Chuyến thăm Nhật Bản của bà Sushma: Mang nước Nhật đến gần hơn (Phần 1)
Mặc dù mối quan hệ kinh tế đang đạt được những tiến bộ, nhưng hợp tác giữa Ấn Độ và Nhật Bản trong các lĩnh vực an ninh và chiến lược đang thu hút sự chú ý lớn hơn.
Rajaram Panda*
Nhận lời mời của Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj đã có chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 28 đến 30/3/2018.
Trên thực tế, bà Swaraj chỉ đã ở Tokyo chỉ một ngày vào tối 28/3 và rời đi vào sáng 30/3, và ngày 29/3 là ngày duy nhất của chuyến làm việc.
Nói chung, chuyến thăm này có thể được chia thành hai phần. Phần thứ nhất là hoạt động tiếp xúc với cộng đồng Ấn Độ do Đại sứ quán Ấn Độ tại Nhật Bản tổ chức, và tôi đã được mời tham dự.
Sự kiện này được tổ chức bởi Trung tâm Văn hoá Vivekananda tại Đại sứ quán Ấn Độ tại Nhật Bản, và bà Ngoại trưởng đã nhắc lại những lời nói của nhà hiền triết Vivekananda về nét đẹp của người Nhật Bản, và lý do tại sao người Ấn Độ nên ít nhất một lần đến thăm đất nước này.
Trong bài phát biểu, Bộ trưởng Swaraj đã tán dương uy tín cao mà cộng đồng Ấn kiều đạt được ở đất nước mà họ lựa chọn định cư.
Đặc biệt, bà đã đề cập đến ba đức tính mà người Ấn Độ mang theo khi rời khỏi đất nước, đó chính là "tinh thần láng giềng tốt, chăm chỉ và tuân thủ pháp luật", điều khiến người Ấn Được gây được thiện cảm ở các quốc gia trên khắp thế giới.
Bà S. Swaraj cũng đã đề cập đến sự chuyển đổi mạnh mẽ về trách nhiệm của các cơ quan ngoại giao Ấn Độ hoạt động như một gia đình mở rộng cho các công dân Ấn Độ ở nước ngoài.
Thông qua việc giúp đỡ bất cứ người Ấn Độ nào sống ở nước ngoài và trong tình trạng khó khăn, Ngoại trưởng S. Swaraj đã đưa ra một bình diện mới cho chính sách đối ngoại của Ấn Độ, mà chưa một người tiền nhiệm nào thực hiện được.
Đặc biệt, bà S. Swaraj đã đề cập đến cách một người phụ nữ lớn tuổi nói tiếng Tamil bị mắc kẹt tại sân bay Malaysia trên đường quay về từ Úc vì người con trai qua đời do một cơn đau tim, và bà được giúp đỡ sau khi được Bộ Ngoại giao Ấn Độ can thiệp trực tiếp. Sự việc đã xảy ra khoảng hai tháng trước.
Trong phần thứ hai của chuyến thăm, bà S. Swaraj đã đồng chủ tọa cuộc Đối thoại Chiến lược Ấn Độ - Nhật Bản lần thứ 9 với ông Kono vào ngày 29/3.
Cuộc Đối thoại Chiến lược giữa Ấn Độ và Nhật Bản là Hội nghị Thượng đỉnh song phương được tổ chức luân phiên ở Ấn Độ và Nhật Bản từ năm 2007.
Cả hai nhà lãnh đạo đã nhìn nhận lại tất cả các khía cạnh của quan hệ song phương và trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế đôi bên cùng quan tâm.
Trong chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi tới Nhật Bản vào năm 2014, hai nước đã kết thúc quan hệ chiến lược đặc biệt và hợp tác toàn cầu.
Mối quan hệ song phương này đã được tăng cường đáng kể trong nhiều lĩnh vực vài năm gần đây.
Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến Ấn Độ vào tháng 9/2017 đã tạo đà cho mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Được hỗ trợ bởi các kết nối về văn minh, cả hai nước đã khai thác được sức mạnh tiềm ẩn trong một loạt các lĩnh vực đã mang lại lợi ích chung.
Vì thế, quan hệ song phương đã được củng cố trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, quốc phòng, khoa học và công nghệ.
Hai nước đã ký dự án đường sắt cao tốc Mumbai - Ahmedabad dựa trên mô hình tàu cao tốc Shinkansen Nhật Bản.
Lễ khởi công dự án tàu cao tốc được xây dựng với viện trợ của Nhật Bản được tổ chức trong chuyến thăm của ông Shinzo Abe tới Ấn Độ vào ngày 14/9/2017.
Thời hạn đưa tàu cao tốc vào hoạt động trước đây là 2023, thời hạn mới đặt ra là ngày 15/8/2022, trùng với dịp kỷ niệm lần thứ 75 ngày Độc lập của Ấn Độ.
Ấn Độ là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ các khoản vay mềm của Nhật thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) với số vốn 23,36 tỷ USD, Ấn Độ đã trở thành đối tượng thụ hưởng lớn nhất của JICA từ năm 2008. Phần lớn của khoản vay này là dự án tàu cao tốc.
Nhật Bản cũng là một trong những nhà đầu tư lớn nhất ở Ấn Độ, với sự hiện diện ngày càng tăng của các dự án cơ sở hạ tầng, sản xuất, thị trường tài chính và xây dựng năng lực.
FDI Nhật Bản ở Ấn Độ đã có sự tăng trưởng ổn định. FDI Nhật Bản trong giai đoạn 2016-2017 đạt 4,7 tỷ USD, tăng 80% so với năm trước.
Tuy nhiên, thương mại song phương đạt 13,61 tỷ USD trong năm 2016-2017, giảm 6,21% so với năm ngoái là 14,51 tỷ USD.
Trong khi xuất khẩu của Ấn Độ sang Nhật Bản trong giai đoạn 2016-2017 đạt 3,8 tỷ USD, nhập khẩu của Ấn Độ từ Nhật Bản trong cùng năm đạt 9,76 tỷ USD.
Thâm hụt thương mại tăng gấp đôi trong giai đoạn 2013-2014 (6,81 tỷ USD) và 2016-2017 (3,85 tỷ USD) là một vấn đề đáng lo ngại mà cả hai quốc gia cần phải giải quyết.
Khía cạnh đáng lo về thương mại là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) được ký năm 2011 đã không thể giải quyết được tình trạng mất cân bằng thương mại này. (Xem tiếp phần 2)
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
* TS Rajaram Panda là Giáo sư thỉnh giảng của ICCR Ấn Độ tại Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Reitaku, Nhật Bản.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục