Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Củng cố nền dân chủ toàn cầu và tại Ấn Độ

Củng cố nền dân chủ toàn cầu và tại Ấn Độ

Trong suốt một thập kỷ rưỡi vừa qua, ngày càng có nhiều lo ngại trên toàn cầu về chất lượng dân chủ ở các quốc gia vốn được coi là áp dụng các nguyên tắc dân chủ và được điều hành bởi các chính phủ dân chủ.

05:21 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Đáng ngạc nhiên là ngay từ trước đó đã có những bằng chứng và dấu hiệu chỉ báo điều này. Sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989 kéo theo sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991 đặt dấu chấm hết cho Chiến tranh Lạnh. Những sự kiện này thúc đẩy làn sóng dân chủ hóa, không chỉ ở Đông Âu, mà còn trên khắp các lục địa, châu Mỹ, châu Phi cận Sahara và châu Á. Tỷ trọng của các quốc gia như vậy đã tăng từ 36 lên 46 phần trăm trong giai đoạn 1988-2005.

Phải chăng nền dân chủ toàn cầu đang bị đe dọa?

Thật không may, sau năm 2005, sự suy giảm đáng lo ngại về tự do toàn cầu đã được ghi nhận bởi các cuộc khảo sát dân chủ toàn cầu nổi bật nhất (Freedom in the World của Freedom House, The Economic Intelligence Unit Democracy Index của tờ báo The Economist). Các quyền chính trị và tự do dân sự ở một số quốc gia đã có những trở ngại đáng báo động. Đáng chú ý là các quốc gia chứng kiến sự suy giảm tự do lớn nhất không chỉ giới hạn trong một khu vực cụ thể mà trải rộng khắp các lục địa. Đáng báo động hơn nữa là thực tế là các nền dân chủ lâu đời, vững chắc đã bị lung lay bởi sự hiện diện của các lực lượng chính trị dân túy đang thách thức các nguyên tắc cơ bản đã được thiết lập của quản trị dân chủ.

Những diễn biến này đã mang lại sự cổ vũ cho các chế độ phi dân chủ. Họ cố gắng làm nổi bật những điểm yếu của nền dân chủ. Thất vọng trước kết quả của các cuộc khảo sát toàn cầu cho thấy sự thoái trào trong quản trị dân chủ ở một số nền dân chủ trên toàn cầu, các tác giả và nhà tư tưởng nổi tiếng từ thế giới phương Tây đã cố gắng xác định nguyên nhân và đưa ra các ý tưởng để khắc phục xu hướng suy giảm dân chủ đáng báo động này.

Trong số những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến “suy thoái dân chủ” mà các nhà tư tưởng này liệt kê, có cái được gọi là “chủ nghĩa tư bản giám sát”. Những gã khổng lồ của chủ nghĩa tư bản giám sát như Google, Facebook, Amazon, Microsoft và Apple kiểm soát mọi khía cạnh của hệ thống thông tin và liên lạc của con người ở hầu hết các nơi trên thế giới. Tuy nhiên, về cơ bản những tập đoàn công nghệ khổng lồ đã không thực hiện bất kỳ trách nhiệm giải trình nào đối với hệ thống luật pháp của nhiều quốc gia. Rõ ràng là một xã hội giám sát sinh ra nhiều bất lợi cho sự tiến bộ của các giá trị dân chủ. Hơn nữa, sự sụt giảm tỷ lệ phần trăm dân số da trắng ở phương Tây và sự di cư quy mô lớn của những người không phải da trắng, đã châm ngòi cho ngọn lửa phân cực trong xã hội phương Tây theo các đường lối phân biệt chủng tộc. Internet và phương tiện truyền thông xã hội đóng một vai trò quan trọng và nguy hiểm trong việc châm ngòi cho ngọn lửa chia rẽ, và điều này đã phá vỡ ý tưởng về quyền công dân toàn diện.

Hơn nữa, một loạt các thể chế toàn cầu hiện tại, như Liên hợp quốc, được thành lập để duy trì một trật tự dân chủ toàn cầu, được cho là rất muốn nhưng không có khả năng bảo vệ các giá trị dân chủ. Trước tình trạng bất lực đó, các chế độ độc tài ngày càng tỏ ra táo bạo trong việc can thiệp vào các quy trình dân chủ như bầu cử, và nỗ lực tấn công các nền dân chủ đang đấu tranh thông qua các khoản đầu tư săn mồi. Sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng trong các nền dân chủ và sự mất bình đẳng trong giới trẻ với các quy trình ra quyết định lộn xộn trong các nền dân chủ. Tốc độ mà các chế độ chuyên quyền có thể thực hiện các quyết định đã khiến các thế hệ trẻ trong thế giới dân chủ ngưỡng mộ chủ nghĩa xã hội.

Khi tìm kiếm giải pháp, các tác giả cảnh báo rằng, nỗ lực rời rạc của cá nhân từng quốc gia dân chủ không đủ để ngăn chặn làn sóng phi dân chủ. Các nước phải quyết tâm và đoàn kết, để nếu một quốc gia bị tấn công từ một chế độ độc tài, thế giới dân chủ phải tập hợp với hành động trừng phạt để ngăn chặn kẻ tấn công và hỗ trợ tích cực cho quốc gia bị tấn công. Ngoài ra, các quốc gia cần phải cải cách hệ thống pháp luật, viết lại luật để chấm dứt việc các tập đoàn lớn lũng đoạn và kiểm soát luồng thông tin. Các quốc gia cũng phải thực thi sự minh bạch triệt để trong chính trị và kinh doanh, và thực thi chúng một cách mạnh mẽ. Các tác giả cảnh báo rằng, nếu thế giới dân chủ phương Tây không quan tâm đến việc ngăn chặn các dòng tiền tham nhũng, các nền dân chủ sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng. Các nền dân chủ tự do phải đảm bảo thông qua các chính sách mà sự thịnh vượng kinh tế đến với nhiều công dân của họ hơn và sự tôn trọng của xã hội được áp dụng rộng rãi tới mọi công dân. Các nền dân chủ cũng cần phải loại bỏ thị trường thương mại đối với phần mềm có chức năng tình báo và các công nghệ khác thúc đẩy các hệ thống gián điệp và hacker, đồng thời đe dọa quyền riêng tư và tự do. Họ không thể cho phép các công ty ở các nước dân chủ trở thành nhân tố chủ chốt của chế độ chuyên chế.

Mối nguy hiểm đối với nền dân chủ Ấn Độ

Trong bối cảnh toàn cầu đáng lo ngại về sức khỏe của các nền dân chủ, nhiều mối nguy trên toàn cầu mà các nền dân chủ trên thế giới phải đối mặt ở một khía cạnh nào đó cũng là những mối đe dọa đối với đất nước này. Các hợp đồng gần đây của Chính phủ Ấn Độ với các tổ chức truyền thông toàn cầu là một điển hình. Trước những thách thức mà hệ thống thông tin liên lạc của Ấn Độ phải đối mặt, luật pháp của Ấn Độ chắc chắn cần được xem xét lại, sửa đổi lớn và thắt chặt hơn. Không còn nghi ngờ gì nữa, cần phải có trách nhiệm lớn hơn trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội. Và còn nhiều việc phải làm để bảo đảm thực hiện quyền công dân toàn diện. Sự đa dạng của các vấn đề xã hội của Ấn Độ không có quốc gia nào sánh kịp. Một số vấn đề trong số đó đã bị bỏ mặc trong một thời gian dài. Điều quan trọng là những vấn đề cần được giải quyết ổn thỏa và giữ sự ổn định trong một khoảng thời gian xác định và không được phép khuấy động.

Hai diễn biến không đáng có nữa trong nội bộ đất nước có ý nghĩa ngay lập tức. Tác động của chúng đối với nền dân chủ của quốc gia là đáng lo ngại. Đầu tiên là hình sự hóa chính trị. Có thông tin cho rằng, nhiều nghị sĩ ở Hạ viện Ấn Độ hiện tại dính líu nhiều vụ kiện và vụ án. Tình hình ở nhiều hội đồng bang cũng không khá hơn. Đây là một xu hướng nguy hiểm, vì hình sự hóa chính trị khiến công dân không có bất kỳ sự tham gia có ý nghĩa nào với những người đại diện của họ, làm tăng thêm sự thất vọng ngày càng tăng của họ đối với nền dân chủ và ảnh hưởng đến cốt lõi của quản trị dân chủ tốt. Thực trạng đáng buồn này được hỗ trợ bởi quá trình xét xử chậm chạp, số lượng lớn các vụ án và luật pháp yếu kém.

Thứ hai là sự thờ ơ ngày càng tăng của các đại biểu dân cử trong việc thực hiện chức năng chính của họ là dành thời gian chất lượng trong Nghị viện và các Hội đồng cấp bang. Họ cần có thời gian nghiên cứu và phát biểu về những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước và tiểu bang. Họ nên dành sự chú ý để cân nhắc các dự luật trong khi soạn thảo. Thật không may, các hội đồng lập pháp của bang chỉ có trung bình 30 cuộc họp hàng năm trong thập kỷ qua tại những nơi như Punjab, Haryana và Delhi, tiếp theo là Andhra Pradesh, Telengana và Uttar Pradesh. Con số này của Hạ viện Ấn Độ cũng không mấy sáng sủa. Hạ viện chỉ có trung bình chỉ có 63 cuộc thảo luận sâu sắc mỗi năm trong 10 năm qua. Rõ ràng, bất kỳ cuộc tranh luận nào về luật đều không nhận được sự quan tâm của họ. Do đó, chất lượng của các quy chế đã bị xói mòn, một yếu tố mà Chánh án Ấn Độ đã đề cập đến trong các quan sát của mình. Điều này cho thấy sự suy giảm về chất lượng của nền dân chủ Ấn Độ. Cùng với một số mối quan tâm toàn cầu được nêu ra, Ấn Độ cần khắc phục những điểm yếu trong nội bộ để bảo vệ chất lượng nền dân chủ.

Tác giả: Tiến sĩ Ramanath Jha, nghiên cứu viên cao cấp tại Quỹ Nghiên cứu Người quan sát (ORF), Mumbai, Ấn Độ. Ông chuyên nghiên cứu về đô thị hóa, quản trị bền vững, và quy hoạch đô thị.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.orfonline.org/expert-speak/reinforcing-global-and-indian-democracy/

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục