Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Chuyến thăm của Thủ tướng Modi đánh dấu mối quan hệ sâu sắc giữa Ấn Độ và Israel

Chuyến thăm của Thủ tướng Modi đánh dấu mối quan hệ sâu sắc giữa Ấn Độ và Israel

Chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Ấn Độ đến nhà nước Do Thái đã cho thấy mối quan hệ song phương đang ấm dần lên.

05:03 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Năm 1947, các nhà lãnh đạo Hồi giáo đã thuyết phục Albert Einstein viết thư cho Jawaharlal Nehru, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, và yêu cầu ông ủng hộ việc thành lập nhà nước Israel. Nehru từ chối và giải thích rằng: “Palestine về bản chất là một quốc gia Ả Rập, và phải như vậy”.

70 năm sau đó, Narendra Modi sẽ đưa mâu thuẫn với Israel vào lịch sử, khi ông trở thành Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ đến thăm chính thức Israel.

Chuyến đi của ông Modi bắt đầu vào ngày Thứ Ba, và đặt dấu ấn cho mối quan hệ ngày càng chặt chẽ, được củng cố đặc biệt bởi hàng tỷ USD trong việc bán vũ khí. Đây cũng là bước đi khác trong sự thay đổi của chế độ dân chủ lớn nhất trên thế giới từ phía các đồng minh Chiến tranh Lạnh truyền thống sang phía Mỹ và phương Tây.

Ashok Malik, thành viên của Quỹ nghiên cứu Observer của New Delhi, cho biết: “Đây là một khoảnh khắc lịch sử. Đó là một phần của sự hiện đại hóa Ấn Độ cả về kinh tế và chính sách đối ngoại”.

Trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày, ông Modi sẽ thảo luận về thương mại với người đồng nhiệm Israel, Benjamin Netanyahu, cũng như cuộc thảo luận với khoảng 4000 người có nguồn gốc Ấn Độ ở Tel Aviv.

Nhưng ông không có kế hoạch đi đến khu vực Ramallah để thăm Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas. Ông Modi đã đón tiếp ông Abbas ở Delhi tháng trước, thì chuyến đi này sẽ tập trung vào việc mở rộng các mối quan hệ quốc phòng, công nghệ và thương mại của Ấn Độ với nhà nước Do Thái.

PR Kumaraswamy, Giảng viên ngành Trung Đông tại Đại học Jawaharlal Nehru nói rằng: “Ông Modi là người có mối quan hệ ngắt quãng. Liên kết của Ấn Độ với Israel không còn chỉ là một khía cạnh của chính sách đối với người Palestine”.

Các nhà chính trị Ấn Độ truyền thống tỏ ra miễn cưỡng ủng hộ Israel, điều này không vì nguy cơ khiến 14% người Ấn Độ là những người Hồi giáo phẫn nộ. Tuy nhiên, chuyến đi này đánh dấu giai đoạn mới nhất của sự nối kết gần hai thập kỷ được theo đuổi bởi cả hai quốc gia vì lý do riêng của cả hai phía.

Đối với Thủ tướng Ấn Độ, Israel là một nguồn cung quan trọng về công nghệ quân sự và nông nghiệp, trong khi nhiều người ủng hộ ông tin rằng, Ấn Độ và quốc gia Do Thái phải đối mặt với mối đe dọa chung từ các nước láng giềng có nhiều người Hồi giáo.

Trong khi đó, Ấn Độ là chìa khóa để ông Netanyahu rút khỏi các đối tác thương mại truyền thống ở châu Âu, vốn đã chỉ trích việc Israel có 50 năm chiếm đóng các vùng lãnh thổ của nhà nước Palestine và hướng đến các nền kinh tế đang tăng trưởng ở Châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi.

Theo Viện Nghiên cứu Hoà bình quốc tế Stockholm, Ấn Độ hiện là nhà nhập khẩu lớn nhất vũ khí của Israel, với doanh số trị giá 599 triệu USD vào năm ngoái. Israel là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 sang Ấn Độ, sau Nga và Mỹ.

Vào tháng 4/2017, Tập đoàn Quốc phòng của Israel, Israel Aerospace Industries, đã ký thỏa thuận khổng lồ với trị giá gần 2 tỉ USD - lớn nhất trong lịch sử của Israel - cung cấp cho Ấn Độ hệ thống phòng thủ tên lửa.

Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã sử dụng công nghệ của Israel để giúp quản lý nguồn cung cấp nước, từ các hệ thống tưới nhỏ giọt ở các bang như Gujarat tới một nhà máy khử muối gần Chennai.

Daniel Carmon, Đại sứ Israel tại Ấn Độ, cho biết: “Chúng tôi không mang theo phần cứng, chúng tôi không mang lại tiền hoặc đầu tư. Chúng tôi mang đến công nghệ hấp dẫn”.

Tuy nhiên, trong chuyến thăm này đánh dấu sự bình thường hóa quan hệ, hai nước đã hợp tác chặt chẽ kể từ những ngày đầu độc lập.

Năm 1962, Israel cung cấp vũ khí cho các lực lượng Ấn Độ chiến đấu với Trung Quốc. Nước này cũng cung cấp cho Ấn Độ vũ khí vào năm 1971 trong chiến tranh với Pakistan, cuộc chiến đã dẫn tới sự ra đời của Bangladesh.

Cho đến tháng 1 năm 1992, chỉ hai năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ, hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhưng 7 năm sau đó đánh dấu một điểm quan trọng trong mối quan hệ khi Israel trở thành một trong số ít quốc gia giúp Ấn Độ trong cuộc chiến Kargil chống lại Pakistan, cung cấp máy bay trực thăng điều khiển và tên lửa dẫn đường bằng laser.

Căng thẳng giữa hai bên vẫn tồn tại, đặc biệt là thói quen bỏ phiếu của Ấn Độ chống lại Israel tại Liên hợp quốc. Tuy nhiên, cuộc bầu cử với thắng lợi của ông Modi và đảng BJP theo chủ nghĩa dân tộc Hindu vào năm 2014 đã làm nồng ấm mối quan hệ song phương.

Ông Kumaraswamy cho biết: “Trước đây, Ấn Độ không muốn phát triển mối quan hệ với Israel. Nó giống như một cô bạn gái mà họ chưa sẵn sàng đưa về nhà gặp bố mẹ. Nhưng BJP luôn dành tình cảm riêng cho Israel. Và điều này có một phần là do công chúng Ấn Độ chống Hồi giáo và cảm thấy Israel là một quốc gia chống Hồi giáo.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch

Nguồn: https://www.ft.com/content/2e86e43a-5bf1-11e7-9bc8-8055f264aa8b

Nguồn:

Cùng chuyên mục