Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hạch toán tăng trưởng: So sánh Trung Quốc và Ấn Độ (Phần 5)

Hạch toán tăng trưởng: So sánh Trung Quốc và Ấn Độ (Phần 5)

Trong suốt thế kỷ XX, chỉ những đất nước công nghiệp có thu nhập bình quân cao - chiếm ít hơn 20% dân số thế giới - mới có thể tận hưởng sự giàu có. Tuy nhiên, kể từ năm 1980, Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt được tỷ lệ đáng kể về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo - hai quốc gia này cùng chiếm đến một phần ba dân số thế giới. Sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ như những thế lực lớn của nền kinh tế toàn cầu đã trở thành những cột mốc phát triển kinh tế đáng chú ý nhất trong một phần tư thế kỷ qua.

05:24 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 4)

Một số quan ngại về dữ liệu

Các lo ngại về dữ liệu của Trung Quốc và Ấn Độ khá khác nhau. Ví dụ, Ấn Độ có một địa hạt ngành không chính thức rất lớn, với sản lượng đầu ra và việc làm đều tập trung ở các doanh nghiệp nhỏ. Bởi vậy, xây dựng các tính toán quốc gia của Ấn Độ đều tận dụng các khảo sát hộ dân cư theo giai đoạn, hơn là dựa vào các báo cáo từ các doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, Trung Quốc thì ngược lại, dựa vào chủ yếu các báo cáo từ các doanh nghiệp công nghiệp chủ đạo, nhưng vẫn sử dụng các khảo sát hộ dân cư để có được thông tin chất lượng tốt về một số nganh công nghiệp sản xuất - dịch vụ. Một sự khác biệt nữa đó là Ấn Độ có hệ thống thống kê nhất quán trong nhiều thập kỷ rồi. Trung Quốc thì vẫn đang trong quy trình chuyển đổi hệ thống dữ liệu thống kê của mình từ Hệ thống sản xuất vật liệu cũ theo kiểu Liên Xô sang hệ thống chuẩn hóa quốc tế SNA. Những còn một sự khác biệt nữa đó là đối với Ấn Độ, một lượng lớn thông tin theo phương pháp luận về các thống kê kinh tế có sẵn bằng tiếng Anh, nhưng với Trung Quốc chúng ta thiếu những chi tiết quan trọng. 

Trong bài viết này, dữ liệu chúng tôi sử dụng cho Ấn Độ chhủ yếu là dữ liệu chính phủ về sản lượng đầu ra và việc làm theo ngành, đôi khi chúng tôi dùng các tỷ giá hối đoái cân bằng sức mua từ Ngân hàng Thế giới để điều chỉnh theo thời gian. Kết quả là, các con số tăng trưởng của chúng tôi về Ấn Độ đều thống nhất với nghiên cứu trước đó. Chúng tôi cung cấp 1 thảo luận chi tiết về các nguồn dữ liệu và các ấn bản về Ấn Độ ở Bosworth, Collins, Virmani (2007).

Mặt khác, với Trung Quốc, có hai vấn đề gây tranh cãi đặc biệt liên quan đến việc đánh giá sản lượng đầu ra. Liệu tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có được thổi phồng một cách có hệ thống bởi vì các chỉ số giá để tinh sản lượng đầu ra thực tế của họ quá thấp? Có phải tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm dần trong những năm gần đây? Chúng tôi sẽ quay trở lại giải đáp những câu hỏi này.

Có phải tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã được thổi phồng?

Dữ liệu sản lượng đầu ra thực tế của Trung Quốc đến từ việc hỏi các hãng doanh nghiệp để báo cáo thay đổi trong sản xuẩt của họ dựa trên giá cả của năm trước đó. Sự khó khăn trong tính toán đó có thể dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp báo cáo các tỷ lệ bằng nhau về thay đổi danh nghĩa và thực tế, và bởi vậy thổi phồng tăng trưởng thực tế (Woo, 1998). Phân tích này tập trung chủ yếu vào giá của các sản phẩm công nghiệp. Chỉ số giá tiêu dùng ngành dịch vụ cũng đáng đặt câu hỏi, vì các chỉ số trong đó khá khác biểu hiện của hỗn hợp sản phẩm ngành này, và vì những thay đổi trong giá cả này cũng bị chiếm lĩnh việc loại trừ một lượng lớn tiền trợ cấp và kiểm soát giá cả cho các dịch vụ cung cấp cho các hộ gia đình, chủ yếu về nhà ở. Các phê phán lớn nhất về dữ liệu sản lượng đầu ra chính thức của Trung Quốc  là các phê phán của Maddison (1998), người mà, trong những ước tính của mình, đã giảm tăng trưởng của GDP Trung Quốc xuống 2,4%/năm trong giai đoạn 1952-95. Các ước tính của Maddison khá gây tranh cãi. Chúng bị phê phán kịch liệt bởi Holz (2006a), và những ước tính chính thức về sản lượng đầu ra đã được chỉnh sửa gần đây theo hướng tăng lên để sửa lại một đánh giá không đúng mức sản lượng đầu ra ngành dịch vụ trong giai đoạn 1993-2004.

Một số nhà nghiên cứu đã tìm cách xây dựng những chỉ số giá cả thay thế mà có thể dùng để giảm phát các giá trị trên danh nghĩa (Young, 2003; Dekle và Vandenbrouck, 2006). Chúng tôi đã thí nghiệm bằng việc sử dụng các chỉ số giá được gợi ý bởi Young (2003). Tiêu chuẩn sản lượng đầu ra thay thế cho ngành nông nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng tương tự với báo cáo trước đó trong thống kê quốc gia chính thức. Lý luận của Woo rằng các hãng hoanh nghiệp có thể bị lúng túng giữa các thay đổi thực và ảo trong sản lượng đầu ra có thể tương thích nhất với các doanh nghiệp lớn trong ngành công nghiệp, khi mà các chỉ số giá thay thế ám chỉ về lạm phát nhanh chóng 1 cách đáng kể hơn là các giảm phát giá cả ngầm được nhồi vào dữ liệu chính thức - ám chỉ 1 tỷ lệ chậm hơn đáng kể về tăng trưởng sản lượng đầu ra. Cuối cùng, trong khi chúng tôi tính toán các số liệu tăng trưởng với các thước đo sản lượng đầu ra chính thức và các thước đo dựa trên các chỉ số giảm phát giá thay thế, tập hợp mà chúng tôi ưu tiên sử dụng là dữ liệu chính thức về ngành nông nghiệp và dịch vụ, chúng tôi chỉ dùng dữ liệu thay thế cho ngành công nghiệp. Những tính toán này được báo cáo trong các bảng trong bài viết này.

Cuối cùng, chúng tôi lưu ý rằng, nghiên cứu về các quốc gia khác đã nêu bật các vấn đề nghiêm trọng trong việc xây dựng các chỉ số giá dẫn đến ước tính quá mức của lạm phát. Hai vấn đề chính là thất bại trong việc kết hợp các hiệu quả thay thế và trợ cấp không đầy đủ cho các thay đổi về chất lượng, cả 2 vấn đề này đều rất quan trọng đối với Trung Quốc. Trong khi chúng tôi đồng ý rằng những ước tính hiện tại về tăng trưởng sản lượng đầu ra của Trung Quốc để lại những khoảng lỗi lớn, bằng chứng về những khuynh hướng tổng quát vẫn chưa được chứng minh.  

Có phải tăng trưởng của Trung Quốc đang chậm lại?

Một số nghiên cứu đã diễn tả các quan ngại về cái mà họ cho rằng là một sự chậm lại của tỷ lệ tăng trưởng tổng năng suất của Trung Quốc trong những năm gần đây (Kujis và Wang, 2006; OECD, 2005; Zheng, Bigsten, Hu, 2006). Phân tích của chúng tôi cho thấy không có sự chậm lại nào cả. Chúng tôi tin rằng các sự khác biệt và chênh lệch có thể do hai yếu tố.

Thứ nhất, vài nghiên cứu đã báo cáo về một sự chậm lại trong tăng trưởng sản lượng đầu ra của Trung Quốc sau năm 1993, thứ mà cuối cùng đã dẫn các tính toán tăng trưởng đến một mức độ toàn năng suất tổng thấp hơn. Nghiên cứu của chúng tôi kết hợp các chỉnh sửa gần đây trong các số liệu kế toán quốc gia đã nâng mức độ và tăng trưởng sản lượng đầu ra trong ngành dịch vụ của Trung Quốc. Thống kê GDP chính thức của Trung Quốc đã báo cáo 1 tỷ lệ tăng trưởng là 10%  trong cả 2 giai đoạn 1978-1993 và 1993-2004; nhưng như đã được thảo luận vừa xong, chúng tôi sử dụng 1 chỉ số giảm phát giá thay thế làm hạ thấp xuống toàn bộ tỷ lệ tăng trưởng sản lượng đầu ra ngành công nghiệp trong toàn bộ giai đoạn sau năm 1978, nó có ảnh hưởng lứon hơn trong việc giảm ước tính tăng trưởng trong những năm trước đó. Bởi vậy, chúng tôi thể hiện 1 sự gia tốc khiêm tốc nhất về tăng trưởng GDP hàng năm là 0,8% sau năm 1993, so sánh với sự giảm 0,7% chẳng hạn, theo nghiên cứu của Kujis và Wang (2006).

Thứ hai, vài nghiên cứu đã sử dụng sự co dãn lớn hơn về sản lượng đầu ra liên quan đến vốn hơn là ước tính bằng 0,4 của chúng tôi; ví dụ, Kujis và Wang (2006) dùng 3 con số thay thế 0.4, 0.5, 0.6, và OECD (2005) sử dụng 0.53. Trong trường hợp của Ấn Độ, giả định này không thành vấn đề lớn cho việc phân tách toán tăng trưởng vì sản lượng đầu vào về vốn và lao động tăng trưởng theo tỷ lệ bằng nhau. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, tỷ lệ tăng trưởng của vốn đầu vào vượt quá tỷ lệ lao động đầu vào, sự chênh lệch này được mở rộng trong tiểu kỳ 2. Bởi vậy, 1 vốn đầu vào được cho là có sức nặng cao sẽ cho ra 1 chỉ số về lượng đầu vào mà tăng lên nhanh chóng tương ứng với đầu ra, khiến không còn mấy phát triển và cải thiện trong năng suất tổng.

Chúng tôi lo ngại về nhận định thường gặp về sự co dãn vốn 0,5 hoặc cao hơn trong các nghiên cứu toán tăng trưởng của Trung Quốc. Nó có thể được truy nguồn từ các nghiên cứu thuộc toán kinh tế, như Chow và Li (2002), có được các hệ số lớn về ước tính vốn hồi quycủa hàm số sản xuất tập hợp. Tuy nhiên, một nền kinh tế với một tỷ lệ cao về tăng trưởng sản lượng đầu ra và vốn tương quan với lao động có vẻ có mối tương quan giữa vốn và sản lượng đầu ra; bởi vậy một sự co dãn vốn cao mà không có hệ số hồi quy có thể hàm ý một quy trình sản xuất phụ thuộc. Chúng tôi tin rằng, chất lượng dữ kiện thấp sẽ tạo ra lo ngại trong ước tính về hàm sản xuất tập hợp. Uớc tính của chúng tôi, như của Young (2003) và IMF (200^) sử dụng sự co dãn vốn tương đương nhau, cho ra một ước tính rộng lớn hơn trong đóng góp của năng suất tổng. (Xem tiếp phần 6)

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: http://www.nber.org/papers/w12943

Nguồn:

Cùng chuyên mục