Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

G7 là một phần trong quá trình theo đuổi một thế giới đa cực của Ấn Độ

G7 là một phần trong quá trình theo đuổi một thế giới đa cực của Ấn Độ

Vào thời điểm trật tự thế giới đang phân cực mạnh mẽ, Ấn Độ vẫn là một trong số ít quốc gia có thể tham gia với cả G-7 và BRICS chỉ trong vài ngày với tinh thần mạnh mẽ.

05:24 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ngay cả khi các nhà lãnh đạo của G-7, nhóm bảy quốc gia giàu nhất thế giới, đang họp tại Đức, và Nga vẫn bận rộn bắn phá Ukraine để phô trương sức mạnh. Và trước hội nghị thượng đỉnh khai màn, Moscow đã phát động một loạt các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình nhắm vào Ukraine. Và trong khi hội nghị diễn ra, có báo cáo về việc tên lửa của Nga đã bắn trúng một trung tâm mua sắm ở thành phố Kremenchuk của Ukraine. Trong bối cảnh đó, lãnh đạo các nước G7 tìm cách thể hiện sự đoàn kết, ủng hộ Ukraine "chừng nào cần thiết", và hứa sẽ thực hiện các bước nghiêm túc để giới hạn thu nhập của Điện Kremlin từ việc bán dầu tài trợ cho chiến tranh. Ngoài ra họ còn áp đặt các lệnh trừng phát mới nhằm hạn chế năng lực nhập khẩu công nghệ phục vụ ngành công nghiệp sản xuất vũ khí.

Đoàn kết là từ được nhắc liên tục, và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa nó lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của mình. “Chúng ta phải đoàn kết”, ông nói với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, nhấn mạnh rằng “[Tổng thống Nga] Vladimir Putin ngay từ đầu đã tính toán rằng, bằng cách nào đó NATO sẽ làm, và G-7 sẽ chia rẽ và… nhưng chúng ta đã không làm như vậy, và chúng ta sẽ không làm như vậy.” Thủ tướng Đức Scholz nhấn mạnh rằng, sự đoàn kết đối với Ukraine là thông điệp rõ ràng của nhóm đối với Putin. "Chúng tôi được thống nhất bởi thế giới quan và bởi niềm tin vào dân chủ và pháp quyền"..

Nhưng những ngôn từ này không thể che giấu nỗi lo lắng âm ỉ của các nhà lãnh đạo rằng sự đoàn kết này có thể dễ dàng tàn lụi. Khi chiến tranh kéo dài, công chúng phương Tây đang trở nên bất an với lạm phát gia tăng và sự ủng hộ dành cho Ukraine vẫn rõ ràng bị chia rẽ, điều này sẽ được Putin theo dõi chặt chẽ. Ngoài ra, ở hầu hết các quốc gia G-7, chính trị trong nước đang trở nên tồi tệ hơn khi các nhà lãnh đạo như Biden và Boris Johnson phải đối mặt với sự bất đồng ngày càng tăng trong nội bộ các đảng của họ. Tổng thống Pháp Macron đã bị mất sự ủng hộ đáng kể trong các cuộc bầu cử quốc hội gần đây. Ngay cả ở Đức, có sự chia rẽ ngày càng tăng trong chính sách Nga của họ. Vì vậy, các thành viên G-7 đã phải thận trọng khi giải thích tình hình với người dân của họ và với nhau để có phản ứng tốt nhất có thể đối với sự gây hấn của Nga. Hội nghị thượng đỉnh này đã chứng kiến ​​họ đạt được sự thống nhất về vấn đề này, nhưng không rõ nó sẽ kéo dài bao lâu.

Trọng tâm chính khác của hội nghị thượng đỉnh năm nay là kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá 600 tỷ USD cho các nền kinh tế mới nổi để đối phó với ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc thông qua Sáng kiến ​​BRI. Sáng kiến Đối tác về Cơ sở hạ tầng và Đầu tư toàn cầu (PGII) này sẽ giúp Mỹ huy động 200 USD tỷ thông qua viện trợ không hoàn lại, quỹ liên bang và đầu tư tư nhân, trong khi EU cam kết khoảng 300 tỷ euro. Với mục đích thể hiện "động lực đầu tư tích cực mạnh mẽ với thế giới, thể hiện cho các đối tác của chúng ta ở các nước đang phát triển thấy rằng họ có quyền lựa chọn", quan hệ đối tác này nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, cải thiện sức khỏe toàn cầu, đạt được bình đẳng giới và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Tại hội nghị thượng đỉnh năm ngoái, sáng kiến ​​Build Back Better World đã được công bố, nhưng không thể tạo nên động lực. PGII là một nỗ lực để khắc phục các vấn đề trong quá khứ và thực hiện nó hoạt động nhanh chóng.

Ấn Độ hiện là khách mời thường xuyên của các hội nghị thượng đỉnh G-7, và năm nay, bất chấp sự khác biệt của New Delhi với phương Tây về cuộc khủng hoảng Ukraine, sự hiện diện của Ấn Độ cùng với Argentina, Indonesia, Senegal và Nam Phi, với tư cách là khách mời cho hội nghị thượng đỉnh nhấn mạnh sức nặng ngày càng tăng của Ấn Độ trong các đối thoại toàn cầu. Với tư cách là một nền dân chủ lớn và một cường quốc kinh tế đang lên, sự tham gia của Ấn Độ là chìa khóa quan trọng trong việc giải quyết các thách thức quản trị toàn cầu, và ngày nay, hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử gần đây, New Delhi sẵn sàng đóng vai trò cung cấp các giải pháp cho các vấn đề toàn cầu. Trọng tâm của Thủ tướng Narendra Modi còn là sự thể hiện Ấn Độ là một bên liên quan toàn cầu có trách nhiệm khi ông nhấn mạnh Ấn Độ đạt được mục tiêu 40% công suất năng lượng từ các nguồn không hóa thạch 9 năm trước, và mời các nước G-7 đầu tư vào thị trường công nghệ năng lượng sạch chưa được khai phá.

Vào thời điểm mà trật tự thế giới đang phân cực mạnh mẽ, Ấn Độ vẫn là một trong số ít quốc gia có thể tham gia vào cả G-7 và BRICS chỉ trong vài ngày với tinh thần mạnh mẽ. New Delhi luôn nhất quán về lập trường của mình đối với các vấn đề toàn cầu và trong quá trình này đã cố gắng xây dựng sự tin cậy với những người đối thoại khác nhau. Việc Ấn Độ theo đuổi một thế giới đa cực thực sự khiến New Delhi buộc phải tham gia với nhiều đối tác trong khi không bao giờ đánh mất lợi ích quan trọng của riêng mình. Quan hệ đối tác phải nâng cao quyền tự chủ chiến lược của Ấn Độ mà làm không hạn chế nó. Sự tham gia vào G-7 của Ấn Độ cũng nên được nhìn nhận từ góc độ đó.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.orfonline.org/research/the-g7-is-one-part-of-indias-pursuit-of-a-multipolar-world/

Nguồn:

Cùng chuyên mục