Giải mã cuộc khủng hoảng Bangladesh qua góc nhìn của Kautilya
Chính sách đối ngoại của Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina - phù hợp với các nguyên tắc của những người theo quan điểm của Kautilya - phòng ngừa, duy trì sự trung lập và tránh các lằn ranh đỏ - nhưng bà Thủ tướng đã hiểu sai tâm tư của người dân.
Việc Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina bị lật đổ gần đây bởi phong trào quần chúng bắt đầu từ một cuộc biểu tình của sinh viên đã thu hút sự chú ý của thế giới vì cả tính đột ngột của sự kiện lẫn hành vi phá hoại được thể hiện. Việc từ chức và trốn chạy của Thủ tướng Hasina diễn ra nhanh chóng, nhưng sự lo âu và bất mãn được thể hiện qua các cuộc biểu tình đông đảo cho thấy sự mục ruỗng sâu sắc hơn trong hệ thống chính trị mà việc tái lập hạn ngạch việc làm có lẽ chỉ là một bước ngoặt. Theo quan điểm triết học của chiến lược gia Ấn Độ cổ đại Kautilya, Hasina đã phá vỡ khế ước xã hội và không thể đạt được yogakshema (an ninh và thịnh vượng) cho người dân Bangladesh.
Quyền lực không phải là thành công
Được Ngân hàng Thế giới ca ngợi là ‘Quốc gia đang thực hiện sứ mệnh’, Bangladesh đã chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong hai thập kỷ qua. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Bangladesh đã tăng lên 446,35 tỷ đô la Mỹ vào năm 2023, tăng khoảng 253 tỷ đô la Mỹ kể từ năm 2014. Bất chấp những trở ngại kinh tế vĩ mô gần đây, mức tăng trưởng vừa phải của năm tài chính 2023 được dự đoán sẽ tăng nhẹ trong năm tài chính 2024. Bangladesh đứng thứ ba về chi tiêu quân sự ở Nam Á và xếp thứ 37 trong số 145 quốc gia về chỉ số hỏa lực toàn cầu. Với các chỉ số kinh tế và quân sự về sức mạnh quốc gia toàn diện này, tại sao mọi thứ lại trở nên tồi tệ như vậy? Kautilya, một chiến lược gia Ấn Độ cổ đại, lý luận rằng swami (người cai trị) và amatya (hội đồng bộ trưởng), là hai thành phần cấu thành quan trọng nhất (xếp hạng cao hơn sức mạnh kinh tế và quân sự) của nhà nước theo quan điểm Kautilya, đang trong tình trạng hỗn loạn và không đủ năng lực để biến sức mạnh (quyền lực) thành hạnh phúc của người dân (thành công).
Luận thuyết chính trị cổ xưa về nghệ thuật trị quốc, Arthashastra, đã nêu rõ nguồn gốc của các cuộc nổi loạn của quần chúng - “Việc sử dụng hòa bình và các chính sách khác không theo cách được quy định là cách làm sai lầm. Từ đó nảy sinh nguy cơ (âm mưu hoặc nổi loạn).” Lời khuyên của ông cho giới lãnh đạo chính trị đang phải đối mặt với những thách thức này cũng rất rõ ràng—“Người cai trị không nên để các nguyên nhân gây ra sự suy thoái, lòng tham và sự bất mãn trong số các thần dân phát sinh, và nếu phát sinh, phải ngay lập tức đối phó với chúng. Kautilya đổ lỗi thẳng thừng cho một chính sách sai lầm do người cai trị và giai cấp thống trị đưa ra là lý do gây ra cuộc nổi loạn của người dân. Trong bối cảnh của Bangladesh, tuyên bố đáng chú ý nhất đến từ con trai của Thủ tướng Sheikh Hasina, Sajeeb Wazed Joy, là việc thừa nhận những sai lầm trong việc giải quyết các cuộc biểu tình của sinh viên - có lẽ là quá ít và quá muộn.
Hãy cùng đánh giá cách giải quyết vấn đề được coi là triệu chứng của vấn đề nghiêm trọng hơn về sự bất mãn và ngờ vực đối với chính quyền Liên đoàn Awami - cuộc biểu tình của sinh viên. Thay vì thừa nhận vấn đề được nêu ra, chính quyền Hasina, đi ngược lại với các quy tắc Kautilya về cách thức giao tiếp với quần chúng, đã đàn áp đám đông. Bộ công cụ Kautilyan cung cấp một loạt các biện pháp khắc phục và trấn áp để giải quyết các thách thức an ninh nội bộ nhưng nêu rõ rằng chỉ đạt được thành công đối với người dân thông qua các biện pháp ngoại trừ vũ lực—hòa giải, quà tặng, miễn trừ và việc làm.
