Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Định hình tương lai ngành sản xuất ở Ấn Độ

Định hình tương lai ngành sản xuất ở Ấn Độ

Ấn Độ phải nắm lấy công nghệ kỹ thuật số để đạt được mục tiêu trở thành một trung tâm sản xuất toàn cầu.

05:58 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Kể từ khi ra mắt sáng kiến “Sản xuất ở Ấn Độ” vào năm 2014, Ấn Độ đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc theo đuổi chương trình sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thế giới. Trên phạm vi toàn cầu, Ấn Độ là nước lớn thứ sáu về sản xuất và là nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất, với dòng tiền đạt mức 60 tỷ USD trong năm 2016-17, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Ấn Độ cũng đã được cải thiện thứ hạng về Chỉ số Cạnh tranh toàn cầu (GCI) và Chỉ số Đổi mới toàn cầu (GII).

Ngành sản xuất của Ấn Độ chỉ chiếm 16-17% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), và nắm giữ tiềm năng chưa được khai thác. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - Đức tại Berlin, Thủ tướng Narendra Modi đã cam kết biến Ấn Độ trở thành một trong những chuỗi giá trị toàn cầu. “Sản xuất ở Ấn Độ” phiên bản 2.0 đang được xem xét để củng cố nền tảng cho sự phát triển hơn nữa trong các lĩnh vực sản xuất lựa chọn. Ngoài ra, việc thông qua chính sách mua sắm công và áp thuế hàng hoá và dịch vụ (GST) trong chính sách của các địa phương sẽ tạo động lực hơn nữa cho sáng kiến “Sản xuất ở Ấn Độ”.

Bối cảnh của nền sản xuất toàn cầu đang chuyển sang lĩnh vực công nghệ số như “internet of things” (Vạn vật kết nối) và robotics (rô bốt hóa), được gọi chung là “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” hoặc “Công nghiệp 4.0”. Hiệu suất và năng suất lớn đang được thực hiện thông qua việc tiết giảm chi phí, cải tiến chất lượng, tuỳ chỉnh và nhảy vọt về hiệu năng. Việc tăng đầu tư vào các công nghệ này đang đẩy các nhà máy sản xuất truyền thống của thế kỷ XX trở lại vị trí cạnh tranh hàng đầu.

Việc áp dụng công nghệ số ở Ấn Độ vẫn còn rất mới mẻ. Câu hỏi đặt ra là liệu Ấn Độ có đủ khả năng để thoát khỏi cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra? Câu trả lời là “không”. Trong thế giới ngày nay, công nghệ số là chìa khóa mở ra khả năng cạnh tranh. Như được đánh giá bởi các cuộc điều tra ngành, Ấn Độ nên nắm bắt chúng một cách chủ động để đạt được mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu.

Ấn Độ có nhiều yếu tố thuận lợi như thị trường khổng lồ và phát triển, lực lượng lao động lớn với nhiều kỹ năng, lợi thế về nhân khẩu học, các nhà khoa học và kỹ sư nói tiếng Anh, các trung tâm nghiên cứu và phát triển của hơn 1000 công ty đa quốc gia hàng đầu trên thế giới, các starup công nghệ và một chính phủ tập trung vào việc làm cho một quốc gia trở thành một nơi dễ dàng để kinh doanh.

Như là một chất xúc tác cho sự phát triển, công nghệ số có thể gây rối với những ảnh hưởng sâu rộng đến năng suất, việc làm và phúc lợi. Chúng dẫn đến thay đổi cơ cấu chính trong sản xuất toàn cầu. Một là, chi phí kinh tế và khả năng cạnh tranh của sản xuất đang thay đổi cơ bản giữa lao động và tự động hóa đang nghiêng về phía vế thứ hai. Điều này cho phép sản xuất ở quy mô nhỏ được sản xuất tự động hóa cao, gần với người tiêu dùng đầu cuối, và do đó làm gián đoạn mô hình chuỗi giá trị toàn cầu dựa trên chênh lệch giá lao động hiện có.

Hai là, với ranh giới không rõ ràng giữa sản phẩm và dịch vụ, dịch vụ số đang trở thành động lực của tăng trưởng và lợi nhuận cho các nhà sản xuất. Ba là, sự tăng trưởng nhanh chóng của việc trao đổi sản phẩm trên các nền tảng kỹ thuật số như Amazon đang tạo ra các thị trường kỹ thuật số toàn cầu, giảm nhu cầu đầu tư vào các chuỗi cung ứng tài nguyên cá nhân và cho phép các doanh nghiệp nhỏ tham gia. Bốn là, kỹ năng kinh tế kỹ thuật số, bao gồm kỹ năng liên ngành, đang trở thành nhân tố then chốt nhất trong việc sản xuất và là động lực thúc đẩy khả năng cạnh tranh.

Điều này có ý nghĩa gì đối với Ấn Độ? Một là, lợi thế chi phí lao động thấp của Ấn Độ đang bị xói mòn, nhưng nhân khẩu học của nước này có tiềm năng chuyển đổi thành nguồn lực chiến lược cho cuộc cách mạng kỹ thuật số. Hai là, với hệ sinh thái phù hợp, Ấn Độ có thể đạt được một phần đáng kể các dịch vụ phần mềm nhúng, quản lý dữ liệu, tái cơ cấu chuỗi cung ứng, v.v ... Ba là, ngoài cơ sở hạ tầng, đầu tư quy mô lớn trong hệ sinh thái kỹ thuật số là điều kiện tiên quyết cần thiết. Bốn là, các mô hình nhỏ có tính cạnh tranh cao, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (MSMEs) có thể là trung tâm của sự phát triển sản xuất với quy mô nhỏ sản xuất thông minh địa phương trở thành khả thi. Họ có thể cạnh tranh với các công ty đa quốc toàn cầu trên nền tảng kỹ thuật số mà không cần tạo chuỗi cung ứng của mình.

Ấn Độ cần một chính sách mới để khuyến khích áp dụng các công nghệ số, phát triển hệ sinh thái kỹ thuật số cần thiết, tăng khả năng cạnh tranh, cho phép nhảy vọt vào thế kỷ XXI bằng kỹ thuật số, trong khi đáp ứng khoảng trống kỹ năng cần thiết và đảm bảo công ăn việc làm cho hàng triệu người vào thị trường lao động. Chính phủ Ấn Độ đã công bố việc đưa ra chính sách sản xuất mới nhằm đẩy mạnh thị phần của mình lên 25% GDP bằng cách củng cố chương trình “Sản xuất tại Ấn Độ” và chấp nhận cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Ấn Độ có tiềm năng để trở thành công xưởng kỹ thuật số của thế giới bằng cách trở thành người tiên phong của cuộc cách mạng số. Tuy nhiên, hành động kịp thời là điều cốt yếu. Chính phủ Ấn Độ đã quyết định đưa ra một khung chính sách cho phép. Nhược điểm chính là các nhà sản xuất phải cùng hành động để áp dụng các công nghệ số mới làm tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, có một số câu hỏi quan trọng là: ngành công nghiệp Ấn Độ hiện nay đang đứng ở đâu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0? Chuẩn bị chuyển đổi như thế nào? Chi phí của quá trình chuyển đổi sang Công nghiệp 4.0 là bao nhiêu khi so với hiệu quả và tăng năng suất?

Thách thức của Ấn Độ bao gồm các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng và kỹ thuật số, khoảng trống về kỹ thuật, hệ sinh thái đổi mới, quan hệ đối tác công tư, hỗ trợ MSMEs, bảo mật dữ liệu và sự riêng tư, khả năng tương tác dựa trên tiêu chuẩn và khuôn khổ quy định thuận lợi. Các nỗ lực hợp tác của chính phủ trung ương và chính quyền các bang, ngành công nghiệp, viện nghiên cứu và tài chính là nhu cầu cần thiết tại thời điểm này để đảm bảo thúc đẩy cuộc cách mạng sản xuất số và thu được lợi ích trong việc tăng cường khả năng cạnh tranh.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch

Nguồn:http://www.livemint.com/Opinion/mQqYAAL52lvVUqdIkeLTON/Shaping-the-future-of-manufacturing-in-India.html

Nguồn:

Cùng chuyên mục