Cuộc đấu tranh cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Tìm kiếm ở Shangri-La (Phần 1)
“Ấn Độ” nằm ở đâu trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ?
Roncevert Ganan Almond*
Việc hạ cánh xuống sân bay quốc tế Trib Tribvan ở Nepal đòi hỏi phải điều hướng cẩn thận bởi những ngọn núi bao quanh, một số cao gần 10 ngàn feet. Ở độ cao này, những ngôi chùa, bảo tháp và cung điện tráng lệ của thành phố Kathmandu bị ẩn giấu giữa một mê cung những khu nhà nhiều màu sắc, đây là tấm thảm hoa của thế giới đang phát triển. Núi Everest, được đặt theo tên của cựu Tổng điều tra viên của Ấn Độ, với một màu trắng muốt lững lờ vây quanh. Như mọi khi, Trung Quốc ở phía bên kia đường chân trời và trong những khu chợ.
Sau khi hạ cánh, một tấm biển quảng cáo lớn của trung tâm thương mại “Made in China” chào đón các chuyến bay đến. Sáng kiến Vành đai, con đường (BRI) của Bắc Kinh có thể sẽ đảm bảo nhiều sự lựa chọn hàng hóa Trung Quốc hơn cho người mua sắm ở Nepal. Tuy nhiên, mối quan tâm vật chất của Kathmandu phải được cân bằng với các truyền thống văn hóa và tinh thần của Nepal, vốn có nền tảng vững chắc trên mảnh đất thuộc tiểu lục địa Ấn Độ. Minh chứng cho sự năng động đó được thể hiện tốt nhất ở dọc bờ sông Bagmati linh thiêng quanh đền Pashupatinath, nơi thanh thiếu niên tụ tập vào lúc hoàng hôn, nói chuyện trên điện thoại thông minh Trung Quốc, trong khi các vị tu sĩ Ấn Độ giáo và Phật giáo thực hiện nghi thức cuối cùng cho các tín hữu trước khi rải tro cốt xuống sông Hằng.
Không rõ liệu chính sách đối ngoại hiện tại của Mỹ có thể thích ứng chính xác với khu vực phức tạp này hay không. Sau khi Chính quyền Trump triển khai chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, chúng ta vẫn chưa được chứng kiến được nhiều dấu ấn “Ấn Độ” trong chính sách đó. Mặc dù thực tế rằng, Ấn Độ là phần thưởng lớn nhất - quốc gia dao động lớn nhất - trong trò chơi vĩ đại mới - cuộc đấu tranh giành quyền làm chủ châu Á. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như tạo thêm cơ hội cho sự gia tăng hợp tác ngoại giao tại Đối thoại Shangri-La. Điều này bất chấp những căng thẳng mới trong quan hệ Mỹ - Ấn với việc bất ngờ hủy bỏ Hội nghị Thượng đỉnh cấp cao ở Delhi, chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ Donald Trump rơi vào tình trạng lấp lửng.
Xuyên qua dãy Himalaya
Các bức tường đá của dãy Himalaya bao quanh Kathmandu đã tạo thành một rào cản đối với thế giới bên ngoài; ngược lại, Nepal - nơi va chạm giữa tiểu lục địa Ấn Độ và châu Á rộng lớn - có truyền thống đóng vai trò là quốc gia đệm ở khu vực Nam Á. Nepal có khát vọng vượt qua trạng thái kẻ đứng ngoài lề hoặc phòng tuyến ngăn cách. Vai trò của Kathmandu với tư cách là thành viên sáng lập và là thành viên của Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), tổ chức khu vực duy nhất của Nam Á. Tuy nhiên, thực tế về địa lý, nhân khẩu học và quyền lực đặt ra các điều khoản lên trên mong muốn. Đất nước không giáp biển 29 triệu dân này chủ yếu phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, kinh tế và thị trường của Ấn Độ để thúc đẩy sự thịnh vượng và tiếp cận với thế giới.
Tuy nhiên, sự bảo trợ của Ấn Độ gần đây đã bị nghi ngờ. Năm 2015, sau khi thông qua Hiến pháp mới, Delhi đã khởi xướng một cuộc phong tỏa không chính thức đối với Nepal. Ấn Độ diễn giải nỗ lực này như một hình thức chính trị “phân tán”, nhằm cách ly các dân tộc thiểu số sống ở vùng biên giới Nepal - Ấn Độ, đặc biệt là cộng đồng Madeshis và Tharu đe dọa sự ổn định ở Ấn Độ. Sau trận động đất kinh hoàng vào tháng 4/2015, Bắc Kinh đã đáp lại lời kêu gọi của Kathmandu bằng cách đẩy nhanh nguồn cung cấp nhiên liệu và mở các tuyến thương mại. Nepal nhanh chóng tham gia vào một thỏa thuận vĩnh viễn về nguồn cung xăng dầu từ Trung Quốc, một hiệp ước quá cảnh cho phép Nepal tiếp cận các cảng Trung Quốc, và chế độ miễn phí visa cho khách du lịch Trung Quốc. Năm 2017, khi Ấn Độ đề nghị cùng nhau đo đỉnh Everest, để xác định xem liệu ngọn núi có dịch chuyển từ trận động đất năm 2015 hay không, Nepal đã từ chối.
Liệu Trung Quốc có thể tận dụng hơn nữa đà ưu thế này hay không? Trong chuyến thăm gần đây của tôi đến Nepal, các tờ báo đã công bố một tuyến đường sắt Trung Quốc - Nepal đi xuyên qua dãy Himalaya. Tại quảng trường Durbar, ở trung tâm thủ đô Kathmandu, một biểu ngữ khổng lồ với nội dung “Dự án khôi phục từ viện trợ Trung Quốc” nhằm xây dựng lại tòa tháp Basantapur, kiến trúc chín tầng, bị sụp đổ một phần bởi trận động đất. Trung Quốc hiện là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất của Nepal. Tháng 4/2017, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và Quân đội Nepal lần đầu tiên tham gia tập trận quân sự chung chống khủng bố và huấn luyện chống phản công (có thể nhắm vào người tị nạn Tây Tạng).
Sự đổ vỡ trong quan hệ Ấn Độ - Nepal có thể là mối bất hòa gia đình tạm thời, để mượn tiền từ Chính phủ Modi, nhưng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tìm cách chứng minh rằng mật ong cũng đậm đà như máu.
Nepal có thể chú ý đến tình trạng khó khăn của nước láng giềng trong khối SAARC là Sri Lanka, nơi Trung Quốc được cho là đã kiểm soát một cảng biển ở vị trí chiến lược, Hambantota, sau khi không trả được nợ cho Bắc Kinh. Đáng chú ý là, Ấn Độ đã cố gắng phủ quyết việc quân đội Trung Quốc sử dụng cảng trên. Sri Lanka đã thực hiện các bước để xoa dịu những e ngại này. Với việc Bắc Kinh khống chế cảng, Colombo nợ nần chồng chất và Delhi lo ngại sâu sắc, các dự án lớn thuộc BRI cho thấy sự cạnh tranh liên tục về tầm ảnh hưởng trong khu vực.
Chí ít, Delhi không thể đơn giản dựa vào lịch sử để xác định tương lai của nó trong khu vực. Bài phát biểu gần đây tại Singapore cho thấy, ông Modi đã học thuộc bài học này.
Cuộc đối thoại của ông Modi tại Shangri-La
Trong bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại Shangri-La, ông Modi đã nêu rõ tầm nhìn về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương “tự do, rộng mở và bao trùm”, có thể quen thuộc với các nhà quan sát ở Washington, nhưng lại mang những sắc thái quan trọng và độc nhất về quan điểm và đối ngoại của Ấn Độ.
Trước tiên, ông Modi thiết lập các nguyên tắc đầu tiên liên quan đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ông thừa nhận rằng, nền tảng của trật tự toàn cầu đang chịu sức ép, và tạo nên sự mất ổn định, các tuyên bố mới và cạnh tranh. Tuy nhiên, việc quay lại thời đại của những cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc sẽ mang đến sự tàn phá và không cần thiết.
Ngược lại, ông Modi ủng hộ sự hợp tác và kết nối: “Chỉ có môi trường thương mại dựa trên các quy tắc, cởi mở, cân bằng và ổn định” ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới có thể mang đến sự thịnh vượng chung. Điều này có nghĩa là, các đại dương rộng mở, an toàn, các quốc gia được kết nối, luật pháp chiếm ưu thế và khu vực ổn định, các quốc gia nhỏ và lớn đều thịnh vượng với tư cách các quốc gia có chủ quyền. Hưởng ứng bài phát biểu của cựu Thủ tướng Ấn Độ Nehru tại Bandung, ông Modi lập luận rằng: “Khi các quốc gia đứng về phía các nguyên tắc, không đứng sau quyền lực này hay quyền lực khác, họ giành được sự tôn trọng của thế giới và có tiếng nói trong các vấn đề quốc tế”.
Thứ hai, Thủ tướng Modi nhấn mạnh vai trò ngày càng tăng của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong bài phát biểu, ông Modi cho rằng, Ấn Độ tìm kiếm một trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc dân chủ, có thể áp dụng như nhau cho mọi cá nhân cũng như cho toàn thể cộng đồng quốc tế, bất kể quyền lực ra sao. Để minh chứng, ông Modi đã trích dẫn sự tăng cường tham gia của Ấn Độ với chính sách Hành động Phía Đông thông qua các tổ chức do ASEAN lãnh đạo như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN + (Hội nghị cộng đồng bao gồm các nước ngoài ASEAN), Diễn đàn khu vực ASEAN và Hiệp định Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Chính sách ngoại giao này được xây dựng dựa trên di sản chung chia sẻ bởi Ấn Độ và ASEAN, mối liên kết con người thông qua tôn giáo và văn hóa, nghệ thuật và thương mại, ngôn ngữ và văn học, đã chống lại được “sự biến động” địa chính trị. Ấn Độ truyền cảm hứng về câu chuyện của con người có mặt trên khắp khu vực, một thứ ảnh hưởng hữu hình mà tôi đã chứng kiến trong ngày yoga quốc tế.
Thứ ba, ông Modi thể hiện sự cẩn trọng, nhưng trực tiếp đối mặt với một chính sách đối ngoại ngày càng cứng rắn của Trung Quốc. Trong khi kêu gọi một trật tự dựa trên các quy tắc, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, sự đồng thuận dựa trên quyền lực, sự bình đẳng về quy mô và sức mạnh, và trung thành với những diễn đàn đối thoại nêu trên, ông Modi dường như đã đặt ra câu hỏi về cách tiếp cận cơ bắp của Trung Quốc đối với các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực - từ biên giới trên dãy Himalaya đến vùng biển có tranh chấp châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đề cập đến các hành động của Bắc Kinh tại Biển Đông, nhà lãnh đạo Ấn Độ đã ủng hộ tự do hàng hải, thương mại không bị cản trở và giải quyết tranh chấp hòa bình theo luật pháp quốc tế. (Xem tiếp phần 2)
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
* Phó Chủ tịch của Tập đoàn Wicks trụ sở tại Washington, D.C. Ông đã tư vấn cho các cơ quan chính phủ ở Châu Á, Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh về các vấn đề luật pháp quốc tế. Ông từng là trợ lý cho chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Hillary Clinton vào năm 2008.
Nguồn: https://thediplomat.com/2018/07/the-struggle-for-the-indo-pacific-in-search-of-shangri-la/
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục