Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến Ấn Độ nhằm thắt chặt quan hệ song phương

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến Ấn Độ nhằm thắt chặt quan hệ song phương

05:16 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Rajaram Panda*

Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam đã được mở rộng và nâng lên một tầm cao mới với chuyến viếng thăm thành công ba ngày (từ ngày 2 đến 4 tháng 3 năm 2018) của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến Ấn Độ, trong đó có một số thỏa thuận quan trọng được ký kết. Ngay cả trước khi ông Quang tới Ấn Độ, người ta đã nhận thấy vấn đề an ninh và thương mại là những vấn đề sẽ được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự. Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của ông Quang tới Ấn Độ trong vai trò là Chủ tịch nước. Đi cùng ông là đoàn đại biểu gồm 18 thành viên, trong đó có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Thương mại và công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư. Tháng 1 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm New Delhi với tư cách là một trong những vị khách quan trọng nhất trong Ngày Cộng hòa Ấn Độ, và chuyến thăm của ông Quang lần này đã thể hiện rõ nét quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, tại thời điểm mà Ấn Độ đang tìm cách mở rộng chỗ đứng tại khu vực ngoại vi của Trung Quốc và Việt Nam đang đối mặt với gia tăng hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông. Cuộc thăm viếng cũng đánh dấu bằng những Biên bản ghi nhớ MoUs mang tính bước ngoặt trong hợp tác hạt nhân dân sự và phát triển cảng, cho thấy mức độ mong muốn của Hà Nội trong việc thiết lập quan hệ đối tác quốc phòng với Ấn Độ.

Theo động thái ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên Biển Đông, cả Ấn Độ và Việt Nam đều xác định an ninh hàng hải là một trong những lĩnh vực chính mà họ nên hợp tác. Ba hiệp định chính đã được ký kết, trong đó có một thỏa thuận về hợp tác hạt nhân. Các thỏa thuận về tăng cường nghiên cứu thương mại và nghiên cứu nông nghiệp cũng đã đạt được. Một Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Năng lượng hạt nhân toàn cầu (GCNEP) và Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VINATOM) cũng đã đạt được sau các cuộc đàm phán giữa Thủ tướng Modi và Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Mục đích của Biên bản ghi nhớ là tăng cường hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử cho các mục đích hòa bình. Một thỏa thuận về hợp tác hạt nhân dân sự đã được ký kết vào năm 2016 và Biên bản ghi nhớ đạt được lần này sẽ tăng cường khả năng hợp tác đào tạo và nghiên cứu.

Biển Đông là một điểm nóng chính với tiềm năng gây ra xung đột lớn. Trong khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ khu vực không gian đại dương, có một số quốc gia khác trong khu vực cũng tuyên bố chủ quyền tại vùng biển độc quyền của họ. Mặc dù Ấn Độ không trực tiếp tham gia vào việc tuyên bố chủ quyền, nhưng nó quan tâm nhiều hơn đến nỗ lực của Trung Quốc trong việc kiểm soát không gian đại dương có hàng nghìn tỷ đô la thương mại đi qua mỗi năm. Ấn Độ cũng có cổ phần kinh tế riêng của mình khi tham gia được Việt Nam mời cùng thăm dò chung trữ lượng dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam trên Biển Đông. Tập đoàn ONGC Videsh của Ấn Độ đã hợp tác với Petro Việt Nam (PVN) trong dự án này. Ấn Độ sẽ không ngồi nhàn rỗi và không can thiệp bảo vệ lợi ích kinh tế của mình nếu nước kia bị tấn công bởi một nước thứ ba, đó là lý do tại sao cả Ấn Độ và Việt Nam đều tìm thấy nền tảng chung để hợp tác. Tuyên bố chung cho biết, ông Quang đã hoan nghênh các doanh nghiệp Ấn Độ mở rộng các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên đất liền, thềm lục địa và đặc khu kinh tế Việt Nam.

Trung Quốc phản đối mà không có giá trị pháp lý nào đối với các hoạt động thăm dò dầu khí của Ấn Độ. Tháng 1 năm 2018, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng trước lời mời của Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ về việc hai nước tiếp tục cùng nhau hợp tác trong các dự án khai thác chung tại các khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ rằng sự tham gia của Ấn Độ vào các dự án không được sử dụng như là một “cái cớ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và làm giảm hòa bình và ổn định khu vực”. Xét tính nghiêm túc của vấn đề này, Thủ tướng Modi cho rằng, Ấn Độ và Việt Nam sẽ không chỉ tăng cường quan hệ song phương trong lĩnh vực dầu khí mà còn sẽ “làm việc cùng các nước khác về các khả năng hợp tác ba bên” trong lĩnh vực hàng hải. Có thể suy đoán rằng, Modi đã có trong tay Nhật Bản trong bối cảnh hội tụ các lợi ích giữa ba quốc gia này trên các vấn đề an ninh khu vực. Vì vậy, cả Thủ tướng Modi và Chủ tịch nước Trần Đại Quang đều bày tỏ cam kết sẽ đảm bảo duy trì sự tôn trọng chủ quyền và luật pháp quốc tế. Đây rõ ràng là một sự tương quan gián tiếp liên quan đến những nỗ lực liên tục của Trung Quốc chống lại các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông. Đối với Ấn Độ, Việt Nam có một vị trí quan trọng trong khuôn khổ Chính sách Hành động phía Đông thuộc tổng thể các mối quan hệ của Ấn Độ với khối 10 quốc gia của Asean.

Cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Modi và Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho thấy, họ đã xây dựng trên những tuyên bố trước đây về an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và nhắc lại tầm quan trọng của các tuyến đường biển tự do và mở.

Mặc dù không có thỏa thuận nào được ký kết trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng nhưng cả hai dự kiến sẽ tiếp tục làm việc để hoàn thành cam kết hỗ trợ 100 triệu đô la Mỹ của Ấn Độ cho Việt Nam, một số trong đó đã được sử dụng để mua sắm xe tuần tra ngoài khơi (OPVs), Hệ thống tên lửa đất liền (AIR-Missile) (SR-SAMS) và máy bay trực thăng hạng nhẹ Dhruv. Việt Nam cũng đã từng thể hiện mong muốn mua các tên lửa siêu thanh BrahMos từ Ấn Độ. Cả Thủ tướng Modi và Chủ tịch nước Trần Đại Quang đều nhất trí tăng cường khả năng hợp tác sản xuất và cơ hội chuyển giao công nghệ trong sản xuất quốc phòng. Sự hợp tác quân sự giữa các ban ngành cũng đang diễn ra. Hai nước cũng nhất trí tăng cường quan hệ trong các lĩnh vực khác như năng lượng tái tạo, nông nghiệp, dệt may và xăng dầu.

Hai bên cũng đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại nhằm thiết lập một khung tăng cường xúc tiến kinh tế và thương mại. Về mặt thương mại, cả hai đang phấn đấu đưa thương mại song phương lên 15 tỷ USD vào năm 2020. Trong năm tài chính 2016-2017, thương mại đứng ở mức 6,24 tỷ USD, tăng 40% so với năm trước. Từ phía Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh cam kết của Việt Nam trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên các lĩnh vực từ công nghệ thông tin đến cơ sở hạ tầng. Trong một tuyên bố chung, hai bên đã nhất trí tổ chức cuộc họp tiếp theo của Tiểu ban Hợp tác thương mại tại thủ đô Hà Nội vào năm 2018. Tuyên bố chung cho biết: “Để phát huy tiềm năng tăng khối lượng thương mại và đa dạng hoá thành phần, hai bên (ông Modi và ông Quang) đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan của cả hai bên tìm kiếm các biện pháp thực tế và thiết thực để đạt được mục tiêu thương mại 15 tỷ USD vào năm 2020, nhưng không giới hạn việc sử dụng các cơ chế đã được thiết lập, tăng cường trao đổi các đoàn thương mại, liên lạc giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, tổ chức thường xuyên các hội chợ và sự kiện. Hai bên đã thúc giục các nhà lãnh đạo kinh doanh và ngành của cả hai nước khám phá các cơ hội thương mại và đầu tư mới trong các lĩnh vực được xác định ưu tiên hợp tác.

Một kế hoạch làm việc cho năm 2018-2022 giữa Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng đã được ký kết giữa hai nước. Mục đích của kế hoạch làm việc này là thúc đẩy hợp tác trong việc chuyển giao công nghệ và trao đổi các chuyến thăm của các chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp. Ấn Độ yêu cầu Việt Nam xem xét ký Hiệp định khung Liên minh Năng lượng mặt trời quốc tế để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực không gian năng lượng tái tạo. Việt Nam đồng ý kiểm tra xem xét.

Khi Thủ tướng Modi tới thăm Việt Nam vào năm 2016, “quan hệ đối tác chiến lược” giữa hai nước đã được nâng lên thành “đối tác chiến lược đặc biệt”. Chủ tịch nước Trần Đại Quang cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác này. Năm 2016, Thủ tướng Modi đã thông báo khoản tài trợ trị giá 5 triệu đô la để xây dựng Khu Công viên phần mềm quân đội tại Trường Đại học Viễn thông Nha Trang. Một khoản tín dụng trị giá 100 triệu đô la đã được sử dụng cho tám tàu tuần tra ngoài khơi cho Việt Nam. Quân đội hai nước lần đầu tiên thực hiện cuộc tập trận chung vào tháng 2/2018. Việt Nam cũng mua các thiết bị phòng thủ cho hải quân và không quân của mình. Ngoài ra, mặc dù Việt Nam đã tỏ ra quan tâm đến việc mua tên lửa Brahmos siêu thanh từ Ấn Độ nhưng không việc này chưa đạt được nhiều tiến bộ. Các cuộc đàm phán về các điều khoản và điều kiện vẫn đang được tiến hành.

Thực tế là một phái đoàn thương mại gồm 65 doanh nhân đến từ 34 công ty Việt Nam đã đến thăm Ấn Độ cùng với Chủ tịch nước Trần Đại Quang và đã có sự tương tác với các doanh nhân Ấn Độ nổi tiếng. Điều này cho thấy Việt Nam đang muốn tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại với Ấn Độ. Liên quan đến thương mại, trong khi Việt Nam xuất khẩu nhiều sản phẩm chế tạo như điện thoại di động, máy móc và máy tính, thì giỏ hàng xuất khẩu của Ấn Độ vào thị trường Việt Nam bao gồm máy móc, nguyên liệu dệt, hải sản và thuốc. Bất chấp sự nhiệt tình của cả hai bên, khối lượng thương mại vẫn chưa đạt đến mức mong đợi.

Ấn Độ vẫn là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam mặc dù tổng khối lượng thương mại song phương thấp hơn mức mong muốn. Tuy nhiên trung bình mỗi thập kỷ nó đã tăng 16% và đây chính là thành tựu đạt được. Nhiều công ty lớn của Ấn Độ đã thiết lập và mở rộng dấu ấn của họ tại Việt Nam. Không thể bỏ qua quỹ đạo phát triển và cũng không thể bỏ qua sự thật là Ấn Độ đã ưu tiên cho Việt Nam trong hợp tác phát triển, giáo dục đào tạo và tập trung vào các lĩnh vực như khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông.

Đầu tư của Ấn Độ ở Việt Nam vẫn còn rất thấp. Ấn Độ đứng thứ 28 trong 126 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam vào năm 2017 với 168 dự án và tổng vốn đăng ký là 756 triệu USD. Nhiều tập đoàn lớn của Ấn Độ, bao gồm tập đoàn Tata, ONGC và Essar đã kinh doanh tốt tại Việt Nam. Việt Nam mong đợi thêm các khoản đầu tư từ Ấn Độ để đạt được mục tiêu 15 tỷ USD thương mại song phương vào năm 2020. Sức mạnh của Ấn Độ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, sản xuất, công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng có thể hấp dẫn đối với Việt Nam. Cả hai cần tăng cường kết nối song phương và khu vực cũng như kết nối cơ sở hạ tầng như liên kết hàng không, đường xá và các liên kết hàng hải và kết nối số. Theo Chính sách Hành động phía Đông của Thủ tướng Modi, các lĩnh vực này là những dự án được ưa chuộng và sẽ góp phần tạo ra những tình thế có lợi cho cả hai bên khi hai bên cùng được giải phóng năng lượng. Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cần được xem xét từ khía cạnh này.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

* Người viết là Giáo sư thỉnh giảng của ICCR Ấn Độ tại Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Reitaku, Nhật Bản. Quan điểm được đưa ra trong bài viết là của cá nhân tác giả. E-mail: rajaram.panda@gmail.com

Nguồn:

Cùng chuyên mục