Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Công nghệ là động lực mới của ngoại giao Ấn-Mỹ

Công nghệ là động lực mới của ngoại giao Ấn-Mỹ

Trong một tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng, hai nhà lãnh đạo đã cam kết chính phủ của họ sẽ “tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc chia sẻ công nghệ, đồng phát triển và cơ hội hợp tác sản xuất giữa ngành công nghiệp, chính phủ và các tổ chức học thuật của Mỹ và Ấn Độ”.

02:00 10-07-2023 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Chương trình nghị sự cực kỳ tham vọng về hợp tác công nghệ - từ trí tuệ nhân tạo đến không gian vũ trụ và điện toán lượng tử đến viễn thông - được Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Joe Biden công bố có khả năng thay đổi đặc điểm của quan hệ song phương Ấn Độ-Mỹ và góp phần tái cấu trúc của trật tự khu vực và toàn cầu.

Trong một tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng, hai nhà lãnh đạo đã cam kết chính phủ của họ sẽ “tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc chia sẻ công nghệ, đồng phát triển và cơ hội hợp tác sản xuất giữa ngành công nghiệp, chính phủ và các tổ chức học thuật của Mỹ và Ấn Độ”. Họ cũng chỉ đạo bộ máy chính quyền thực hiện “nỗ lực định kỳ để giải quyết các vấn đề kiểm soát xuất khẩu” và “tăng cường thương mại công nghệ cao” giữa hai quốc gia.

Nhưng một điều chắc chắn là, công nghệ đã trở thành một chủ đề liên tục trong sự phát triển của mối quan hệ Ấn-Mỹ kể từ khi Ấn Độ giành độc lập. Vào thời điểm tốt đẹp nhất, hợp tác công nghệ thể hiện tham vọng của giới tinh hoa Ấn Độ ở mức cao nhất; trong những thời điểm khó khăn, nó trở thành tiêu điểm của sự tranh luận chính trị.

Về phần mình, ông Modi rất mong muốn giải cứu khoa học và công nghệ Ấn Độ khỏi tình trạng chủ nghĩa quốc gia quá mức và đưa ngành công nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân, và các cộng đồng đổi mới vào cuộc chơi. Ông Biden đã tìm cách vượt qua hàng loạt quy định hạn chế hợp tác công nghệ của Mỹ với Ấn Độ. Nếu kế hoạch của họ diễn ra theo kịch bản, người ta sẽ thấy sự hợp tác kết nói kỹ thuật giữa hai nước nhanh chóng được mở rộng và sâu sắc.

Nếu tầm nhìn Modi-Biden được thực hiện một cách có mục đích, thì công nghệ sẽ dễ dàng trở thành động lực thúc đẩy quan hệ song phương. Bởi vì, các lực lượng sản xuất mới được giải phóng bởi các công nghệ mới tạo ra khả năng khởi động lại nền kinh tế Ấn Độ và Mỹ, tăng cường an ninh quốc gia và sắp xếp lại trật tự kinh tế toàn cầu. Hợp tác công nghệ Ấn Độ-Mỹ cũng mở ra cơ hội giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu.

Theo phương cách điển hình của mình, ông Modi đã biến chữ viết tắt của Trí tuệ nhân tạo (AI) thành một phép ẩn dụ cho thời điểm công nghệ trong quan hệ song phương trong bài phát biểu trước phiên họp chung của Quốc hội Mỹ; đối với Modi, AI là “America and India”.

Nước Mỹ và công nghệ là một phần của cùng một giấc mơ đối với người Ấn Độ từ cuối thế kỷ 19, khi một số doanh nghiệp của Ấn Độ ở miền tây Ấn Độ bắt đầu gửi con cái của họ đến Học viện Công nghệ Massachusetts thay vì các khóa học nghệ thuật tự do ở Oxford và Cambridge. .

Các công ty khởi nghiệp tin rằng, tương lai của Ấn Độ nằm ở việc làm chủ công nghệ. Nhưng giới tinh hoa Ấn Độ được đào tạo ở Oxbridge sẽ đáp trả. Họ sẽ quan liêu hóa khoa học, giữ khoảng cách với khu vực tư nhân và hạn chế hợp tác quốc tế với Mỹ và phương Tây.

Trước khi hệ thống gặp trục trặc, đã có một thời gian ngắn hợp tác công nghệ giữa Ấn Độ và Mỹ. Washington đã đi đầu trong việc hỗ trợ các chương trình vũ trụ và hạt nhân của Ấn Độ trong những năm 1950 và 1960. Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ tại Tarapur được xây dựng bởi General Electric và vệ tinh đầu tiên của nó là của Ford Aerospace. Mỹ cũng góp phần vào cuộc Cách mạng Xanh của Ấn Độ.

 

Nguồn:

CIS

Cùng chuyên mục