Động lực Rajamandala
Bất chấp những rạn nứt nội bộ và sự bất mãn chung, không thể loại trừ khả năng có sự can thiệp từ bên ngoài. Arthashastra phân định bốn loại nguy hiểm trong lĩnh vực an ninh nội bộ dựa trên nguồn gốc của sự xúi giục và phản ứng (bên ngoài-bên trong, bên trong-bên ngoài, bên ngoài-bên ngoài và bên trong-bên trong), đồng thời đưa ra các biện pháp đối phó dựa trên loại liên kết và đối tượng mục tiêu. Sự kích động từ bên ngoài chỉ có thể xảy ra nếu có phản ứng trong nội bộ, biểu hiện sự bất mãn chung. Nếu mối liên kết nằm giữa 'hai loại' (sự tiếp tay từ ngoài nước và sự phản ứng trong nước), thì việc thành công trong việc xử lý phản ứng trong nước sẽ có lợi hơn, và Kautilya sẽ khuyến nghị chỉ sử dụng các biện pháp như sama (hòa giải) và dana (quà tặng). Tốt nhất, vị Thủ tướng bị lật đổ nên suy ngẫm về những bất lực và phán đoán sai lầm của chính mình thay vì đổ lỗi cho Mỹ.
Những lợi ích tiềm tàng bên ngoài nào có thể đã tác động đến vùng biển đầy biến động của Ấn Độ? Mỹ là điển hình của udasina (vị vua trung lập) ngồi ngoài rajamandala (vòng tròn các quốc gia) của Bangladesh, mạnh hơn tổng thể các yếu tố của kẻ chinh phục tiềm năng (vijigishu), kẻ thù (ari) và vua trung gian (madhyama), và có khả năng giữ cho các quốc gia này đoàn kết hoặc chia rẽ dựa trên lợi ích quốc gia của chính nước Mỹ.
Những nỗ lực của Ấn Độ trong việc đa dạng hóa bằng cách đặt một số “quả trứng” vào giỏ Trung Quốc đã làm phật lòng Mỹ, quốc gia sẽ sử dụng mọi cơ hội để thiết lập chính phủ dễ bảo hơn. Thêm vào đó, khu vực láng giềng đầy biến động ở biên giới trước đây tương đối an toàn, nguy cơ tái diễn của chủ nghĩa khủng bố xuyên biên giới và một chính phủ được Mỹ hậu thuẫn ở Bangladesh, có thể được cho là sẽ khiến đối tác chiến lược của Mỹ trong khu vực - Ấn Độ - bị kìm kẹp, đặc biệt là khi quyết định độc lập của Ấn Độ trái ngược với lợi ích của Mỹ trong khu vực và xa hơn nữa. Kautilya sẽ chấp thuận động thái của udasina (Mỹ trong bối cảnh này) với mục đích cho phép đối tác yếu hơn không trở nên quá mạnh hoặc quá yếu.
Trung Quốc là madhyama (vua trung gian), (gần như) nằm tiếp giáp với lãnh thổ Bangladesh (vijigishu - kẻ chinh phục tiềm năng) và Myanmar (kẻ thù tiềm tàng), mạnh hơn cả hai nước cộng lại, và có thể giữ cho các nước này thống nhất hoặc chia rẽ để theo đuổi các mục tiêu chính trị của Trung Quốc. Mặc dù chính phủ Hasina có thể có thiện chí với Trung Quốc, nhưng sự gần gũi của Bangladesh với Ấn Độ và cuộc đàn áp hiệu quả của bà Thủ tướng đối với các nhóm khủng bố chống Ấn Độ ở Bangladesh có thể thúc đẩy Trung Quốc thổi bùng phong trào của người dân và làm mất ổn định thêm một biên giới nữa của Ấn Độ.
Ấn Độ là mitra (đồng minh) của Bangladesh. Chính phủ Hasina đã giành được sự bảo trợ của Ấn Độ nhờ vào ngoại giao khéo léo, mà không đánh mất các thỏa thuận béo bở từ đối thủ trong khu vực. Khi các lằn ranh đỏ được tuân thủ và Bangladesh về cơ bản đồng tình với Ấn Độ, tình hữu nghị với Ấn Độ có lợi cho cả hai nước, ngay cả khi quan điểm chống Ấn Độ trong lòng người dân Bangladesh đang gia tăng.
Các cuộc đàm phán bên ngoài của Hasina với các cường quốc trong khu vực và thế giới đều tuân theo cẩm nang của Kautilya—phòng ngừa, tận dụng sự trung lập để đạt được các thỏa thuận và hiếm khi vượt qua các ranh giới đỏ đã đặt ra. Nhưng bà đã không xác định được cảm xúc của người dân. Sự vững chắc trong an ninh nội bộ là yếu tố then chốt, cho cả tính hợp pháp chính trị vững chắc và để bảo vệ đất nước khỏi những âm mưu của các thế lực bên ngoài. An ninh nội bộ là nền tảng của quyền tự chủ chiến lược thành công.
* Kauṭilya: còn được gọi là Chanakya hoặc Vishnu Gupta, là một chính khách quyền lực dưới thời hoàng đế thứ nhất của vương triều Maurya. Kauṭilya là một triết gia, nhà kinh tế học và chính trị gia Ấn Độ. Ông là tác giả của cuốn sách Arthashastra (Kinh tế học), được coi là luận thuyết kinh tế chính trị của Ấn Độ.
Nguồn:
https://www.orfonline.org/expert-speak/decoding-the-bangladesh-crisis-through-the-lens-of-kautilya- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 04:00 12-12-2024
G20 và Cơ hội Mở Rộng Quan Hệ Ấn Độ - Mỹ Latinh
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 03:00 12-12-2024