Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hạch toán tăng trưởng: So sánh Trung Quốc và Ấn Độ (Phần 3)

Hạch toán tăng trưởng: So sánh Trung Quốc và Ấn Độ (Phần 3)

Trong suốt thế kỷ XX, chỉ những đất nước công nghiệp có thu nhập bình quân cao - chiếm ít hơn 20% dân số thế giới - mới có thể tận hưởng sự giàu có. Tuy nhiên, kể từ năm 1980, Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt được tỷ lệ đáng kể về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo - hai quốc gia này cùng chiếm đến một phần ba dân số thế giới. Sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ như những thế lực lớn của nền kinh tế toàn cầu đã trở thành những cột mốc phát triển kinh tế đáng chú ý nhất trong một phần tư thế kỷ qua.

05:30 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 2)

Toán tăng trưởng ngành cho thấy gì?

Các tổ chức quốc tế, như Liên hiệp quốc và Ngân hàng Thế giới, có truyền thống phân một nền kinh tế ra ba ngành lớn: nông nghiệp, “ngành cơ bản”, bao gồm lâm nghiệp và ngư nghiệp. Công nghiệp, “ngành thứ hai”, bao gồm sản xuất, xây dựng, cơ sở vật chất. Dịch vụ hay “ngành thứ ba” bao gồm phần còn lại của nền kinh tế. Đối với các quốc gia công nghiệp, dữ liệu thích hợp cho việc phân tích cấp độ ngành luôn luôn có sẵn ở OECD. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, mức độ phổ biến của các dữ liệu ngành về sản lượng đầu ra và việc làm phải được xác định dựa trên cơ sở nguồn của từng quốc gia riêng biệt. Bảng 3 báo cáo về toán tăng trưởng ngành, theo từng quốc gia và theo khoảng thời gian.

Nông nghiệp

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều hưởng lợi từ cuộc Cách Mạng Xanh, nhưng sự cải tiến trong ngành nông nghiệp còn được hỗ trợ bởi những cuộc cải cách thiết chế cơ bản hơn. Các cải cách kinh tế của Trung Quốc diễn ra theo kiểu bậc thang bắt đầu với sự hồi sinh các trang trại gia đình vào cuối những năm 1970 và phong trào các lao động ồ ạt tiến vào các doanh nghiệp ở nông thôn. Cuối những năm 1980 và 1990, tình hình tăng trưởng được kích thích bởi cuộc chuyển nhượng của các thế lực chính quyền và các thế lực tài chính cho các chính quyền địa phương, trao quyền tự trị lớn hơn cho các doanh nghiệp công nghiệp của quốc doanh, giới thiệu các gói kích thích thị trường đều đặn. Các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước nổi lên như những người lái con thuyền tăng trưởng, Trung Quốc cam kết phát triển một “nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.”

Sản lượng đầu ra của ngành nông nghiệp Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ rất nhanh: 4,6% /năm từ 1978 đến 2004, so sánh với tỷ lệ tăng trưởng cũng mạnh nhưng kém ấn tượng hơn của Ấn Độ là 2,55. Mặc dù cả hai quốc gia đều chậm lại sau năm 1993, ngành nông nghiệp tiếp tục đóng góp chủ yếu trong tăng trưởng của cả toàn nền kinh tế. Tăng trưởng của Trung Quốc trong sản xuất nông nghiệp ấn tượng như vậy vì sự tăng trưởng này diễn ra trong bối cảnh việc làm trong ngành nông nghiệp sụt giảm sau năm 1993. Cùng thời điểm đó, sản lượng đầu ra trên mỗi lao động tiếp tục mở rộng với một tỷ lệ hàng năm rất mạnh là 4,3%. Trung Quốc đạt được thành tựu này qua sự tăng trưởng đáng kể về vốn trên mỗi lao động và tỷ lệ tăng trưởng năng suất tổng lớn gấp đôi so với Ấn Độ.

Trong khi tăng trưởng sản lượng nông nghiệp trên mỗi lao động ở Ấn Độ không ấn tượng bằng Trung Quốc, tỷ lệ tăng hàng năm 1% cũng cho thấy sự tiến bộ đáng kể của những năm 1960, đầu những năm 1970, khi mà gần như năng suất nông nghiệp không là bao nhiêu (Bosworth, Collins, Virmani, 2007). Tuy vậy, điều đáng chú ý ở Ấn Độ là tỷ lệ việc làm tiếp tục tăng trưởng từ năm 1993 đến năm 2004, dù tốc độ đôi lúc có chậm. Để giải thích cho hiện tượng này, chúng tôi quy cho tỷ lệ mở rộng cơ hội việc làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ là không đáp ứng đủ để tương thích với tăng trưởng dân số của Ấn Độ. 

Công nghiệp

Ngành công nghiệp bao gồm sản xuất, xây dựng, những ngành lợi ích công cộng, khai thác, có sự khác biệt đáng kể về quy mô giữa Trung Quốc va Ấn Độ. Ở Trung Quốc, công nghiệp chiếm tới 50% GDP, còn ở Ấn Độ vẫn dưới 30%. Trong giai đoạn 1978-1993, công nghiệp phát triển nhanh chóng ở cả 2 quốc gia cùng với việc làm cũng tăng lên với số lượng lớn. Cả hai quốc gia có tỷ lệ về lợi ích từ vốn bình quân mỗi lao động là tương đương nhau. Nhưng Trung Quốc cỏ tốc độ phát triển năng suất tổng nhanh hơn nhiều.

Trong giai đoạn kể từ năm 1993, Trung Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng ngoạn mục trong sản lượng công nghiệp bình quân mỗi lao động. Tăng trưởng về việc làm chỉ chậm xuống hơn 1%/năm, trong khi sản lượng bình quân mỗi lao động trung bình đạt 10% mỗi năm. (Một lần nữa, số liệu này dựa trên chỉ số giảm phát thay thế của ngành công nghiệp, được thảo luận sau trong bài viết này). Kết quả này có được từ một sự nhân đôi tăng trưởng ở cả 2 yếu tố: đóng góp của vốn tăng lên trên mỗi lao động và tổng năng suất. Ấn Độ cũng chứng kiến sự gia tốc trong tăng trưởng sản lượng công nghiệp đầu ra, nhưng quy mô chỉ bằng một nửa so với tăng trưởng việc làm. Tỷ lệ lợi ích đạt được từ năng suất lao động của Ấn Độ chỉ bằng một phần ba của Trung Quốc, đóng góp của vốn tăng lên trên mỗi lao động nhỏ hơn nhiều, và lợi ích của Ấn Độ từ tổng năng suất trong nàgnh công nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn là 1%/năm.

Dịch vụ

Ấn Độ đã thu hút đông đảo sự chú ý cho sự mở rộng nhanh chóng các ngành công nghiệp dịch vụ; nhưng Trung Quốc cũng mở rộng các ngành công nghiệp dịch vụ mạnh mẽ không kém. Ngành dịch vụ ở Trung Quốc tanưg trưởng chóng mặt cũng như ngành công nghiệp và điều này lý giẩi cho sự tăng trưởng về số lượng việc làm mạnh mẽ như vậy. Không chỉ thế, sản lượng đầu ra trên mỗi lao động ở Trung Quốc trong ngành dịch vụ đã tăng đều đặn 5% hàng năm trong suốt 26 năm liên tiếp. Kể từ năm 1993, đóng góp về vốn trên mỗi lao động trong ngành dịch vụ ở Trung Quốc đã tương đương với ở ngành công nghiệp. Ngành dịch vụ kém phát triển nhất ở tốc độ cải tiến yếu trong năng suất tổng.

Dịch vụ là ngành mà Ấn Độ đuổi gần kịp Trung Quốc nhất. Tăng trưởng đầu ra của Ấn Độ trong ngành dịch vụ đã tăng tốc sau năm 1993, tốc độ phát triển của sản lượng đầu ra trên mỗi lao động vượt quá 5%/năm. Đáng chú ý là Ấn Độ đạt được những thành quả đó với đóng góp rất khiêm tốn của vốn tăng lên trên mỗi lao động. Không như với Trung Quốc, sự thể hiện ấn tượng của Ấn Độ trong ngành dịch vụ được phản ánh qua sự tiến bộ nhanh chóng của năng suất tổng. Trong Bosworth, Collins, Virmani (2007), chúng tôi nếu ý kiến rằng những kết quả đạt được này có gì đó không rõ ràng và có vẻ đã được thổi phồng. Thông thường người ta chỉ nghĩ đến một thành quả tổng năng suất nhanh như vậy với những phân ngành hiện đại  - như ngành dịch vụ kinh doanh và dịch vụ tài chính - là có khả năng nhất để tận dụng các lợi ích từ những thay đổi công nghệ trong thông tin và liên lạc. Tuy nhiên, những phân ngành này chiếm ít hơn 1/5 sản lượng đầu ra dịch vụ của Ấn Độ năm 2004. Phần nhiều tăng trưởng đầu ra ngành dịch vụ của Ấn Độ nằm ở các phân ngành lớn nhất - như bán buôn, bán lẻ và vận tải. Những ngành dịchvụ này cùng những ngành dịch vụ truyền thống khác chiếm khỏang 60% tổng sản lượng đầu ra ngành dịch vụ của Ấn Độ. (Xem tiếp phần 4)

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: http://www.nber.org/papers/w12943

Nguồn:

Cùng chuyên mục