Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hạch toán tăng trưởng: So sánh Trung Quốc và Ấn Độ (Phần 2)

Hạch toán tăng trưởng: So sánh Trung Quốc và Ấn Độ (Phần 2)

Trong suốt thế kỷ XX, chỉ những đất nước công nghiệp có thu nhập bình quân cao - chiếm ít hơn 20% dân số thế giới - mới có thể tận hưởng sự giàu có. Tuy nhiên, kể từ năm 1980, Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt được tỷ lệ đáng kể về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo - hai quốc gia này cùng chiếm đến một phần ba dân số thế giới. Sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ như những thế lực lớn của nền kinh tế toàn cầu đã trở thành những cột mốc phát triển kinh tế đáng chú ý nhất trong một phần tư thế kỷ qua.

05:36 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 1)

Toán tăng trưởng tập hợp cho thấy gì?

Bảng 1 báo cáo hạch toán tăng trưởng của hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ trong giai đoạn 1978-2004. Đầu tiên, chúng tôi cung cấp kết quả cho toàn bộ giai đoạn 26 năm tương ứng với giai đoạn cải cách kinh tế của Trung Quốc. Giai đoạn này cũng khá hữu dụng với Ấn Độ, khi mà Ấn Độ đã trải qua một sự gia tăng tăng trưởng trong mở đầu giai đoạn này, dẫu cho thời điểm thay đổi ở Ấn Độ gây tranh cãi hơn. Chúng tôi chia giai đoạn ra với cột mốc là năm 1993 vì 3 lý do: đó là năm dấu mốc cho hạch toán quốc gia của Ấn Độ, và giai đoạn nhỏ thứ 2 tránh được cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1991 tại Ấn Độ và có thể được công nhận là thời đại hậu cải cách ở Ấn Độ.

Ở cuối bảng 1, chúng tôi cũng báo cáo toán tăng trưởng tương tự với các quốc gia Đông Á ngoại trừ Trung Quốc (Bosworth and Collins, 2003). Hiệu quả của chúng là lợi ích chủ yếu trong bối cảnh hiện tại vì nó đã được trích dẫn quá nhiều lần rằng, đây là một mô hình hiệu quả kinh tế nổi bật. Các quốc gia này cũng gây chú ý cho quy mô tăng trưởng của họ, là kết quả của những thành tựu cực nhanh về cả vốn hữu hình và trình độ học vấn. 

Sản lượng, việc làm và sản lượng bình quân một lao động

Cột 1 của Bảng 1 thể hiện sản lượng tăng trưởng của mỗi quốc gia. Tăng trưởng đầu ra bình quân hàng năm của Trung Quốc đạt 1 con số cao khác thường là 9,3% trong suốt toàn bộ giai đoạn. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của Ấn Độ thấp hơn khá nhiều, là 5,4%, nhưng vẫn cao trên tỷ lệ tăng trưởng 3.4% của Ấn Độ 2 thập niên trước năm 1978. Tăng trưởng của Ấn Độ cũng gia tăng 2% trong khoảng từ 1978-1993 và 1993-2004. Hạch toán của mỗi quốc gia cung cấp nguồn dữ liệu cơ bản về sản lượng đầu ra cho toàn bộ nền kinh tế và ba phân khúc ngành chủ đạo: nông nghiệp, sản xuất, dịch vụ. Dữ kiện hạch toán quốc gia của Ấn Độ được sử dụng mà không hề điều chỉnh. Tuy nhiên, như chúng tôi đã thảo luận, chúng tôi đã tiến hành một số điều chỉnh cho dữ kiện của Trung Quốc bằng việc sử dụng một chỉ số giảm phát cho ngành sản xuất để nêu lên những quan ngại rằng tỷ lệ tăng trưởng thực có thể đã bị phóng đại.

Nhìn vào cột 2 của Bảng 1, Trung Quốc và Ấn Độ trải qua các tăng trưởng về việc làm tương đối giống nhau trong suốt cả giai đoạn. Trên quy mô toàn bộ nền kinh tế, trong một thời gian vài thập kỷ, tăng trưởng về việc làm được quyết định lớn bởi tăng trưởng dân số trong độ tuổi lao động. Sự chậm lại đáng chú ý trong tăng trưởng về việc làm trong suốt giai đoạn 1993-2004 cũng được thể hiện trong ước về dân số trong độ tuổi lao động và phản ánh sự suy giảm đnág kể về tỷ lệ sinh trong suốt những năm 1970. Đối với cả 2 quốc gia, việc làm ước tính được báo cáo ở đây là được dựa trên hệ thống việc làm có thể so sánh được với khái niệm được sử dụng trong dữ kiện.

