Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - EU không đạt được kết quả lớn
Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, đã miêu tả EU và Ấn Độ là những đối tác tự nhiên.
Trên phương diện nhận thức thì đúng là như thế, mặc dù về mặt thực tế, chúng ta vẫn chưa tiến xa như vậy. Chúng tôi chia sẻ những giá trị và niềm tin, nhưng những điều này định hình các lựa chọn chính trị và kinh tế của chúng tôi dựa trên chủ nghĩa thực dụng. Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế thay đổi đã và đang đưa EU và Ấn Độ tiền đến gần nhau hơn. Cả hai đều đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng từ chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và khủng bố. Biến đổi khí hậu cũng đã trở thành mối quan tâm chung. Sự quyết đoán của Trung Quốc và những kế hoạch đầy tham vọng của nước này đã ảnh hưởng đến lợi ích của cả hai bên. Việc Trung Quốc tìm kiếm vị trí bình đẳng với Hoa Kỳ sẽ là mối quan tâm chung của châu Âu và Ấn Độ. Chính sách bất định của Chính quyền Trump đã làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở một số khu vực. Ấn Độ và EU cùng với các đối tác có cùng quan điểm có thể cùng nhau lấp đầy khoảng trống trong phạm vi có thể. Sự trỗi dậy của Ấn Độ tạo ra nhiều cơ hội kinh tế hơn cho châu Âu.
Bản tuyên bố về chống khủng bố trong hội nghị lần này đã xác định cụ thể những kẻ khủng bố và các tổ chức khủng bố trên phạm vi toàn cầu, bao gồm: Hafiz Saeed, Zaki-ur-Rehman Lakhvi, Dawood Ibrahim, Lashkar-e-Tayibba, Jaish-e-Mohammad, Hizb-ul-Mujahideen, điều này đã gia tăng áp lực ngoại giao lên Pakistan. Nhưng EU đã tránh đề cập đến “chủ nghĩa khủng bố xuyên biên giới”. Trong một lần phản đối khác đối với Pakistan, EU đã đánh giá cao vai trò tích cực của Ấn Độ trong việc mở rộng hỗ trợ phát triển ở Afghanistan, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và kinh tế, các thể chế quản trị, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng năng lực.
EU đã tham gia với Ấn Độ trong việc nhấn mạnh đến các vấn đề về kết nối phải dựa trên “các tiêu chuẩn quốc tế được công nhận, quản trị tốt, pháp quyền, công khai, minh bạch và bình đẳng và phải tuân theo các nguyên tắc về trách nhiệm tài chính, thực hành tài chính nợ có trách nhiệm, cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn bảo tồn và xã hội bền vững”. Đây là một lời phê phán đối với sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc. Chúng tôi dường như không thể thuyết phục EU bao gồm cả việc đề cập tới vấn đề tôn trọng chủ quyền trong các sáng kiến kết nối.
Lần này, tuyên bố chung có đề cập đến, mặc dù gián tiếp, về vấn đề Biển Đông bằng cách nhấn mạnh “tầm quan trọng của tự do hàng hải, hàng không và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc quốc tế được công nhận của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982”. Điều này phản ánh mối quan ngại của EU về các chính sách của Trung Quốc. Về các cuộc thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên, Ấn Độ và EU đã chỉ ra “trách nhiệm của những người ủng hộ các chương trình hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên”, ám chỉ đến Trung Quốc và Pakistan.
Từ chối lập trường của Chính quyền Trump, Ấn Độ và EU đã ủng hộ thỏa thuận hạt nhân của Iran như là một “đóng góp quan trọng trong khuôn khổ không phổ biến vũ khí hạt nhân và hoà bình, ổn định và an ninh quốc tế”.
Về vấn đề ở Myanmar, những người Rohingyas đang chạy trốn đã không được xem là người tị nạn, và tổ chức vũ trang Arakan Rohingya Salvation Army (ARSA) chống lại lực lượng an ninh cũng như dân chúng, cũng được đề câpk trong tuyên bố chung .
Về phương diện kinh tế, không có bất kỳ tiến triển nào được công bố trong đàm phán về Hiệp định Thương mại và đầu tư rộng rãi giữa EU và Ấn Độ (BTIA). Ông Juncker thẳng thắn chỉ ra rằng, các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục một khi các điều kiện đưa ra đúng đắn, điều đó có nghĩa là, cách biệt về lập trường vẫn còn tồn tại. Về quyền sở hữu trí tuệ và mua sắm công sẽ tiếp tục được đàm phán. Cơ chế thuận lợi trong đầu tư cho EU ở Ấn Độ đã được thiết lập. Văn phòng Ngân hàng Đầu tư châu Âu tại Ấn Độ sẽ tập trung vào các chương trình về khí hậu và các chương trình năng lượng tái tạo.
Ý định giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại nông sản nói chung và lúa gạo nói riêng đã được nêu ra. Hội nghị đã thông qua một tuyên bố chung về năng lượng sạch và biến đổi khí hậu. Nhìn chung, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 14 lần này đã đưa mối quan hệ Ấn Độ - EU về mặt địa chính trị và kinh tế tiến lên theo đúng hướng, nhưng không đạt được kết quả to lớn nào.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục