Hạch toán tăng trưởng: So sánh Trung Quốc và Ấn Độ (Phần 1)
Trong suốt thế kỷ XX, chỉ những đất nước công nghiệp có thu nhập bình quân cao - chiếm ít hơn 20% dân số thế giới - mới có thể tận hưởng sự giàu có. Tuy nhiên, kể từ năm 1980, Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt được tỷ lệ đáng kể về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo - hai quốc gia này cùng chiếm đến một phần ba dân số thế giới. Sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ như những thế lực lớn của nền kinh tế toàn cầu đã trở thành những cột mốc phát triển kinh tế đáng chú ý nhất trong một phần tư thế kỷ qua.
Barry Bosworth và Susan M.Collins
Bài tham luận này khảo sát các nguồn lực tăng trưởng kinh tế ở hai quốc gia trên bằng cách so sánh và đối chiếu kinh nghiệm của họ trong suốt 25 năm qua. Xét trên nhiều khía cạnh, Trung Quốc và Ấn Độ có nhiều điểm khá tương đồng. Cả hai quốc gia đều rông lớn cả về diện tích và dân số, số người nghèo vẫn còn nhiều. Năm 1980, cả hai quốc gia này đều có GDP bình quân đầu người rất thấp. Ngân hàng Thế giới và Penn World Tables cho thấy, thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ xấp xỉ ngang với thu nhập bình quân ở các nước có thu nhập thấp (theo số liệu năm 1980 của Ngân hàng Thế giới). Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc bằng khoảng hai phần ba của Ấn Độ. Kể từ năm 1980, cả hai quốc gia này đều có tăng trưởng ấn tượng. Theo hình 1, thu nhập bình quân đầu người ở Ấn Độ đã tăng hơn gấp đôi, và tăng gấp 7 lần so với Trung Quốc.
Tuy nhiên, chi tiết về những kinh nghiệm tăng trưởng kinh tế này trên thực tế rất khác nhau. Trong bài này, chúng tôi nghiên cứu những mô hình tăng trưởng kinh tế cho Trung Quốc và Ấn Độ bằng việc xây dựng toán tăng trưởng hé lộ những nguồn khuyến khích sản xuất và đầu tư (trọng cung) cho sự thay đổi về đầu ra của mỗi nền kinh tế. Một số kết quả xác nhận các luận điểm nổi lên từ những tài liệu ưu tiên cho phát triển kinh tế của cả hai quốc gia. Ví dụ, Trung Quốc nổi bật với sự tăng trưởng bùng nổ trong phân khúc công nghiệp, được khích động bởi sự sẵn sàng hành động nhanh và hung hăng của Trung Quốc để giảm các rào cản thương mại và để thu hút dòng đầu tư từ nước ngoài. Ngược lại, sự tăng trưởng của Ấn Độ được kích chủ yếu bởi sự mở rộng nhanh chóng của các ngành công nghiệp dịch vụ sản xuất, không theo lối phát triển truyền thống là bắt đầu bằng việc tập trung sản xuất với nhân công rẻ.
Tuy nhiên, cũng nổi lên một số phát hiện mới. Phân tích tăng trưởng sản lượng gộp cho phép chúng ta đối chiếu các kinh nghiệm của 2 nước này với nhau cũng như với các nền kinh tế khác. Thêm vào đó, chúng ta tiến hành phân tích các thống kê hạch toán cho ba phân khúc: 1) nông nghiệp (bao gồm lâm nghiệp và ngư nghiệp); 2) công nghiệp (sản xuất, khai thác mỏ, xây dựng, hạ tầng kỹ thuật); và 3) dịch vụ. (Nói một cách văn vẻ, ba phân khúc này thường được gọi là thứ nhất, thứ hai, thứ ba, nhưng chúng ta sẽ gán những cái tên mang tính gợi hình hơn trong bài nghiên cứu này). Mức độ chi tiết này cho phép chúng ta nhấn những sự khác biệt chủ chốt trong các đường lối phát triển của Trung Quốc và Ấn Độ. Nó cũng cho phép chúng ta đánh giá những hiệu quả đạt được gắn với phong trào của các nhân công trong lĩnh vực nông nghiệp, nơi mà họ thường bị thiếu việc làm, đến những công việc năng suất cao hơn trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
Toán tăng trưởng: Tổng quan
Toán tăng trưởng cung cấp một khung phân phối những sự thay đổi về sản lượng đầu ra quan sát thấy ở một quốc gia, đến những đóng góp từ những thay đổi ở nhân tố đầu vào - vốn và lao động - và một yếu tố có tên là năng suất tổng. Năng suất tổng được hiểu là một thước đo mức độ hiệu quả lợi ích từ những nhân tố đầu vào được sử dụng.
Cách tiếp cận này dựa trên một hàm số sản xuất mà kết quả là một hàm số của vốn, lao động, và một thuật ngữ về yếu tố năng suất tổng. Như đã được thảo luận chi tiết ở Bosworth và Collins (2003), chúng tôi chủ yếu coi hàm sản xuất Cobb-Douglas với các nhân tố hằng:
Y = AKα(LH)1-α
Y, A, K, α theo thứ tự là là các đơn vị đo lường sản phẩm đầu ra, năng suất tổng, dịch vụ vốn hữu hình, tỷ trọng thu nhập. Tỷ trọng đóng góp vốn, α, có giá trị là 0,40 đối với cả 2 quốc gia. L là lao động, được điều chỉnh cho các tiến bộ trong giáo dục, H là về các kỹ năng; chúng tôi sử dụng số năm đi học trung bình để biểu thị cho mức độ kỹ năng và giả định một sự quay lại cố định hàng năm 7% cho mỗi năm đi học tăng thêm. Chúng tôi thừa nhận rằng, thường thì chúng ta dựa vào một công thức chung cho quy trình sản xuất và sử dụng cổ phần lợi tức của mỗi nhân tố nhằm nói đến phần đóng góp của nhân tố đó. Tuy nhiên, nên kinh tế của các nước đang phát triển có một số lượng lớn người làm tư nhân, thu nhập từ vốn và sức lao động của riêng họ, như vậy thì sẽ rất khó để có được các hệ đo lường ý nghĩa về lợi tức. Chúng tôi tin rằng, giả định đơn giản hóa về một phần đóng góp cố định của vốn và lao động có những ảnh hưởng tối thiểu lên các kết luận tổng quan. Với bộ khung này, và dữ kiện về đầu vào và đầu ra của vốn và lao động, chúng tôi có thể ước tính năng suất tổng như một thuật ngữ thặng dư.
Chúng tôi báo cáo lại kết quả của mình bằng việc chia cả hai vế của hàm sản xuất cho lao động đầu vào L và sử dụng hàm logarit cho mỗi vế. Kết quả là, chúng tôi có kết quả xét trên yếu tố phân tích tăng trưởng sản lượng của mỗi lao động ∆ln(Y/L) vào đóng góp của tăng trưởng vốn của từng nhân công ∆ln(K/L), gia tăng trình độ học vấn của mỗi lao động ∆ln(H), và một đại lượng còn lại về đóng góp phát triển trong năng suất tổng ∆ln(A):
∆ln(Y/L) = α[∆ln(K/L)] + (1-α) ∆lnH + ∆lnA.
Tính toán thực của chúng tôi phức tạp hơn thế, vì khi chia các nền kinh tế ra các phân khúc, chúng tôi cũng cho phép khả năng xảy ra đó là đất đai cũng là một sản lượng đầu vào cho sản xuất. Tuy nhiên, hóa ra sự bổ sung này không tạo nên sự khác biệt đáng kể nào về kết quả. Trong bảng dưới đây, đóng góp của đất đai được bao hàm trong vốn hữu hình.
Khi diễn giải các kết quả từ toán tăng trưởng, chúng ta cần cảnh giác hai điều. Thứ nhất, năng suất tổng không chỉ là một thước đo sự tiến bộ về kỹ thuật. Nó bao hàm cả những ảnh hưởng của vô số yếu tố xác định hiệu quả sử dụng các nhân tố khác: chính sách của nhà nước, những mối lo chính trị, thậm chí cả những thay đổi về thời tiết. Thứ hai, các kết quả nêu bật các căn nguyên gần nhất của tăng trưởng kinh tế, không giống các căn nguyên cơ bản. Ví dụ, sự phân tích có thể hé lộ ra rằng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế đã tăng lên về vốn đổ vào và năng suất tổng - nhưng bản thân phép tính này không cho phép chúng ta liên hệ được với việc lượng vốn được kích thích bởi yếu tố sử dụng hiệu quả hơn, đã tăng lên bao nhiêu - hoặc ngược lại. Với việc ý thức những điều này, cách tiếp cận giúp cung cấp những điểm chuẩn hữu ích cho việc phân tích hiệu quả kinh tế.
Để xây dựng toán tăng trưởng, cần đánh giá sản lượng đầu ra và nhân tố đầu vào ở mỗi quốc gia theo thời gian. Chất lượng và mức độ có sẵn của dữ liệu có thể là một vấn đề trong việc nghiên cứu những nền kinh tế ít phát triển hơn. Chúng ta sẽ quay lại một thảo luận về một vài vấn đề tiêu chuẩn đánh giá chính ở cuối bài tham luận này. (Xem tiếp phần 2)
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: http://www.nber.org/papers/w12943
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục