Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Cuộc cách mạng xanh tiếp theo của Ấn Độ

Cuộc cách mạng xanh tiếp theo của Ấn Độ

Thúc đẩy năng lượng sạch của Ấn Độ cho thấy một cách để thoát khỏi cơn nghiện than

11:00 21-10-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nếu bạn quan tâm đến khí hậu, một câu hỏi quan trọng là làm thế nào các nền kinh tế mới nổi, chiếm 67% lượng khí thải carbon-dioxide từ năng lượng vào năm ngoái, có thể chuyển sang cách tiếp cận sạch hơn. Một phần ba năng lượng chủ yếu của các nước này được khai thác từ than đá, và phải đáp ứng nguyện vọng của những người dân nghèo thiếu điện giá rẻ.

Trung Quốc đưa ra một hình mẫu mẫu: ngành năng lượng của họ đang chuyển hướng sang năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, nó vẫn đang đi quá chậm trong việc giảm lượng khí thải, và nhiều quốc gia có thể giữ thái độ thận trọng với việc lặp lại cách tiếp cận do nhà nước lãnh đạo. Một mô hình thay thế hiện có thể nhìn thấy ở một người khổng lồ châu Á khác là Ấn Độ, quốc gia đang trong giai đoạn đầu của sự bùng nổ xanh do khu vực tư nhân dẫn đầu. Mặc dù Ấn Độ mắc phải những khiếm khuyết rõ ràng, nhưng mang lại hy vọng rằng, Ấn Độ có thể tạo ra bước nhảy vọt xanh.

Ấn Độ có nhu cầu năng lượng rất lớn. Theo dự báo, nước này là một trong những nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất trong thập kỷ này, đến năm 2040 Ấn Độ sẽ cần bổ sung công suất tương đương với quy mô hệ thống điện của Liên minh châu Âu. Sau khi bắt đầu phát triển thủy điện vào những năm 1950 và 1960, Ấn Độ đã phụ thuộc rất nhiều vào than đá, đáp ứng 58% nhu cầu năng lượng sơ cấp vào năm 2021. Giống như nhiều quốc gia khác, Ấn Độ đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070.

Điều ngạc nhiên là, những thay đổi lớn đang diễn ra. Trong thập kỷ qua, Ấn Độ đã chứng kiến ​​sự gia tăng gấp 50 lần lượng điện mặt trời được lắp đặt. Vào năm 2021, năng lượng tái tạo của Ấn Độ chiếm 5% mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp và 5% mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp có thể tái tạo trên toàn cầu. Các công ty tư nhân có kế hoạch đầu tư khoảng 200 tỷ đô la trong những năm tới vào mọi thứ, từ các cơ sở sản xuất đến các nhà máy hydro xanh (so sánh, đầu tư toàn cầu vào gió và năng lượng mặt trời vào năm ngoái là khoảng 300 tỷ đô la và của Ấn Độ là khoảng 15 tỷ đô la). Chính phủ Ấn Độ muốn tăng gấp ba công suất không sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030.

Đằng sau sự bùng nổ là rất nhiều sức mạnh. Một là, đặc trưng cơ bản của quốc gia này: Ấn Độ ngập tràn trong nắng, có những nhà máy sản xuất năng lượng mặt trời rẻ nhất trên thế giới, hơn nữa chi phí vòng đời của các nhà máy mới thấp hơn so với các nhà máy than. Chính phủ Ấn Độ đã hỗ trợ bằng cách đưa ra các cơ chế bảo lãnh để các công ty buộc phải giao dịch với các nhà phân phối điện yếu kém vẫn có thể đảm bảo nguồn vốn.  Thủ tướng Narendra Modi coi năng lượng sạch là chất xúc tác cho sự bùng nổ công nghiệp dựa trên nguồn điện giá rẻ, pin và xe điện có thể chuyển chuỗi cung ứng sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Điện sạch sẽ giúp cắt giảm một lượng lớn hóa đơn nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, và bằng cách giảm thiểu ô nhiễm có thể cứu sống hàng triệu người.

Sức mạnh cuối cùng là các tập đoàn trong nước lớn của Ấn Độ (bao gồm Reliance Industries, Adani Group và Tata Group) đang triển khai vốn trên quy mô lớn. Trong khi trước đây họ thường cảnh giác với những khoản đầu tư như vậy, thì giờ đây họ cho rằng, họ có đủ khả năng, tài chính và kiến ​​thức chuyên môn để tiếp tục đầu tư. Một tiêu chí đánh giá sự bùng nổ là một số nhà đầu tư và doanh nghiệp đang lo lắng hơn về các dự án than dài hạn, vì năng lượng tái tạo giá rẻ bắt đầu giảm giá nhiệt điện than. Từ năm 2010 đến năm 2022, các dự án nhiệt điện than có công suất hơn 600GW ở Ấn Độ (gấp ba lần cơ sở lắp đặt các nhà máy than của nước này) đã bị tạm dừng hoặc bị loại bỏ, ngoài ra một số nhà máy điện than tương đương 15GW khác đã ngừng hoạt động.

Tuy nhiên, mặc dù đạt được những thành công đó, nhưng Ấn Độ phải đối mặt với một số trở ngại. Một là tài chính. Các chuyên gia ước tính sẽ cần hơn 500 tỷ đô la đầu tư vào năng lượng sạch vào năm 2030, đường dây truyền tải, pin ở quy mô mạng lưới và các thiết bị liên quan để đạt được 500GW của chính phủ. Điều này ít nhất gấp đôi so với kế hoạch đầu tư hiện tại của các công ty lớn, vì vậy Ấn Độ sẽ phải thu hút các nguồn vốn mới vào thời điểm lãi suất đang tăng. Sự căng thẳng về tài chính của các dự án vốn khổng lồ có thể làm suy yếu tham vọng của các tập đoàn lớn: Ví dụ như tập đoàn Adani Group đang chìm trong nợ nần.

Tranh giành quyền lực

Rào cản lớn nhất liên quan đến chính sách của chính phủ, vốn cần phải đủ dự đoán để cung cấp sự đảm bảo cho các nhà đầu tư. Nó cũng cần phải lường trước những thách thức - ví dụ như thiết kế lại lưới điện khi tỷ trọng điện không liên tục tăng lên. Các quan chức của Ấn Độ hiểu rõ những gì cần làm. Nhưng họ phải đối mặt với sự phản kháng từ các tổ chức vận động hành lang ngành than kiểm soát ngân sách khổng lồ và sử dụng hàng triệu người. Một công ty nhà nước, NTPC, mới bắt đầu với nhà máy than mới đầu tiên của mình trong khoảng sáu năm; một cơ quan tư vấn của chính phủ đã kêu gọi tăng công suất than. Sự bùng nổ Xanh của Ấn Độ là một bài kiểm tra khả năng của khu vực tư nhân trong việc điều phối các nguồn lực — và cả khả năng của chính phủ trong việc vượt qua các lợi ích đã có.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục