽ đến Hoa Kỳ và các đối tác FDI khác rằng mọi thứ đang thực sự thay đổi. Ấn Độ cũng cần cho thấy sự tiến bộ thực sự trong vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ. Những biện pháp này cho thấy các bước đi tích cực tiếp theo, thu hút gia tăng ngày càng nhiều đầu tư và đối tác kinh doanh mới, và giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ. (Xem tiếp phần 2)

* Nguồn: Văn phòng Nghiên cứu quốc gia về châu Á phỏng vấn Tim Roemer.

** Giám đốc cao cấp và Cố vấn chiến lược, thuộc Chiến lược Chính trị toàn cầu, APCO Worldwide. Ông từng là đại sứ Mỹ tại Ấn Độ từ năm 2009 đến năm 2011.

Người dịch: ThS Phùng Thanh Hà
Hiệu đính: TS Nguyễn Thị Phương Thảo 

Nguồn:

Cùng chuyên mục