Cột 3 cho thấy tăng trưởng trong sản lượng bình quân một lao động ở mỗi quốc gia và mỗi khoảng thời gian. Chúng tôi tập trung vào việc đánh giá hiệu quả này trong thảo luận bên dưới - một phần vì nó cung cấp một cái nhìn về năng suất lao động và vì xét quy mô dựa trên số nhân công sẽ gần hơn việc tính toán thu nhập bình quân đầu người - một tiêu chuẩn sống điển hình. Mặc dù tăng trưởng sản lượng đầu ra ở Ấn Độ đã gia tăng đáng kể trong khoảng giữa hai giai đoạn 1 và 2 hơn so với ở Trung Quốc, sự sụt giảm trong tăng trưởng lực lượng lao động ở Trung Quốc có nghĩa rằng cả hai quốc gia này đều đã trải qua sự tanưg tốc trong tăng trưởng năng suất lao động sau năm 1993.

Hiệu quả của Ấn Độ về sự gia tăng sản lượng bình quân một lao động kể từ 1993 đem so sánh với Đông Á thời cực thịnh - tức là, thiên về cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Ấn Độ đã bị  lu mờ chỉ vì hiệu suất thậm chí còn ấn tượng hơn của Trung Quốc. Sự so sánh với khu vực Đông Á cũng nêu bật quy mô hiệu suất tăng trưởng của Trung Quốc mà đã vượt quá những quy phạm. Một số ít các quốc gia khác đã đạt được tỷ lệ tăng trưởng tương đương với Trung Quốc trong thời gian ngắn như Đức và Nhật Bản phục hồi sau Thế Chiến II, Đài Loan và Hàn Quốc gần đây. Tuy nhiên, sự tăng trưởng vượt bậc của Trung Quốc đã kéo dài hơn 1 phần tư thế kỷ.  

Phân tích các nguồn tăng trưởng kinh tế

Các cột còn lại của Bảng 1 phân tích các sự gia tăng về sản lượng đầu ra bình quân nhân công trong phần đóng góp từ vốn hữu hình của bình quân nhân công, giáo dục (vốn con người trên một lao động, và năng suất tổng (đo lường thặng dư). Đất đai có một phần đóng góp rất nhỏ và nó được tính vào vốn hữu hình. Đối với cả Trung Quốc và Ấn Độ, tăng trưởng sản lượng đầu ra bình quân mỗi lao động chia ra thì khá tương đương nhau (mặc dù về giá trị thì Trung Quốc cao gấp đôi Ấn Độ): giữa một mặt là xu hướng tăng lên trong dòng vốn hữu hình và vốn nhân lực bình quân người lao động, và mặt khác là lợi ích từ năng suất tổng. Theo Bảng 1, đóng góp vào tăng trưởng của Ấn Độ của đầu tư chiều sâu đã có xu hướng đi lên trong giai đoạn 1993-2004. Tuy nhiên, đóng góp của vốn hữu hình vào tăng trưởng của Ấn Độ vẫn thấp hơn khá nhiều trong suốt giai đoạn tăng trưởng kỳ diệu bởi đầu tư của Đông Á. Ngược lại, Trung Quốc đạt được tốc độ đầu tư chiều sâu đáng kể so với khu vực Đông Á trong giai đoạn 1978-1993, và tốc độ này còn tăng rất cao trong thời gian gần đây.

Dữ liệu về vốn cố định được sử dụng trực tiếp từ hệ thống dữ liệu kế toán của quốc gia. Ấn Độ cho ra đời những hạn mức dự toán về tổng lượng vốn của các ngành chủ đạo. Ngoài ra, chúng tôi cũng thảo luận chi tiết về quan ngại rằng, đầu tư thấp có thể là một trở ngại đối với tăng trưởng (Bosworth, Collins, và Virmani, 2007). Dữ liệu được sửa đổi gần đây của Ấn Độ cho thấy tổng đầu tư tư nhân có xu hướng dâng cao mạnh mẽ kể từ năm 1993. Tuy nhiên, tổng đầu tư ròng chiếm trung bình khoảng 17% GDP trong giai đoạn 1999-2004 - khó có thể có khả năng hỗ trợ một tốc độ tăng trưởng sản lượng đầu ra hàng năm cao hơn 7%. Dữ liệu này cũng cho thấy sự sụt giảm trong khu vực đầu tư công trong cơ cấu GDP - nó gây ra một số quan ngại về cơ cấu yếu kém của Ấn Độ.

Đối với trường hợp của Trung Quốc, thông tin về đầu tư vốn hữu hình từ các báo cáo cấp tỷnh phải được sử dụng để phân phối dữ liệu quốc gia về sự tạo thành tổng vốn cố định trên ba lĩnh vực chính (Hsueh và Li, 1999). Chúng tôi ước tính hàng tồn kho vĩnh viễn của tổng lượng vốn có tốc độ sụt giảm là 0,06.

Dữ liệu về sự so sánh giữa trình độ học vấn của Trung Quốc, Ấn Độ và một vài quốc gia Đông Á có trong Bảng 2. Ấn Độ đã đạt được mức độ giáo dục gần bằng với mức trung bình của Đông Á, tuy nhiên, trình độ học vấn nói chung của người dân Ân Độ có khởi điểm thấp nên tỷ lệ gia tăng như vậy chỉ phản ánh được một sự tăng lên rất nhỏ trong thời gian đến trường thực. Hơn thế nữa, Indonesia, với thu nhập bình quân đầu người tương đương và trình độ học vấn sơ khai, cũng đã có khả năng gia tăng số năm trung bình đến trường cao hơn. Trên thực tế, Ấn Độ nổi bật trong các nền kinh tế châu Á vè sự tiến bộ trong việc giảm tỷ lệ dân số không đến trường. Tính toán về trình độ học vấn của người dân Ấn Độ và đóng góp của họ trong chất lượng lao động sẽ được thảo luận sâu hơn trong Bosworth, Collins, và Virmani (2007). Thêm nữa, cuộc điều tra của chúng tôi đã phát hiện ra việc quay trở lại tiểu học ở Ấn Độ khá thấp còn sự trở lại bậc giáo dục cao hơn lại tăng lên. Có thể thấy một sự tăng nhẹ trong giáo dục các bậc cao hơn ở Ấn Độ.

Ở Trung Quốc, quy trình giao dục chính thống đã bị gián đoạn mạnh mẽ bởi cuộc Cách mạng Văn hóa cuối những năm 1960 – đầu những năm 1970. Trong những năm sau này, rất nhiều người trưởng thành tận dụng các chương trình khắc phục để nâng cao trình độ học vấn của họ, tuy nhiên chất lượng và giá trị của những chương trình khắc phục đó vẫn còn đang gây tranh cãi. Young (2003) cũng cấp một cái nhìn tổng quan hữu ích về các thống kê trình độ học vấn của Trung Quốc, khẳng định bằng chứng rõ ràng rằng những thành tích đạt được trong nâng cao trình độ học vấn cho lực lượng lao động trưởng thành là rất giới hạn. Xét riêng, phân tích của Young về mối quan hệ giữa khả năng kiếm tiền và trình độ học vấn nhận thấy những sự đổi trả thấp đến mức đáng ngạc nhiên. Knight và Shi (1996) cũng ghi lại một sự chia rẽ lớn trong trình độ học vấn giữa các lao động thành thị và nông thôn ở Trung Quốc. Tuy vậy, tương phản với Ấn Độ, Trung Quốc có tỷ lệ mù chữ được dự đoán là cao hơn.  Chẳng hạn, UNESCO báo cáo tỷ lệ mù chữ trong độ tuổi 19-24 ở Trung Quốc lên đến 99%, so sánh với 76% tại Ấn Độ.

Để có các tiêu chuẩn đánh giá vốn nhân lực được sử dụng trong phân tích của chúng tôi, chúng tôi xây dựng các chỉ số trình độ học vấn. Chúng tôi có thể tiến hành công việc này đối với mỗi ngành kinh tế của Ấn Độ thông qua việc sử dụng các thông tin từ các cuộc khảo sát các hộ gia đình năm năm một lần (Bosworth, Collins, và Virmani, 2007). Đối với Trung Quốc, chúng tôi dựa vào mức trung bình từ ước tính trước đó của Barro và Lee (2001), Cohen và Soto (2001). Do chúng tôi không thể phân ra các cấp độ giáo dục chênh lệch giữa các ngành kinh tế, chúng tôi quyết định sử dụng một chỉ mục giáo dục phổ biến. Như đã nói, danh mục vốn nhân lực của chúng tôi giả định rằng, cứ thêm mỗi một năm đến trường sẽ giúp tăng năng suất lao động lên 7%. Con số này dựa trên rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến tiền lương và số năm đi học (Bosworth, Collins, Virmani, 2007).

Cột cuối cùng của Bảng 1 thể hiện mức đóng góp từ những thay đổi trong tổng năng suất lao động - trong hiệu quả của yếu tố sử dụng. Như đã nói ở trên, lợi ích từ năng suất tổng giải thích cho hơn nửa sự gia tăng về sản lượng đầu ra bình quân trên mỗi nhân công ở Trung Quốc kể từ năm 1978 và Ấn Độ kể từ 1993. Yếu tố này đã khiến Trung Quốc và Ấn Độ tách biệt với Đông Á kỳ diệu những năm 1970, 1980 - khu vực phần lớn dựa vào nhữung khỏan đầu tư vốn hữu hình. Thêm vào đó, Trung Quốc nổi tiếng với nhữung lợi ích khổng lồ từ năng suất tổng.  (Xem tiếp phần 3)

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: http://www.nber.org/papers/w12943

Nguồn:

Cùng chuyên mục