Động lực và tương lai phát triển của quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - EU: Phân tích từ góc nhìn Ấn Độ (Phần 3)
Mối quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - EU được bắt đầu xây dựng từ năm 2004 sau khi trải qua hơn 10 năm phát triển đã bước vào trạng thái “đóng băng”. Thông qua việc phân tích địa vị của EU trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, bài viết lý giải động lực phát triển nội tại và tương lai của mối quan hệ chiến lược Ấn Độ - EU. Do trụ cột của mối quan hệ đối tác chiến lược này nằm ở phương diện hợp tác kinh tế thương mại, nhưng cùng với sự giảm thiểu về tầm quan trọng của thương mại Ấn Độ - EU, đặc biệt là công việc đàm phán Hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương bị cản trở, nên khiến hai bên đều đánh mất ngọn lửa nhiệt tình phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược này. Sau khi Chính phủ Modi lên cầm quyền và chào đón vị Chủ tịch mới của Ủy ban Châu Âu đã một lần nữa tái khởi động khả năng phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - EU.
Lin Minwang*
Mặt khác, từ sau khi tiến trình đàm phán “Hiệp định Thương mại tự do” Ấn Độ - EU bị gián đoạn năm 2013, Hội nghị Thượng đỉnh song phương về cơ bản cũng rơi vào trạng thái đóng băng. Hiển nhiên, quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - EU tuy đối thoại trên các lĩnh vực, nhưng hợp tác kinh tế thương mại lại là trụ cột của quan hệ đối tác chiến lược này. Nếu không đạt được “Hiệp định Thương mại tự do” này thì tầm quan trọng của EU trong kinh tế thương mại của Ấn Độ sẽ càng rơi vào xu thế ngày càng giảm sút. Thông qua việc so sánh 10 đối tác thương mại lớn nhất giữa năm 2004 và 2014, chúng ta có thể thấy được vị trí của các quốc gia EU về kinh tế và thương mại với Ấn Độ vẫn đang ở vào xu thế giảm sút.
Bảng 3: Top 10 đối tác kinh tế thương mại với Ấn Độ năm tài chính 2004-2005
Đơn vị tính: Triệu USD
Nguồn: http://commerce.nic.in/eidb/default.asp
Bảng 4: Top 10 đối tác kinh tế thương mại với Ấn Độ năm tài chính 2014-2015
Đơn vị tính: Triệu USD
Nguồn: http://commerce.nic.in/eidb/default.asp
So sánh bảng 3 và bảng 4, chúng ta có thể thấy, ngoại trừ nước Đức vẫn có thể duy trì vị trí trong Top 10 các đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ ra, các nước như Anh, Bỉ đều rơi khỏi Top này, còn Thụy Sĩ lại không thuộc về EU.
Khảo sát sự thay đổi về kinh tế thương mại giữa Ấn Độ và EU từ năm tài chính 1997-1998 đến năm tài chính 2014-2015, đặc biệt tỉ trọng trong tổng kim ngạch thương mại Ấn Độ cũng có thể phát hiện thấy, tầm quan trọng của EU nằm trong xu thế không ngừng giảm sút.
Bảng 5: Kim ngạch thương mại Ấn Độ - EU trong tổng kim ngạch thương mại Ấn Độ
Nguồn: http://commerce.nic.in/eidb/default.asp
Tuy các quốc gia châu Âu vẫn là đối tác quan trọng nhất về lĩnh vực đầu tư thwong mại của Ấn Độ, đặc biệt là phương diện đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Ấn Độ. Hơn nữa, so sánh với 10 năm trước, xu thế này đã không thể vơ đũa cả nắm. So sánh với quan hệ kinh tế thương mại giữa Ấn Độ với Trung Quốc, Mỹ, các nước Đông Á và Trung Đông, tầm quan trọng của châu Âu đang giảm sút. Xuất khẩu của Ấn Độ sang các nước khu vực châu Á (bao gồm Đông Á, Đông Nam Á, Trung Đông và khu vực hải ngoại) đã chiếm 50% lượng xuất khẩu của Ấn Độ, tỉ trọng xuất khẩu cao đến con số 58%. Tăng 11% và 15% so với năm 1996. Đồng thời, xuất khẩu của châu Âu vào Ấn Độ đã giảm gần 15%. Sự thay đổi về kết cấu thương mại khu vực có hai nguyên nhân sâu xa hơn: Một là, kinh tế Ấn Độ tăng trưởng mạnh mẽ làm năng nhu cầu về năng lượng, dẫn đến tăng lượng nhập khẩu từ khu vực Tây Á; hai là, cùng với sự cải cách tự do hóa kinh tế của Ấn Độ. Bức tường thương mại của nước này không ngừng được hạ thấp, khiến các nền kinh tế Đông Á với năng lực chế tạo mạnh, đặc biệt là Trung Quốc, bước vào thị trường Ấn Độ và mở rộng không gian thị trường.
Nói cách khác, mặc dù EU có giá trị “chiến lược” đối với Ấn Độ, nhưng cùng với sự phát triển về kinh tế của bản thân Ấn Độ và sự xoay chuyển “hướng Đông” trong chính sách ngoại giao của nước này, tầm quan trọng của EU đối với Ấn Độ trong lĩnh vực thương mại cũng liên tục giảm sút. Đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được khởi động năm 2007 nhằm mở rộng vành đai kinh tế song phương để thúc đẩy động lực nội tại của mối quan hệ đối tác chiến lược này hơn nữa, nhưng do sự chia rẽ quá lớn khiến hai bên không thể nào đạt được thỏa thuận. Điều này cũng trở thành chướng ngại cho sự phát triển trong tương lai.
3. Tương lai của mối quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - EU
a. Nhân tố kìm hãm của quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - EU
Khi Ấn Độ và EU xác lập quan hệ đối tác chiến lược năm 2004, cả hai đều gửi gắm sự kỳ vọng rất cao. Tuy nhiên, sau khi đàm phán FTA gặp trở ngại, tính yếu đuối của mối quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - EU bộc lộ rõ ràng. Nền tảng chủ yếu duy trì mối quan hệ đối tác chiến lược này là quan hệ kinh tế thương mại. Tuy quan hệ kinh tế thương mại song phương vẫn đang ở xu thế tăng trưởng. Năm 2004, lượng xuất nhập khẩu đến từ Ấn Độ lần lượt chiếm 1.8% và 1.6% tổng lượng xuất nhập khẩu đối ngoại của EU, đến năm 2014, tỉ trọng này lần lượt được nâng lên 2.1% và 2.2%[1]. Tiềm lực kinh tế thương mại song phương vẫn chưa được khai thác hết. Hiện nay, do trình độ phát triển giữa EU và Ấn Độ vẫn còn khoảng cách khá lớn, môi trường thương mại của Ấn Độ vẫn chưa hoàn thiện, cộng với quan niệm chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại với nước ngoài của Chính phủ Ấn Độ, v.v.. đã khiến cho quan hệ thương mại song phương tồn tại tranh chấp. Đặc biệt chủ yếu tập trung trên ba phương diện lớn gồm: các sản phẩm dệt may và xe hơi, lĩnh vực đầu tư với đại diện là ngành tài chính và tranh chấp về bảo vệ bản quyền[2].
Ví dụ như năm 2014, Ấn Độ chỉ là đối tác đứng thứ 9 về nhập khẩu, đứng thứ 11 về xuất khẩu và đứng thứ 9 về thương mại của EU. Trước đó, Ấn Độ thậm chí còn không đứng trong Top 10 về đối tác thương mại của EU. Tổng lượng thương mại với Ấn Độ chỉ chiếm 2.1% tổng lượng thương mại của EU, ngược lại, kim ngạch thương mại giữa EU và Trung Quốc năm 2014 đạt con số 3750 tỉ Nhân dân tệ, chiếm 14.3% tổng lượng xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Thống kê của phía EU cũng cho thấy, với tư cách là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU, chỉ sau Mỹ, tổng lượng thương mại giữa Trung Quốc với EU năm 2014 chiếm 14% tổng kim ngạch thương mại của EU[3].
Mặc dù giữa Ấn Độ và EU đều đã ý thức được điểm vướng mắc của FTA, ý thức được việc không thể xây dựng quan hệ đối tác chiến lược dựa trên tiền đề đạt được FTA. Nhưng muốn tìm kiếm “tính chiến lược” trong mối quan hệ Ấn Độ - EU mà không bàn đến khó khăn to lớn trong quá trình đàm phán FTA là điều không hề dễ dàng. Chí ít, sự phát triển này chịu ảnh hưởng của ba nhân tố dưới đây.
Một là, EU với tư cách là một chỉnh thể có sự nhiệt tình khác nhau về mặt chính sách đối với Ấn Độ. Nói cách khác, động lực phát triển của quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - EU đa phần đến từ “tiểu tập đoàn” bên trong EU, chủ yếu là Anh, Đức và Pháp. Các thành viên khác chỉ có lợi ích chung với Ấn Độ trên một số lĩnh vực. Kết quả là “tính chiến lược” của mối quan hệ đối tác chiến lược bị đánh mất, Ấn Độ hy vọng có được sự ủng hộ của EU trên một số phương diện, ví dụ như, theo đuổi chiếc ghế Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc của Ấn Độ, nhưng nội bộ EU lại không thể thống nhất. Ấn Độ hy vọng EU hợp tác sâu rộng trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố, nhưng một bộ phận các nước thành viên EU lại lo lắng có thể bị sử dụng để chĩa vào Pakistan. Kết quả từ đó là, Ấn Độ cảm thấy thất vọng với “sự thờ ơ” của EU, từ đó càng nhiệt tình hơn trong việc phát triển quan hệ chiến lược song phương với các nước lớn trong EU.
Nước Đức là đối tác thương mại lớn nhất ở châu Âu của Ấn Độ, là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Ấn Độ, quốc gia đầu tư trực tiếp lớn thứ 8 của Ấn Độ. Hợp tác kinh tế thương mại song phương tương đối rộng lớn, đặc biệt trên các phương diện thông tin, công trình, công nghiệp hóa chất, dược phẩm, bảo vệ môi trường. Hai nước đều là thành viên của G4, đều theo đuổi việc thúc đẩy cải cách Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Nước Pháp là đối tác gần gũi mang “tính chiến lược” nhất của Ấn Độ ở EU (đa phần bắt nguồn từ tính độc lập của ngoại giao Pháp tương đối mạnh), hai bên đã ký kết quan hệ đối tác chiến lược từ năm 1998, năm 2008, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy từng nhận lời đến dự lễ duyệt binh nhân dịp quốc khánh Ấn Độ. Điều quan trọng nhất là, nước Pháp là quốc gia chào bán kỹ thuật và trang bị quốc phòng quan trọng nhất của Ấn Độ ở châu Âu, hợp tác năng lượng hạt nhân, hàng không vũ trụ cũng vô cùng nổi bật. Với tư cách vốn là mẫu quốc của Ấn Độ, về phương diện văn hóa ngôn ngữ, cách sống, hai nước đều có nét tương đồng, ở nước A nh có gần 1.6 triệu Ấn kiều, sinh viên Ấn Độ cũng rất thích đến Anh du học, các doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư khá lớn vào nước Anh, biến nước này trở thành quốc gia đầu tư lớn thứ 3 tại Anh. Dựa vào mối quan hệ về lịch sử và văn hóa, Thủ tướng Anh Cameron từng nói rằng, Ấn Độ - Anh là “đối tác đặc thù mới”.
Ngoại trừ chịu sự tác động của mối quan hệ song phương giữa Ấn Độ và các cường quốc châu Âu, sự phát triển của mối quan hệ Ấn Độ - EU còn chịu ảnh hưởng của nhân tố Mỹ. Tuy giữa Ấn Độ và EU có nền tảng nhất định về quan hệ đối tác chiến lược, nhưng kỳ thực cũng chịu ảnh hưởng bởi cục diện sức mạnh toàn cầu. Sự phát triển của các mối quan hệ giữa các cường quốc như Mỹ - Ấn, Mỹ - EU đều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hạn độ phát triển của mối quan hệ Ấn Độ - EU. Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - EU năm 2000 rõ ràng có liên quan chặt chẽ với chuyến viếng thăm mang tính lịch sử của Tổng thống Mỹ, Bill Clinton, đến thăm Ấn Độ vào tháng 3 năm 2000. Tương tự, việc xác lập mối quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - EU năm 2004 và việc hai nước Mỹ - Ấn xây dựng mối quan hệ đối tác kiểu mới “bền vững, mang tính xây dựng về mặt chính trị, có thành quả về mặt kinh tế”, cũng tồn tại mối liên quan. Nói cách khác, Ấn Độ cho rằng, trong việc phát triển quan hệ chiến lược với Mỹ và EU, nước Mỹ mới đóng vai trò chính. EU với tư cách là một chỉnh thể không chỉ tồn tại khó khăn trong việc hài hòa chính sách đối với Ấn Độ, mà còn thiếu tính độc lập về chính sách ngoại giao, điều này cũng khiến giá trị chiến lược của EU trong qua hệ đối ngoại của Ấn Độ bị giảm sút lớn. (Xem tiếp phần 4)
[1] http://trade.ec.europa.eu/doclib/docs/2006/september/tradoc_113390.pdf
[2]http://trade.ec.europa.eu/doclib/docs/2006/september/tradoc_113390.pdf
[3] http://trade.ec.europa.eu/doclib/docs/2006/september/tradoc_113390.pdf
* PGS Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao, Nghiên cứu viên Thỉnh giảng Viện Nghiên cứu tài chính Trùng Dương, Đại học Nhân dân Trung Quốc.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 04:00 12-12-2024
G20 và Cơ hội Mở Rộng Quan Hệ Ấn Độ - Mỹ Latinh
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 03:00 12-12-2024