Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Chuyến thăm Nhật Bản của bà Sushma: Mang nước Nhật đến gần hơn (Phần 2)

Chuyến thăm Nhật Bản của bà Sushma: Mang nước Nhật đến gần hơn (Phần 2)

Mặc dù mối quan hệ kinh tế đang đạt được những tiến bộ, nhưng hợp tác giữa Ấn Độ và Nhật Bản trong các lĩnh vực an ninh và chiến lược đang thu hút sự chú ý lớn hơn.

05:11 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 1)

Rajaram Panda*

Ấn Độ cần tiếp cận thị trường nhiều hơn để đưa các sản phẩm của họ đến Nhật Bản nếu muốn giải quyết vấn đề mất cân bằng thương mại này.

Trường hợp của Tập đoàn Nissan Nhật Bản đã viện dẫn điều khoản trọng tài quốc tế trong CEPA để thu hồi hoàn thuế chưa thanh toán với mức 770 triệu USD, trường hợp này bị ách lại tại tòa án cao cấp Chennai, và điều này đã gửi một tín hiệu tiêu cực cho các công ty Nhật Bản làm ăn với Ấn Độ.

Sự can thiệp bằng chính sách của chính phủ là cần thiết để phục hồi niềm tin đã mất trong kinh doanh.

Vấn đề hạt nhân là một vấn đề nhạy cảm ở Nhật Bản kể từ sau sự kiện Hiroshima.

Tâm lý chống hạt nhân tiếp tục gia tăng thêm sau thảm hoạ hạt nhân ở Fukushima. Do sự bất mãn của công chúng, Chính phủ Nhật Bản đã buộc phải đóng cửa tất cả các lò phản ứng hạt nhân, điều này khiến năng lượng hạt nhân trở về con số không.

Nhật Bản đã tuyên bố chính sách là không trao đổi thương mại với bất kỳ nước nào không ký kết Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân (NPT).

Lập trường của Ấn Độ xem NPT là một hiệp định phân biệt đối xử mà Ấn Độ đã từ chối ký, nhưng vẫn duy trì cam kết tạm ngừng tiến hành các cuộc thử nghiệm hạt nhân tiếp theo.

Sau các cuộc đàm phán liên tục, Nhật Bản đã bị thuyết phục bởi lý lẽ từ phía Ấn Độ và hiệp định hạt nhân dân sự được đưa ra vào năm 2016, mở đường cho thương mại hạt nhân giữa hai nước.

Điều này cho phép Nhật Bản xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân sang Ấn Độ ngoài việc giúp đỡ quản lý chất thải hạt nhân. Điều này thể hiện lòng tin giữa hai quốc gia.

Mặc dù quan hệ kinh tế đang tiến triển, nhưng lĩnh vực an ninh và chiến lược có sức hút mạnh mẽ hơn trong hợp tác giữa Ấn Độ và Nhật Bản.

Chuyến thăm này của Ngoại trưởng S. Swaraj mang  ý nghĩa đặc biệt với các cuộc đàm phán phục hồi cuộc đối thoại bốn bên giữa Nhật Bản, Mỹ, Úc và Ấn Độ nhằm ứng phó với các hoạt động ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông và đảm bảo quyền tự do hàng hải trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nhật Bản cũng là một bên tham gia của cuộc tập trận Malabar giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ từ năm 2002.

Ngay sau khi về nước, Ngoại trưởng S. Swaraj  đến Trung Quốc tham dự cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao SCO, trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh SCO tại thành phố Thanh Đảo của Trung Quốc vào tháng 6/2018, dự kiến Thủ tướng N. Modi sẽ tham dự sự kiện này.

Trao đổi các hiệp định vay vốn với trị giá 1,4 tỷ USD, ông T. Kono nhấn mạnh, Ấn Độ là đối tác quan trọng nhất của Nhật Bản trong Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, rộng mở.

Trong một nhận xét dường như hướng đến hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, ông T. Kono nhận xét rằng: "Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở của chúng tôi và Chính sách Hành động Phía Đông của Ấn Độ sẽ  tiếp tục hợp nhất".

Tán dương lời phát biểu của ông T.Kono, bà S. Swaraj nhấn mạnh rằng: "sự hội tụ ngày càng tăng giữa các vấn đề kinh tế và chiến lược" giữa hai nước là "quan trọng đối với hoà bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương".

Bên cạnh thương mại song phương, các khoản cho vay từ Nhật Bản cho các dự án quan trọng như tuyến tàu điện ngầm Mumbai từ Cuffe Parade, nhà máy khử mặn nước biển và hệ thống giao thông thông minh giảm tắc nghẽn giao thông ở Chennai, các chương trình trồng cây ở Himachal Pradesh, cũng như các khoản vay ở vùng Đông Bắc phục vụ dự án kết nối là những điểm nổi bật chính trong cuộc thảo luận trên.

Đại sứ hai nước đã ký kết và trao đổi các ghi chú liên quan đến các điều khoản cho bốn dự án vay vốn bằng tiền Yên.

Bà S. Swaraj cũng có cuộc gặp với ông Fumio Kishida, Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu chính sách Đảng Dân chủ tự do và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản.

Mức độ tin cậy và tình hữu nghị của hai quốc gia được thể hiện qua việc Ấn Độ chọn Nhật Bản là nước duy nhất tham gia vào các dự án phát triển ở khu vực Đông Bắc Ấn Độ, một phần quan trọng trong chính sách Hành động Phía Đông của Ấn Độ, nhằm nối kết kết nối kinh tế, văn hoá, chính trị trong khu vực và Đông Nam Á.

Như Ngoại trưởng Ấn Độ đã đề cập, giữa hai nước không có vấn đề xung đột, mà chỉ có sự hợp tác, và chính điều này đã duy trì động lực của mối quan hệ song phương.

Quan điểm của ông Abe đưa ra khi phát biểu ở Quốc hội Ấn Độ trong nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên vào năm 2007 rằng: "Một Ấn Độ mạnh mẽ phù hợp với lợi ích tốt nhất của Nhật Bản, và một Nhật Bản mạnh mẽ phù hợp với lợi ích lớn nhất của Ấn Độ" vẫn vang vọng và vẫn là quan điểm cơ bản trong quan hệ giữa hai nước.

Bất kể sự thay đổi trong chính phủ ở cả Ấn Độ và Nhật Bản, chính sách của cả hai bên vẫn duy trì sự nối tiếp.

Những người tiền nhiệm của bà Sushma Swaraj là S. Krishna và Salman Khurshid đã nỗ lực để thúc đẩy mối quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản, và bà Swaraj đã kế tục và tạo thêm động lực mới.

Cựu Thủ tướng Manmohan Singh đã mời Thủ tướng Nhật Abe với vai trò khách mời chính trong cuộc diễu binh Ngày Cộng hòa vào năm 2014.

Một số cuộc tập trận hàng hải chung, các hiệp định về hợp tác biển, hợp tác trong các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng trên quy mô lớn, các dự án phát triển đã chứng minh mối liên kết mạnh mẽ giữa Ấn Độ và Nhật Bản, và ảnh hưởng đó sẽ tạo nên tác động to lớn hơn trong bối cảnh châu Á - Thái Bình Dương.

Cả Ấn Độ và Nhật Bản cũng đã cùng phối hợp chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan ở khu vực Nam Á.

Là một đối thủ của Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản đang hợp tác xây dựng Hành lang Tăng trưởng châu Á - châu Phi.

Điều này có thể đã được thể hiện trong cuộc thảo luận giữa bà Sushma và ông Kono. Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã tuyên bố rằng, tất cả các khía cạnh của quan hệ song phương, quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng có lợi đều được đưa vào cuộc đối thoại chiến lược.

Tóm lại, chuyến thăm Nhật Bản của bà S. Swaraj đã đưa ra chương trình nghị sự cho Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - Nhật Bản giữa ông Modi và ông Abe vào cuối năm 2018.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ


* TS Rajaram Panda là Giáo sư thỉnh giảng của ICCR Ấn Độ tại Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Reitaku, Nhật Bản.

Nguồn:

Cùng chuyên mục