Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hạch toán tăng trưởng: So sánh Trung Quốc và Ấn Độ (Phần 4)

Hạch toán tăng trưởng: So sánh Trung Quốc và Ấn Độ (Phần 4)

Trong suốt thế kỷ XX, chỉ những đất nước công nghiệp có thu nhập bình quân cao - chiếm ít hơn 20% dân số thế giới - mới có thể tận hưởng sự giàu có. Tuy nhiên, kể từ năm 1980, Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt được tỷ lệ đáng kể về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo - hai quốc gia này cùng chiếm đến một phần ba dân số thế giới. Sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ như những thế lực lớn của nền kinh tế toàn cầu đã trở thành những cột mốc phát triển kinh tế đáng chú ý nhất trong một phần tư thế kỷ qua.

05:27 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 3)

Đóng góp ngành

Hàng trên cùng của Bảng 4 cho thấy đóng góp về sản lượng đầu ra ở cả Trung Quốc và Ấn Độ được đánh giá theo các thuật ngữ giá trị gia tăng trong các năm 1978, 1993, 2004. Năm 1978, nông nghiệp và dịch vụ chiếm khaỏng ¼ sản lượng đầu ra của Trung Quốc, các hoạt động công nghiệp chiếm một nửa còn lại. Trái ngược lại, nông nghiệp đóng góp sản lượng đầu ra lớn nhất của Ấn Độ vào năm 1978, trong khi dịch vụ và công nghiệp chiếm tương ứng là 1/3 và ¼. Những sự khác biệt này đã tăng lên trong những năm sau đó. Năm 2004, đóng góp sản lượng đầu ra của ngành nông nghiệp đã giảm 20% ở cả 2 nền kinh tế. Đối với Trung Quốc, nó được phân ra bằng nhau giữa tăng lên ở dịch vụ và công nghiệp. Trái ngược lại, Ấn Độ chỉ cho thấy một sự tăng lên rất bé nhỏ trong đóng góp về sản lượng đầu ra của ngành công nghiệp vốn dĩ đã nhỏ, vì hầu hết sử mở rộng và tăng cường đều tập trung ở ngành dịch vụ.

Mục cuối cùng của Bảng 4 cho thấy, đóng góp của việc làm theo ngành. Năm 1978, những đóng góp này khá tương đương nhau giữa Trung Quốc và Ấn Độ: 70% lao động tập trung ở ngành nông nghiệp. Kể từ đó, các lao động dịch chuyển ra khỏi ngành nông nghiệp, nhưng sự sụt giảm trong đóng góp của tỷ lệ việc làm ở ngành nông nghiệp ở Trung Quốc lớn hơn nhiều - chỉ 47% vẫn còn ở ngành nông nghiệp, còn Ấn Độ là 57%. Thêm vào đó, Trung Quốc chiếm một tỷ trọng lớn hơn so với Ấn Độ trong lực lượng lao động ở ngành dịch vụ.

Những đóng góp ngành này có không bình thường với những nền kinh tế tương tự không? Một nghiên cứu gần đây của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) năm 2006 so sánh sản lượng đầu ra thực tế và tỷ trọng phân phối việc làm ở mỗi ngành với các tỷ trọng đã được dự đoán, dựa trên một phân tích ngược trở lại kiểm soát các đặc tính quốc gia như sản lượng bình quân đầu người, dân số, và kích cỡ địa lý. Đối với cả Trung Quốc và Ấn Độ, nghiên cứu cho thấy rằng tỷ trọng sản lượng nông nghiệp giống như những người ta mong đợi. Với Ấn Độ, tỷ trọng sản lượng ra trên thực tế của ngành công nghiệp và dịch vụ cũng khá tương đương với những tỷ trọng đã được dự đoán. Trái ngược lại, ngành công nghiệp ở Trung Quốc chiếm tỷ trọng sản lượng đầu ra lớn một cách không bình thường, trong khi ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn dự đoán. Phân tích của IMF cũng nêu bật rằng ngành nông nghiệp tiếp tục tuyển một lực lượng lao động khổng lồ ở cả Trung Quốc và Ấn Độ, và tỷ lệ việc làm cao như vậy trong ngành nông nghiệp được bù đắp bởi sự phân phối lao động nhỏ hơn dự kiến ở ngành dịch vụ.

Hiệu quả tái phân bổ

Tăng trưởng sản lượng đầu ra có thể được phát sinh từ việc tái phân bổ các nguồn tài nguyên sang các hoạt động có năng suất cao hơn, cũng như từ thành quả năng suất trong các ngành. Quả thật, hiệu quả tái phân bổ này có tiềm năng là một nguồn quan trong cho tăng trưởng kinh tế khi mà phân phối lao động trong ngành nông nghiệp ban đầu chưa được sử dụng đúng mức. Chúng tôi tiếp tục đối chiếu quy mô  các nguồn tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ. Bước đầu tiên của chúng tôi là kiểm tra những sự khác biệt ngành trong năng suất lao động. Sau đó chúng tôi phân chia tăng trưởng tổng hợp về sản lượng đầu ra trên mỗi lao động thành những đóng góp từ mỗi ngành và một phần dư lại, có thể được hiểu là hiệu quả từ việc tái phân bổ các nguồn.

Hình 2 cho thấy sự tiến triển của sản lượng trên mỗi lao động theo ngành từ năm 1978 đến năm 2004. Chúng tôi sử dụng các tỷ giá hối đoái cân bằng sức mua từ Ngân hàng Thế giới và các giá cả cố định năm 2004 để xây dựng các chỉ dẫn có thể so sánh được giữa hai quốc gia (Kết quả khá tương đương nhau nếu sử dụng tỷ giả hối đoái thị trường để thay thế). Hình vẽ cho thấy mức năng suất lao động của Trung Quốc trong mỗi ngành là chỉ bằng khoảng 70% của Ấn Độ năm 1978. Nhưng vào năm 2004, sản lượng đầu ra trên mỗi lao động ở Trung Quốc trong ngành dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp đã tăng lên 110%, 130% và 220% so với các ngành tương ứng của Ấn Độ.

Hình vẽ cũng nêu bật những điểm khác biệt đáng kể ở tăng trưởng ngành trong năng suất lao động của cả hai nền kinh tế. Trong năm 1978, với cả Trung Quốc và Ấn Độ, sản lượng đầu ra trên mỗi lao động khá là bằng nhau trong hai ngành công nghiệp và dịch vụ, gấp 3 lần ngành nông nghiệp. Kể từ đó, tăng trưởng năng suất trong ngành nông nghiệp của Ấn Độ lên khá chậm, cùng với đó là sự gia tốc của ngành dịch vụ bắt đầu vào giữa những năm 1990. Vào năm 2004, năng suất lao động của Ấn Độ trong công nghiệp và dịch vụ đã tăng theo thứ tự là gấp 4 và 5 lần so với nông nghiệp. Do có năng suất lao động nhanh và bền vững trong công nghiệp, chênh lệch về năng suất còn lớn hơn đối với Trung Quốc. Năm 2004, mức sản lượng đầu ra trên mỗi lao động trong ngành công nghiệp ở Trung Quốc cao gấp 7 lần trong ngành nông nghiệp còn ngành dịch vụ cao gấp 5 lần ngành nông nghiệp. Một nghiên cứu mới đây của IMF (2006, trang 11) lưu ý rằng “với cả thế giới, năng suất lao động ở những ngành không phải nông nghiệp thường cao gấp 3 lần so với năng suất lao động ở ngành nông nghiệp.” Bởi vậy, những lỗ hổng năng suất ngành đang dâng cao ở Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc có vẻ lớn. 

Tăng trưởng kinh tế tổng hợp ở mỗi quốc gia có thể được quy cho lợi ích ngành trong sản lượng đầu ra trên mỗi lao động là bao nhiêu? Một tiêu chuẩn đánh giá đơn giản về sự đóng góp từ mỗi ngành được cung cấp bởi tỷ lệ tăng trưởng của ngành, được đánh giá dựa trên sự đóng góp của nó trong tổng giá trị gia tăng tại khởi đầu của mỗi tiểu kỳ. Sự chênh lệch giữa tổng tăng trưởng và tổng các đóng góp ngành cung cấp một thước đo (thặng dư) các hiệu quả nhờ tái phân bổ nguồn.

Trong suốt tiểu kỳ đầu tiên, 1978-1993, tăng trưởng của Ấn Độ được gán trong 4 phần tỷ lệ bằng nhau về thành quả đạt được từ tái phân bổ nguồn và thành quả đạt được ở mỗi ngành trong 3 ngành chủ đạo. Trong thời gian gần đây, sự chênh lệch chính đã tăng lên gấp ba trong đóng góp từ ngành dịch vụ và gấp 2 lần trong đóng góp từ các việc tái phân bổ nguồn. Như những thảo luận đã được đưa ra trước đó, thành quả của Trung Quốc chủ yếu đến từ công nghiệp - chiếm hơn 1/3 tăng trưởng tổng hợp trong suốt giai đoạn đầu và hơn 1 nửa trong suốt giai đoạn 2. Tuy nhiên, quy mô tái phân bổ của Trung Quốc lớn hơn Ấn Độ trong giai đoạn đầu và bằng nhau ở giai đoạn 2. Với 1 tỷ lệ cao hơn trong tăng trưởng tổng thể, hiệu quả tái phân bổ rơi suống từ ¼ tổng toàn bộ trước năm 1993 đến chỉ còn 15% gần đây. Quy mô những hiệu quả tái phân bổ này có thể so sánh với những gì được tìm thấy trong Bloom, Canning, Hu, Liu, Mahal, Yip (2006) cho một giai đoạn mẫu sớm hơn hoặc những gì được phát hiện bởi Quỹ Tiền tệ quốc tế (2006).

Trong suốt giai đoạn 1978-1993 và 1993-2003, tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc về sản lượng đầu ra trên mỗi lao động đã vượt quá Ấn Độ gần 4%. Trong khi hiệu suất công nghiệp của Trung Quốc là nhân tố quan trọng nhất trong thời gian trước đó, tăng trưởng khá mạnh trong nông nghiệp và dịch vụ của Trung Quốc và hiệu tái phân bổ lớn hơn đêfu đóng góp vào phương sai tổng tăng trưởng. Ngược lại, sau năm 1993, tất cả những chênh lệch giữa tăng trưởng năng suất lao động của Trung Quốc và Ấn Độ có thể được giải thích bằng một sự đóng góp lớn hơn nhiều từ lĩnh vực công nghiệp. Sau 1993, ngành dịch vụ của Ấn Độ cho ta thấy 1 tỷ lệ tăng trưởng cao hơn 1 chút cùng các hiệu quả tái phân bổ có quy mô bằng nhau. (Xem tiếp phần 5)

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: http://www.nber.org/papers/w12943

Nguồn:

Cùng chuyên mục