Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Chương mới trong giao dịch năng lượng tái tạo của Ấn Độ trong năm 2023

Chương mới trong giao dịch năng lượng tái tạo của Ấn Độ trong năm 2023

Đã đến lúc thúc đẩy nỗ lực của chúng ta hướng tới việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo cũng như khuyến khích kinh doanh năng lượng và mở ra một Ấn Độ Mới vào năm 2047.

06:04 21-01-2023 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Khi lĩnh vực năng lượng xanh của Ấn Độ phát triển vượt bậc, những cải cách được thực hiện trong lĩnh vực này đã mở đường cho một tương lai năng lượng sạch. Tổng công suất lắp đặt của Ấn Độ từ các nguồn năng lượng tái tạo đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua và sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực năng lượng tái tạo là một minh chứng cho điều này. Tổng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo của Ấn Độ đã tăng hơn 125% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức kỷ lục 14,5 tỷ USD trong năm tài chính 2022. Thời điểm đã chín muồi để đẩy nhanh nỗ lực của Ấn Độ hướng tới quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, cũng như khuyến khích kinh doanh năng lượng và mở ra một Ấn Độ Mới vào năm 2047.

Chính phủ Ấn Độ đã có công trong việc thực hiện nhiều chính sách ưu đãi trong năng lượng tái tạo để cho phép chuyển đổi năng lượng suôn sẻ. Những chính sách này bao gồm các gói thầu được giới thiệu bởi Tập đoàn Năng lượng Mặt trời Ấn Độ (SECI), đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng và máy phát điện. Điều này phù hợp với những nỗ lực của chính phủ nhằm khai thác tiềm năng thị trường về sản xuất năng lượng tái tạo và khuyến khích các nhà phát triển tham gia vào thị trường. Hơn nữa, việc giới thiệu Chính sách OA (tiếp cận mở - open access) xanh vào năm 2022 là một sự phát triển tích cực quan trọng khi có liên quan đến quy định của thị trường OA năng lượng tái tạo.

Mặc dù những nỗ lực này được đánh giá rất cao, nhưng các nhà phát triển có thể e ngại về lợi tức đầu tư của họ, cũng như triển vọng về giá năng lượng và khi có thêm nhiều nguồn tái tạo được hòa vào lưới điện. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp năng lượng mặt trời vì các nhà máy năng lượng mặt trời sẽ phát điện trong giờ có ánh sáng mặt trời và nếu nhiều nhà máy phát điện hơn trong những giờ này, có thể xảy ra tình trạng bất ổn định về giá, dẫn đến lo ngại về lợi nhuận. Giải pháp cho vấn đề này nằm ở việc sử dụng công nghệ lưu trữ điện. Trong trường hợp này, các nhà phát triển sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ việc giới thiệu các đơn vị lưu trữ cho các sản phẩm năng lượng mặt trời như pin năng lượng mặt trời, hoặc bộ lưu trữ năng lượng mặt trời. Với số lượng ngày càng tăng của các nhà máy năng lượng mặt trời, yêu cầu đối với các sản phẩm như vậy chắc chắn sẽ tăng lên.

Một nguồn tái tạo khác đang được chú ý nhiều hơn hiện nay là hydro xanh. Tuy nhiên, hiện tại, nó không khả thi về mặt thương mại, vì công nghệ này vẫn đang ở giai đoạn phát triển non trẻ. Tuy nhiên, nhu cầu về hydro xanh có khả năng tăng trưởng, vì điều này cũng có ứng dụng trong việc lưu trữ năng lượng mặt trời.

Trong vài năm qua, đã có một nỗ lực nhằm tách biệt thị trường năng lượng tái tạo và thông thường, mặc dù thị trường năng lượng tái tạo khó có thể có nhiều thanh khoản trong hai năm tới. Hơn nữa, ngày càng có nhiều suy đoán về một thị trường giao dịch carbon thống nhất, phù hợp với kỳ vọng rằng cả hai thị trường sẽ được hợp nhất. Điều này bổ sung cho kỳ vọng của thị trường về một tuyên bố chính sách dài hạn từ chính phủ liên quan đến phí truyền tải điện.

Được hỗ trợ bởi môi trường chính sách thuận lợi và đầu tư nhanh vào lĩnh vực này, một số công ty đã cam kết hướng tới 100% năng lượng xanh phù hợp với tầm nhìn của Thủ tướng Ấn Độ về việc đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070. Trong bối cảnh này, năm 2023 có thể sẽ chứng kiến tăng cường hoạt động từ những khu vực tư nhân trong thị trường năng lượng tái tạo.

Chính phủ có thể sẽ đưa ra một loạt các sáng kiến để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Ấn Độ trong ngân sách Liên minh, bao gồm kế hoạch 216,5 tỉ rupee để khuyến khích thiết lập các hệ thống lưu trữ năng lượng pin quy mô lớn.

Chính phủ Ấn Độ giảm thuế nhập khẩu đối với các bộ phận để chế tạo BESS – hệ thống lưu trữ năng lượng mặt trời.

Bên cạnh các kế hoạch đã có sẵn cho sự phát triển của ngành năng lượng mới, chẳng hạn như Chính sách Truy cập Mở Xanh, Chính sách Hỗn hợp Năng lượng Mặt trời Gió Quốc gia, Chính sách Hydro Xanh, và Atal Jyoti Yojana cùng với các chính sách khác, rõ ràng cho thấy một cú hích lớn đối với ngành năng lượng tái tạo ở Ấn Độ trong năm 2023.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Cùng chuyên mục