Chính trị truyền thông xã hội mới ở Ấn Độ
Shashi Tharoor[1]
Khi cuộc tổng tuyển cử của Ấn Độ đang diễn ra, đã có rất ít tiến triển trong việc ngăn chặn tin tức giả mạo, bắt giữ thủ phạm hoặc hạn chế sự lây lan. Nguyên nhân là vì Đảng Bharatiya Janata (BJP) cầm quyền chịu trách nhiệm phổ biến phần lớn nội dung này.
Với cuộc tổng tuyển cử Ấn Độ còn vài tuần để đi đến kết thúc, một câu hỏi quan trọng cần được xem xét lại: Phương tiện truyền thông xã hội đóng vai trò gì trong đó?
Quan điểm truyền thống cho rằng, trong bối cảnh Ấn Độ, người ta phải luôn hoài nghi về sức ảnh hưởng và tác động chính trị của phương tiện truyền thông xã hội. Vào năm 2013, một năm trước cuộc tổng tuyển cử lần trước, Tổ chức Tri thức IRIS và Hiệp hội Internet và di động Ấn Độ đã tiến hành một nghiên cứu cho thấy, trong 160 khu vực bầu cử (trong số 543 ở Lok Sabha, Hạ viện của quốc hội Ấn Độ), biên độ chiến thắng nhỏ hơn số người dùng phương tiện truyền thông xã hội, hoặc hơn 10% dân số trên phương tiện truyền thông xã hội. Ước tính đến cuộc bầu cử năm 2014, có tới 80 triệu người Ấn Độ sẽ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và khẳng định đây là một ngân hàng phiếu bầu mà không chính trị gia nào có thể bỏ qua.
Nếu đó là sự thật, thì bây giờ, nó càng chân thực hơn. Tôi chưa thấy một nghiên cứu tương tự nào gần đây, nhưng con số dĩ nhiên đã tăng lên kể từ năm 2014. Với khoảng 625 triệu người dùng Internet ở Ấn Độ, và có tới 80% sử dụng Internet trên điện thoại di động, có thể có 625 triệu cặp mắt theo dõi phương tiện truyền thông xã hội trong cuộc bầu cử năm 2019 - gần gấp 8 lần so với năm 2014.
Đồng thời, mặc dù tôi là người tiên phong trên Twitter trong số các chính trị gia Ấn Độ, nhưng quan điểm của tôi là không có cuộc bầu cử nào của Ấn Độ có thể giành chiến thắng hoặc thất bại trên phương tiện truyền thông xã hội. Trong khi có lẽ hơn một phần ba dân số Ấn Độ, và có lẽ trên 40% cử tri, sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, nhưng không có nghiên cứu đáng tin cậy về tần suất họ sử dụng cho tin tức và quan điểm chính trị. Họ có thể tham gia các cuộc trò chuyện nhóm WhatsApp hoặc chia sẻ ảnh chụp nhanh trên Facebook vào cuối tuần trên bãi biển, thay vì tranh luận về công trạng của các đảng chính trị tranh cử trong khu vực bầu cử của họ. Ở đó, vẫn không có sự thay thế nào cho các tập hợp rầm rộ, các bài phát biểu ở góc phố, đến tận cửa nhà để lôi kéo phiếu bầu, bắt tay tại các khu chợ và ngã ba đông đúc, và các cuộc diễu hành trên xe jeep.
Và sau đó là những con số. Twitter là mạng xã hội chính trị hóa nhiều nhất, chỉ có 30 triệu người dùng hoạt động ở Ấn Độ; nó bị lấn át bởi Facebook và WhatsApp, với hơn 240 triệu người dùng hoạt động. Và, với các khu vực bầu cử quốc hội gồm khoảng hai triệu người, Twitter rất ít kém trong việc vận động chính trị. Không giống như Mỹ, Twitter sẽ vô dụng khi tổ chức một cuộc biểu tình rầm rộ, hoặc thậm chí triệu tập một cuộc tụ tập công cộng lớn. Nó không thể thay thế cho chiến dịch thông thường.
Tuy nhiên, các đảng phái chính trị Ấn Độ đã chuyển sang phương tiện truyền thông xã hội rộng rãi trong năm nay. Bên cạnh sự hữu ích của nó trong việc phát hành thông điệp thông qua memes, áp phích kỹ thuật số và chuyển tiếp WhatsApp, tác động gián tiếp của phương tiện truyền thông xã hội (như một nguồn cho các câu chuyện truyền thông chính thống) làm cho nó trở thành một công cụ truyền thông không thể thiếu cho các chính trị gia. Và đó là nơi mà rắc rối bắt đầu.
WhatsApp là công cụ được ưa chuộng, bởi vì 82% người dùng điện thoại di động Ấn Độ đã tải xuống ứng dụng này, và vì nó đã nhắm mục tiêu đến những người cụ thể. Một đảng chính trị có thể tạo ra các nhóm được xác định bởi lợi ích, đẳng cấp hoặc bản sắc tôn giáo của họ, hoặc bởi một vấn đề hoặc nguyên nhân cụ thể, và tấn công họ bằng các thông điệp để củng cố sự thiên vị của họ và thuyết phục họ ủng hộ đảng. Đảng Bharatiya Janata cầm quyền (BJP) là bậc thầy của kỹ thuật này, họ điều hành ước tính nửa triệu nhóm WhatsApp trên cả nước. Người đứng đầu bộ phận IT của BJP, Amit Malviya, đã tuyên bố vào tháng 3/2019 rằng, cuộc bầu cử sắp tới sẽ diễn ra trên điện thoại di động. Nói cách khác, bạn có thể nói họ sẽ tham gia cuộc bầu cử WhatsApp.
Tuy nhiên, vấn đề là việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội không phải lúc nào cũng lành tính. Thông tin sai lệch đang lan tràn trên các nhóm của BJP, bao gồm các tài khoản được dựng lên về những điều mà chính trị gia hàng đầu của Quốc hội (bao gồm cả tôi) đã nói và những hình ảnh được photoshop để miêu tả hành vi phản bội của các nhà lãnh đạo phe đối lập. Tin tức giả có thể tồn tại bởi vì nó được sản xuất để phục vụ lợi ích chính trị của những người phổ biến nó. Do đó, mối nguy hiểm là nhiều phiếu sẽ được bỏ trên cơ sở thông tin sai lệch. Thái độ của BJP là tất cả đều công bằng trong tình yêu, chiến tranh và chính trị; nhưng nền dân chủ Ấn Độ đang trở thành thứ thiệt hại kèm theo.
Sau khi được thông báo về việc lạm dụng chính trị trên dịch vụ của mình, WhatsApp đã thực hiện các bước để hạn chế thiệt hại, hạn chế chuyển tiếp, ví dụ, chỉ hạn chế ăm người nhận để ngăn chặn tin giả lan tràn. Họ cũng quyết định chặn các số được Ủy ban Bầu cử Ấn Độ xác định là truyền bá tin giả, mặc dù điều này có thể chậm, nhưng không dừng lại, các đảng có tội, những người nhanh chóng tìm ra các số thay thế và tạo ra nhiều nhóm hơn. BJP được lợi từ đội quân đông đảo, một số người được trả tiền và một số tình nguyện viên, công việc của họ là thỏa mãn sự phàm ăn của các nhóm WhatsApp này.
Nỗi lo lắng của các nhà dân chủ không phải là không có cơ sở: có người đã bị sát hại trên cơ sở tin đồn giả mạo từ WhatsApp. Điều đáng chú ý là, khi các vụ đánh bom vào dịp lễ Phục sinh diễn ra ở Sri Lanka, một trong những phản ứng đầu tiên của Chính phủ là đóng cửa phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng về phương diện truyền thông chính trị, sự nguy hiểm lại ở chỗ khác: ở Ấn Độ, khi chính phủ có quyền lợi, nó có xu hướng nhắm mắt làm ngơ trước sự thái quá của đảng phái. Trong cuộc bầu cử đang diễn ra, đã có rất ít tiến triển trong việc ngăn chặn tin tức giả mạo, bắt giữ thủ phạm hoặc hạn chế sự lây lan của nó.
Truyền thông xã hội cung cấp một bộ công cụ truyền thông hữu ích tuyệt vời, dân chủ hóa sự thể hiện của dư luận. Nhưng trong tay của các chính trị gia vô đạo đức, những người coi nó là một phương tiện thao túng, truyền thông xã hội có thể làm suy yếu nền dân chủ. Một khi bạn đã bỏ phiếu sai người trên cơ sở thông tin sai lệch, bạn không thể làm gì về điều đó cho đến cuộc bầu cử tiếp theo. Trong thực tế đó là mối nguy hiểm từ phương tiện truyền thông xã hội đối với dân chủ Ấn Độ - và không chỉ Ấn Độ.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
[1] Cựu Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc, cựu Bộ trưởng Bộ Phát triển nguồn nhân lực, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, hiện là Nghị sĩ của Quốc hội Ấn Độ và Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ngoại giao.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục