Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Động lực và tương lai phát triển của quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - EU: Phân tích từ góc nhìn Ấn Độ (Phần 2)

Động lực và tương lai phát triển của quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - EU: Phân tích từ góc nhìn Ấn Độ (Phần 2)

Mối quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - EU được bắt đầu xây dựng từ năm 2004 sau khi trải qua hơn 10 năm phát triển đã bước vào trạng thái “đóng băng”. Thông qua việc phân tích địa vị của EU trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, bài viết lý giải động lực phát triển nội tại và tương lai của mối quan hệ chiến lược Ấn Độ - EU. Do trụ cột của mối quan hệ đối tác chiến lược này nằm ở phương diện hợp tác kinh tế thương mại, nhưng cùng với sự giảm thiểu về tầm quan trọng của thương mại Ấn Độ - EU, đặc biệt là công việc đàm phán Hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương bị cản trở, nên khiến hai bên đều đánh mất ngọn lửa nhiệt tình phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược này. Sau khi Chính phủ Modi lên cầm quyền và chào đón vị Chủ tịch mới của Ủy ban Châu Âu đã một lần nữa tái khởi động khả năng phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - EU.

05:48 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 1)

Lin Minwang*

Tương tự, EU cũng là nguồn đầu tư lớn nhất của Ấn Độ. Căn cứ số liệu thống kê của phía Ấn Độ, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Ấn Độ trong giai đoạn 2012 – 2014, sáu trong số 10 nước đứng đầu là các quốc gia châu Âu, xem bảng 1.

Bảng 1:

Mười quốc gia đứng đầu và tỉ trọng đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ năm 2012 – 2014[1]

Tuy đầu từ trực tiếp đến từ Mauritius rất lớn, nhưng trong thực tế, chủ yếu nguồn này vẫn đến từ bản thân Ấn Độ. Đây là hiện tượng do giữa Ấn Độ và Mauritius có Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Mauritius không thu thuế lãi vốn (CGT) dưới bất kỳ hình thức nào, điều này khiến một lượng vốn lớn đổ vào quốc gia này, sau đó mới đầu tư vào Ấn Độ. Ngoại trừ Mauritius ra, chúng ta có thể thấy các nước châu Âu đứng đầu trong vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ấn Độ. Nếu thống kế trong năm tài chính giai đoạn 2000 – 2004, trong 10 quốc gia đứng đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ấn Độ (xem bảng 2)

Bảng 2:

Mười quốc gia đứng đầu và tỉ trọng đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ năm 2000 – 2004

Có thể thấy rằng, các nước châu Âu vẫn giữ vị trí ổn định trong TOP 10 các nước đầu tư trực tiếp vào Ấn Độ. Điều này cũng thể hiện nổi bật, mối quan hệ đối tác chiến lược Ấn – EU có giá trị quan trọng về mặt kinh tế. Đồng thời, các nước châu Âu vẫn là nguồn cung quan trọng về nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ. Kỹ thuật quân sự tiên tiến của châu Âu đã cung cấp sự lựa chọn thứ ba ngoài Mỹ và Nga, để trở thành nguồn quan trọng trong việc mua sắm vũ khí của Ấn Độ.

Nói một cách đơn giản, nhìn từ góc độ địa chính trị của ngoại giao Ấn Độ mà nói, tầm quan trọng của châu Âu hiển nhiên không bằng các cường quốc khác, và càng không thể so sánh với các nước láng giềng của Ấn Độ, nhưng về mặt kinh tế, đặc biệt là từ phương diện thương mại, đầu tư và hấp thu kỹ thuật mà nói, châu Âu vẫn là đối tác không thể thiếu trong việc phát triển kinh tế và theo đuổi vị trí cường quốc của Ấn Độ.

2. Sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - EU

Ấn Độ và EC, tiền thân của EU hiện tại, đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức từ năm 1963. Tuy nhiên, việc thiết lập mối quan hệ này phần nhiều xuất phát từ việc sau khi nước Anh thể hiện ý muốn gia nhập vào EC năm 1961. Trên thực tế, đương thời, Ấn Độ giữ thái độ phản đối nhất thể hóa châu Âu. Thủ tướng J. Nehru cho rằng, EC đã khiến sự phân hóa trong Chiến tranh Lạnh càng sâu sắc hơn, làm trầm trọng hóa khoảng cách phát triển giữa các nước nghèo và các nước giàu, làm suy yếu sự liên kết giữa các quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung[1]. Năm 1973, sau khi nước Anh gia nhập EC, điều này trên thực tế cũng đã tước đoạt đi sự ưu đãi về thương mại mà nước Anh mang lại cho Ấn Độ. Vì thế, “Hiệp định Hợp tác thương mại” giữa Ấn Độ và EC đạt được năm 1973, trong đó Ấn Độ cũng không được hưởng sự ưu đãi về quốc gia liên kết của EC, mà hợp tác thương mại bình đẳng với EC trên nền tảng cơ chế Hệ thống Ưu đãi phổ cập (Generalized System of Preferences). Trong khoảng thời gian 20 năm từ năm 1973 đến năm 1993, thương mại giữa EC và Ấn Độ có xu hướng tăng trưởng liên tục, cao nhất chiếm khoảng 20% tổng lượng thương mại của Ấn Độ[2], trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ không phải là trọng điểm của chính sách đối ngoại của EC, EC cũng không phải là tiêu điểm của ngoại giao Ấn Độ. Đối với EC mà nói, chính sách ngoại giao của Ấn Độ theo đuôi Liên Xô, nền kinh tế lạc hậu, cơ chế điều hành nội bộ đan xen phức tạp. Còn đối với Ấn Độ mà nói, chính sách ngoại giao của các nước châu Âu bám đuôi nước Mỹ, EC lại là một cơ cấu kỳ quái khó hiểu. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, thông qua tuyên bố chính trị lần đầu tiên giữa Ấn Độ và EU năm 1993, nhấn mạnh triết lý dân chủ và tính đa dạng chung song phương. Trong “Hiệp định quan hệ đối tác và hợp tác phát triển” năm 1994 lại đề cập đến tầm quan trọng của mối quan hệ song phương. Văn kiện này về sau đã mở cửa cho sự đối thoại chính trị rộng rãi về sau (bao gồm Hội nghị Thượng đỉnh, cấp Bộ trưởng và Các tổ công tác), cung cấp khung pháp lý cho hợp tác song phương[3]. Sở dĩ EU đưa ra góc nhìn chính trị này cho quan hệ song phương chủ yếu vẫn bắt nguồn từ việc Ấn Độ tiến hành cải cách kinh tế tự do hóa từ năm 1991, EU hy vọng cổ vũ và tăng cường xu thế phát triển này, đồng thời cũng thừa nhận địa vị của Ấn Độ ở khu vực Nam Á. Trên thực tế, từ giữa thập niên 90 của thế kỷ XX, cùng với việc thiết lập các quan hệ đối tác giữa các cường quốc, các nước EU cũng dần xem trọng sự trỗi dậy của châu Á, bắt đầu chuẩn bị xây dựng kế hoạch nâng cao mối quan hệ đối tác với Ấn Độ trên quy mô lớn. Nhưng việc Ấn Độ thử nghiệm vũ khí hạt nhân năm 1998 đã khiến tiến trình này tạm thời gián đoạn.

Đến năm 2000, Ấn Độ và EU lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh ở Lisbon, đây là sự kiện mang ý nghĩa cột mốc trong tiến trình phát triển quan hệ song phương, xác lập nên cơ chế Hội nghị hằng năm của các lãnh đạo tối cao song phương. Trong Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - EU lần thứ năm vào năm 2004, được tổ chức tại Den Haag, trong tuyên bố chung, hai bên chính thức tuyên bố xây dựng “quan hệ đối tác chiến lược”. Tuyên bố chung viết rằng, “Ấn Độ và EU đại diện cho hai nền dân chủ lớn nhất thế giới. Hai bên xác nhận rằng, quan hệ đối tác song phương được xây dựng trên nền tảng vững chắc cùng chung giá trị và triết lý. Hai bên sẽ cùng nỗ lực vì nền dân chủ, chủ nghĩa đa nguyên, pháp trị và chủ nghĩa đa phương của quan hệ quốc tế, đây là yếu tố để thúc đẩy hòa bình và ổn định. Hai bên ý thức được rằng, quan hệ đối tác song phương bắt đầu từ kinh tế và hợp tác phát triển, mang ý nghĩa chính trị và chiến lược cao hơn, tăng cường hơn nữa hợp tác chính trị và chiến lược thông qua cơ chế đối thoại sâu sắc hơn”[4].

Kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Lisbon năm 2000 đến nay, quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - EU đạt được sự tiến bộ trên nhiều phương diện. Đặc biệt là Hội nghị Thượng đỉnh năm 2005 đã thông qua “Phương án hành động chung”, xác định mục tiêu và lĩnh vực hợp tác chung của hai bên, bao gồm sự hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và phát triển, mở ra không gian rộng lớn cho hợp tác song phương. Hội nghị Thượng định năm 2006 đã thông qua đề xướng thảo luận về “Hiệp định Thương mại tự do”, tháng 6 năm 2007, vòng đàm phán thứ nhất chính thức khởi động, trải qua 12 vòng đàm phán không có kết quả, cuối cùng đàm phán đã chấm dứt vào năm 2013.

Trong thời gian hơn 10 năm, quan hệ chiến lược Ấn Độ - EU vẫn đạt được sự phát triển tương đối lớn. Đặc biệt là việc xây dựng cơ chế chế độ hóa về các cuộc gặp gỡ và trao đổi định kỳ. Cơ chế này bao gồm Hội nghị Thượng đỉnh, Hội nghị Cấp bộ trưởng, Hội nghị Cấp thư ký, Hội nghị song phương, v.v.., hội nghị song phương cũng thiết lập các cơ chế đối thoại, ngoài ra còn có các diễn đàn đối thoại chuyên gia và trao đổi chính sách, liên quan đến các lĩnh vực năng lượng, môi trường, phát triển xanh, biến đổi khí hậu, nông nghiệp, đào tạo đại học và trao đổi học thuật, khoa học kỹ thuật và sáng tạo, di dân, kinh tế vĩ mô, tài chính, dược phẩm và kỹ thuật sinh học, thống kê và trao đổi khoa học xã hội, v.v… Thông qua giao lưu rộng rãi trên, từ đó nghiên cứu tìm hiểu không gian hợp tác khả thi cho cả hai bên[5]. Mối quan hệ giữa Ấn Độ và EU ban đầu cũng chủ yếu tập trung trên phương diện thương mại, về sau dần phát triển trở thành quan hệ đối tác chiến lược trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, văn hóa và khoa học kỹ thuật. v.v… Đồng thời, mối quan hệ giữa Ấn Độ và các nước thành viên EU cũng phát triển nhanh chống, ngoại trừ mối quan hệ truyền thống với Anh, Pháp, Đức, quan hệ giữa Ấn Độ với các thành viên mới của EU cũng trở thành điểm sáng mới của quan hệ Ấn Độ - EU. (Xem tiếp phần 3)


[1] Rajendra K. Jain, "India's Relations with the European Union" in David Scotted, Handbook of India's International Relatinons, New York: Routledfe, 2011, p.223.

[2] Rajendra M. Abhyankar, “India and the European Union: A Partnership for All Reasons”, India Quarterly, Vol.65, No. 4, 2009, p.396.

[3] EEAS, “EU Relations with India”, http://eeas.europa.eu/india/index_en.htm.

[4] European Council, “Fifth India – EU Summit Joint Press Statement”, http://www.consilium.europa.eu/ueDocs/cms_Data/docs/pressData/en/er/82635.pdf

[5] EU Bachkground Note, “EU – India Relations”


[1] https://www.hcilondon.in/pdf/Fact_Sheet_on_Indian_Foreign_Direct_Investment_April_2000-November_2014.pdf


* PGS Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao, Nghiên cứu viên Thỉnh giảng Viện Nghiên cứu tài chính Trùng Dương, Đại học Nhân dân Trung Quốc.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục