Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Chính trị Kiểu Trump ở Ấn Độ

Chính trị Kiểu Trump ở Ấn Độ

PHILADELPHIA - Quyết định không tìm kiếm nhiệm kỳ thứ hai cho vị trí Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) của nhà kinh tế nổi tiếng Raghuram Rajan như là sự quấy đảo thị trường tài chính Ấn Độ, nơi xem ông như một mỏ neo của nền kinh tế đất nước. Các nhà đầu tư hiện đang phân tích những tác động của sự ra đi này đối với khả năng của cơ quan quản lý tiền tệ trong việc đảm bảo giá cả và khuyến khích tăng trưởng, hoặc tái xây dựng hệ thống ngân hàng đang bị vây quanh bởi các khoản vay không hiệu quả.

05:27 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Chính trị Kiểu Trump ở Ấn Độ

Devesh Kapur*

 

Kể từ thời Alan Greenspan giữ chức Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, cả thị trường và truyền thông đều có xu hướng đề cao và cá nhân hóa các tổ chức như ngân hàng trung ương. Nhưng “hiệu ứng Greenspan” có thể hạn chế tính khách quan trong phân tích.

Có những sự khác biệt rõ ràng về chính sách giữa RBI và Chính phủ của Thủ tướng Modi, và các căng thẳng bùng lên khi các quan chức nhận những lời chỉ trích công khai từ Rajan về những công việc nằm ngoài lĩnh vực của ông ấy. Nhưng các cuộc tấn công “cá nhân” nhằm vào Rajan trong những tháng gần đây làm dấy lên những vấn đề lớn với những tác động nghiêm trọng đến Ấn Độ.

Câu hỏi quan trọng nhất là: Liệu ông Modi có tiếp tục duy trì sự mơ hồ chiến lược trong việc giải quyết các yếu tố cực đoan trong nội bộ đảng của ông hay sẽ chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn của bản thân bằng cách kiềm chế sự đả kích của các đảng viên nhắm vào các tổ chức hạt nhân nhà nước và quan tâm nhiều hơn đến việc lựa chọn lãnh đạo các cơ quan công quyền?

Nguồn gốc các cuộc chỉ trích nhằm vào Raghuram Rajan chính là Subramanian Swamy – một hình mẫu kiểu Donal Trump với thiên hướng cố chấp và những cáo buộc điên rồ – người được đảng BJP đề cử vào Rajya Sabha (Thượng viện) cuối tháng 4/2016. Swamy đã trúng cử vào Thượng viện bất chấp tiếng tăm “không tốt đẹp” của bản thân, sự thất bại của Chính phủ trong việc kiềm chế các chỉ trích bừa bãi của Swamy đã dẫn đến những đồn đoán rằng, Chính phủ đã lựa chọn ông là người “tấn công” những nhân vật làm suy yếu Chính phủ như Rajan.

Điểm yếu duy nhất của Chính phủ Modi là xu hướng khi nó đến tay những người cực đoan trong BJP – những người chơi với cả hai phe. Một trong những căn cứ để tấn công Raja chính là việc Raja sở hữu thẻ Xanh ở Mỹ, nên mặc dù Raja bên ngoài là một công dân Ấn Độ, nhưng “bên trong không phải là người Ấn”.

Thật là đạo đức giả khi nói rằng, Modi chu du vòng quanh thế giới để tán dương những thành công và đóng góp của cộng đồng người Ấn. Những gì tốt nhất và tươi sáng nhất của Ấn Độ dường như đang đóng góp miễn phí cho đất nước khác, nhưng lại mang đến sự ngờ vực khi họ quay về đóng góp cho quê hương. Và nếu họ có thể trở về, thì chỉ ở trong khu vực tư nhân chứ không phải trong khu vực công “thiếu đói tài năng”.

Vào đầu tháng này, trong bài phát biểu tại Quốc hội Mỹ, Thủ tướng Modi đã nhấn mạnh rằng, “đối với chính phủ của tôi, Hiến pháp thực sự là một cuốn thánh thư”. Nhưng các đảng viên BJP đang làm tăng thêm những căng thẳng xã hội, và gần đây nhất tại bang Uttar Pradesh – một bang quan trọng do sẽ tổ chức bầu cử vào năm tới. Việc khuyến khích phân biệt sắc tộc và tôn giáo để trục lợi trong bầu cử tất nhiên không chỉ xảy ra đối với đảng BJP ở Ấn Độ, tuy nhiên, sự can thiệp của Modi để làm lắng dịu những rối ren này lại thiếu đi tính lãnh đạo và tâm huyết như đã dành cho những điều khác.

Quyết định của Chính phủ Modi trong việc lựa chọn người đứng đầu các cơ quan công quyền cũng gặp phải nghi ngờ tương tự, đặc biệt trong các cơ quan văn hóa và giáo dục; ngay cả khi quyết định này được thúc đẩy bởi ý thức chiến lược để làm suy yếu sức mạnh văn hóa cánh tả thì cũng không cần thiết phải gây tranh cãi bằng cách bổ nhiệm những người có năng lực yếu kém.

Do tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với tương lai Ấn Độ, nên việc lựa chọn những người có nghi ngờ về năng lực đứng đầu các tổ chức giáo dục đại học chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả kinh tế tiêu cực. Một điều cần lưu ý nữa là, tất cả các đảng phái ở Ấn Độ đều phải chịu trách nhiệm cho việc chính trị hóa và phá vỡ các cơ sở nguồn lực con người Ấn Độ. Một chính phủ bảo vệ tiếng tăm của mình bằng cách tuyên bố không làm tệ hơn những người tiền nhiệm, không phải là một chính phủ có thể tạo ra những thay đổi như Chính phủ Modi vẫn tuyên bố. Chắc chắn rằng, các giới hạn có thể chấp nhận của các diễn thuyết trước công chúng đã thay đổi trên toàn cầu, Trump đã chỉ ra điều đó trong nền dân chủ lâu đời nhất thế giới, và những người như Swamty đã minh họa điều đó. Nhưng lời nói luôn gây nên hậu quả, và chính trị gia thiên bẩm như Modi phải nhận thức được rằng, những đảng viên của BJP đang có những lời lẽ công khai để phá hủy danh tiếng, cũng như làm suy yếu các cơ quan trọng yếu đối với tham vọng kinh tế rất đáng khen ngợi của Modi dành cho Ấn Độ.

Công chức đã có một vài sự kháng cự khi bị chỉ trích công khai bởi các chính trị gia nổi tiếng. Một chính phủ được bầu có thể có những sự khác biệt về chính sách với người đứng đầu ngân hàng trung ương, và nó cũng có quyền không kéo dài quyền hạn khi hết nhiệm kỳ. Nhưng nếu từ bỏ vai trò và chuẩn mực của hành vi dân sự, và chạy theo những kẻ kích động nổi tiếng, thì nó sẽ đuổi đi những con người tài năng và liêm chính – những người mà các tổ chức hoạt động hiệu quả cần đến. Điều này chỉ cần hỏi Raghuram Rajan.

* Giáo sư ngành khoa học chính trị tại  Đại học Pennsylvania.

Người dịch: Đỗ Khương Mạnh Linh

Hiệu đính: Phùng Thị Thanh Hà

Nguồn: https://www.project-syndicate.org/commentary/rajan-resignation-indian-populists-by-devesh-kapur-2016-06

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục