Hướng tới sự tiến bộ của phụ nữ Hồi giáo ở Ấn Độ
Cách duy nhất là cải cách để người Hồi giáo ở Ấn Độ tham gia vào cuộc sống chính thống và đóng góp vào sự tiến bộ của quốc gia, giải phóng phụ nữ Hồi giáo, trang bị cho họ kỹ năng làm việc để tồn tại trong thế kỷ 21.
Nguồn gốc của khăn trùm đầu trong đạo Hồi
Việc thực hành che mặt xuất hiện từ trước khi có đạo Hồi ở bán đảo Ả Rập. “Khimar” là tên gọi chiếc khăn đội đầu được sử dụng bởi cả nam và nữ trong thời tiền thân của Hồi giáo, về cơ bản là một chiếc khăn được đội để che đầu và kéo dài xuống dưới lưng. Trong tiếng Ả Rập có nhiều từ để mô tả trang phục, phụ thuộc vào độ dài của "Khimar". Tài liệu tham khảo về Khimar cũng có thể được tìm thấy trong câu số 24:311 của Kinh Quo ran[1], trong đó viết rằng phụ nữ sử dụng "Khimar" để che ngực. Do đó, sự khác biệt về ngữ nghĩa này phải được hiểu như một tiền đề cho các cuộc tranh luận về việc dùng khăn che Hijab hay Burqa là thực hành thiết yếu trong thế giới Hồi giáo.[2] Đoạn Surah khác trong Kinh Quo ran thảo luận về việc phụ nữ mặc áo choàng trong Hồi giáo là Surah-al-Ahzab 33:59, trong đó bắt buộc phụ nữ thực hành những điều sau đây:
“Hỡi nhà tiên tri! Hãy bảo vợ con bạn và những người phụ nữ của các tín đồ kéo áo choàng (màn che) khắp người (tức là che kín toàn thân trừ con mắt hoặc một con mắt để nhìn đường). Điều đó sẽ tốt hơn, rằng họ nên được biết để không khó chịu. Và Allah Tha thứ, Rất mực Khoan dung.”
Thực hành tôn giáo thiết yếu và Quyền cơ bản ở Ấn Độ
Trong khi các lập luận bao gồm phán quyết của Tòa án tối cao bang Karnataka trong vụ Resham kiện bang Karnataka và những đối tượng khác (2022) tuyên bố “Khăn trùm đầu là một phần không thiết yếu của đạo Hồi”[3],[4] thì cần phải hiểu thực tế là từ khăn trùm đầu, cụ thể là từ “Khimar”, không thể được tìm thấy trong Kinh Quo ran. Do đó, rõ ràng từ những câu kinh trên, thấy rằng việc che cơ thể bằng khăn hoặc áo choàng có thể được xem là “thực hành thiết yếu” trong đạo Hồi. Mặc dù cụm từ “thực hành thiết yếu” này, hoàn toàn theo quan điểm học thuật, dựa trên các tham chiếu đến Kinh Quo ran và các thánh thư tôn giáo khác của đạo Hồi, nhưng nó không có cơ sở pháp lý. Ở Ấn Độ, tính thiết yếu được định nghĩa là: “Để xác định xem một phần hoặc toàn bộ một việc có cần thiết cho tôn giáo hay không thì cần tìm hiểu xem bản chất của tôn giáo có bị thay đổi hay không khi thiếu đi phần việc hoặc thực hành đó”, theo phán quyết Commissioner of Police v. Acharya Jagdishwaranand Avadhuta (2004)[5] của Tòa án Tối cao Danh dự. Một cuộc thảo luận chuyên sâu về việc dùng khăn choàng Hijab như một thực hành thiết yếu trong Hồi giáo và thực hành nó như một quyền cơ bản có thể được tìm thấy trong bài báo của Shashwata Sahu.[6] Mặc dù tiền đề của lập luận tập trung vào các quyền cá nhân, các quyền cơ bản cũng như giáo dục của người phụ nữ Hồi giáo, Điều 25 và Điều 19(2) quy định rõ ràng rằng các hạn chế đối với các quyền cơ bản cũng có thể được áp dụng để duy trì trật tự công cộng, đạo đức và sức khỏe. Do đó, lập luận về Hijab như một thông lệ thiết yếu từ góc độ hạn chế các quyền cơ bản, không có cơ sở vững chắc. Ngoài ra, phán quyết của Tòa án Tối cao Karnataka như đã đề cập trước đó, cũng trích dẫn các ví dụ về cách những người theo đạo Hồi, không phải lúc nào cũng đội Hijab ở nơi công cộng, do đó, coi đó không phải là một thông lệ thiết yếu.
Khăn choàng Hijab trong bối cảnh toàn cầu
Vì vậy, Hijab chính xác là gì và làm thế nào để có thể dung hòa giữa thói quen che mặt và bối cảnh hóa nó trong xã hội Ấn Độ đương đại? Bản thân thuật ngữ Hijab trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “rào cản” hoặc “phân vùng”, và được áp dụng cho cả nam và nữ trong đạo Hồi. Tuy nhiên, theo thời gian, nó mang hàm ý gia trưởng và dẫn đến việc chỉ áp dụng đối với phụ nữ. Hầu hết các xã hội trên toàn thế giới đều có hình thức gia trưởng theo hình thức này hay hình thức khác nhưng Hijab được coi là một trong những hình thức áp đặt gia trưởng lạc hậu nhất đối với phụ nữ. Thật thú vị khi lưu ý rằng cuộc thảo luận về “Khăn trùm đầu như một thông lệ thiết yếu” ở Ấn Độ diễn ra đồng thời với các cuộc biểu tình chống lại “Khăn trùm đầu” và sự áp bức phụ nữ trong các chế độ Hồi giáo như Iran. Cũng cần lưu ý rằng ngay cả một quốc gia như Vương quốc Ả Rập Xê Út cũng đang chứng kiến một bước tiến chậm nhưng chắc chắn đối với chủ nghĩa tự do và quyền của phụ nữ dưới thời Mohammad bin Salman. Bản thân Mohammad bin Salman, trước sự thất vọng của các thành phần bảo thủ trong xã hội Ả Rập Xê Út, đã nói rõ rằng việc thực hành Abaya hoặc Hijab là không bắt buộc trong đạo Hồi và đất nước này hiện đang trải qua một làn sóng của chủ nghĩa tiến bộ.[7] Do đó, thật trớ trêu là Ấn Độ đang chứng kiến những cuộc tranh luận không hồi kết về việc thực hành Hijab, khi đất nước khởi nguồn đạo Hồi đang rời xa những áp đặt gia trưởng thoái trào.
Quyền của phụ nữ Hồi giáo là một phần của Quyền của phụ nữ
Trong khi các cuộc tranh luận chính trị về các vấn đề như Hijab ở Ấn Độ làm lu mờ sự tiến bộ của phụ nữ, điều cần thiết là phải có một cái nhìn sắc sảo về cuộc thảo luận. Về mặt chính trị, định hình các câu chuyện gây bất lợi cho quyền của phụ nữ Hồi giáo là củng cố sự kiểm soát của các giáo sĩ tôn giáo đối với họ. Ở Ấn Độ đã đến lúc chín muồi để bắt đầu các cuộc thảo luận nghiêm túc về việc thực thi các luật dân sự thống nhất ở Ấn Độ, mà trên giấy tờ vẫn mang tính thế tục, tuy nhiên tòa án lại can thiệp vào các vấn đề quan trọng của tôn giáo, như trong trường hợp phán quyết Sabarimala, phán quyết Ayodhya và thậm chí việc bãi bỏ Triple Talaq (ly hôn bằng cách nói talaq 3 lần). Theo một nghĩa nào đó, các tòa án Ấn Độ đã đảm nhận vị thế của cơ quan tôn giáo, trong khi hiến pháp Ấn Độ tuyên bố đất nước này là một quốc gia thế tục. Phụ nữ Hồi giáo ở Ấn Độ từ lâu đã là nạn nhân của việc “bảo vệ chủ nghĩa thế tục”, đặc biệt nếu chúng ta chứng kiến sự đảo ngược các phán quyết của tòa án tối cao, chẳng hạn như trong vụ án Shah Bano năm 1986. Trong khi quyền tự do tôn giáo được Hiến pháp Ấn Độ đảm bảo trong Điều 25 - 28, cũng cần xác định và hạn chế các yếu tố và tập tục tôn giáo được cho là không phù hợp với thời đại để đất nước tiến lên. Ngày nay, điều quan trọng là phải nhận ra rằng trách nhiệm bảo vệ quyền tự do tôn giáo không nên đặt lên vai phụ nữ Hồi giáo hoặc không nên được nhìn nhận từ quan điểm của quyền thiểu số. Các vấn đề mà phụ nữ Hồi giáo phải đối mặt chỉ nên được nhìn từ lăng kính quyền của phụ nữ. Sự thay đổi cơ bản này trong các quy trình tư pháp và các cuộc tranh luận công khai của Ấn Độ phải được thiết lập một cách rõ ràng để vượt ra ngoài các cuộc tranh luận đơn thuần về tôn giáo.
Chính trị hóa gây trở ngại đối với quyền của phụ nữ Hồi giáo
Có thể lập luận rằng có những nỗ lực phối hợp đang diễn ra trên toàn cầu và trong các bộ phận của tầng lớp trí thức Ấn Độ nhằm miêu tả Ấn Độ là phi dân chủ hoặc áp bức các nhóm thiểu số. Những nỗ lực như vậy chủ yếu được thực hiện để làm hoen ố chế độ chính trị hiện tại và có thể bị chống lại một cách hiệu quả bằng những câu chuyện phản bác thích hợp. Các phong trào được định hướng và thúc đẩy theo chương trình nghị sự không được trở thành trở ngại cho sự tiến bộ của phụ nữ Hồi giáo ở Ấn Độ. Những phong trào như vậy về cơ bản có thể gây ra những hệ lụy như sau ở Ấn Độ:
· Khuyến khích các phần tử Hồi giáo thoái trào chiếm quyền tranh luận
· Phụ nữ Hồi giáo bị áp bức dưới các tập tục gia trưởng
· Ngăn cản phụ nữ Hồi giáo đạt được tiềm năng của họ
Với gần 200 triệu tín đồ Hồi giáo ở Ấn Độ và một nửa trong số họ là phụ nữ, sự tiến bộ của phụ nữ Hồi giáo ở Ấn Độ là không thể thiếu đối với sự tiến bộ của quốc gia. Là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới và sẽ sớm trở thành quốc gia lớn nhất thế giới tính theo quy mô dân số, Ấn Độ đang trên đỉnh của một kỷ nguyên chuyển đổi to lớn. Chính trong bối cảnh này, phụ nữ Hồi giáo cần được trang bị các kỹ năng cần thiết, đào tạo nghề và giáo dục, để họ tham gia vào các chương trình chính thống của xã hội và đóng góp quan trọng vào tiến bộ kinh tế của Ấn Độ. Cùng với sự tiến bộ của phụ nữ là cải cách trong xã hội, và với cộng đồng Hồi giáo ở Ấn Độ từ lâu chưa có cải cách. Một số vấn đề liên quan đến quá trình cực đoan hóa, khu ổ chuột và phân biệt đối xử với “những người không theo đạo”, có thể giải quyết được bằng việc giải phóng phụ nữ Hồi giáo. Trong khi, phụ nữ ở các giáo phái tôn giáo khác của Ấn Độ đã đạt được những tiến bộ to lớn và đóng góp một cách quan trọng cho sự tiến bộ của quốc gia, thì phụ nữ Hồi giáo ở Ấn Độ đang bị từ chối những cơ hội như vậy và tệ hơn nữa, họ đang bị tranh luận về các vấn đề không đáng có, như khăn trùm đầu Hijab. Điều này chỉ khuyến khích các phần tử phản tiến bộ đưa ra các điều khoản và điều kiện đối với hành vi của phụ nữ Hồi giáo và do đó, các phần tử như vậy phải bị từ chối cơ hội để làm như vậy.
Luật dân sự thống nhất và các yếu tố áp bức trong Hồi giáo
Ngày nay, mọi người Ấn Độ đều nhận thức được lối tư duy thời trung cổ đã dẫn đến việc tiêu diệt hoàn toàn các quyền của người thiểu số ở các quốc gia Hồi giáo như Pakistan. Đất nước này là một quốc gia thất bại và đã hoàn toàn loại bỏ tiếng nói tự do chỉ trích các yếu tố cản trở sự tiến bộ của đất nước. Từ việc bắt cóc và ép buộc các bé gái vị thành niên cải đạo cho đến việc không khoan dung đối với người theo đạo Hindu, Pakistan là trường hợp điển hình của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và tác động của nó đối với sự tiến bộ của phụ nữ Hồi giáo. Tương tự như vậy, ở Afghanistan, phụ nữ ngày nay được coi là hạng hai với những hạn chế nghiêm trọng về quyền. Trong trường hợp của Iraq và Syria, sự xuất hiện của ISIS đã khiến phụ nữ người Yazidi và người Kurd di sản bị coi đơn thuần là nô lệ tình dục. Do dòng người nhập cư từ các quốc gia như Libya, Syria, Maroc, Tunisia, v.v., châu Âu trở nên không an toàn cho phụ nữ. Các quốc gia từng rất an toàn như Thụy Điển nay nằm trong số các quốc gia có nhiều vụ hiếp dâm nhất. Có các báo cáo về lạm dụng tình dục hàng loạt và các bé gái vị thành niên bị lôi kéo cho các hoạt động tình dục ở các quốc gia từ Hy Lạp đến Đức và từ Pháp đến Vương quốc Anh. “Khu vực cấm mang khăn che mặt Sharia” mọc lên như nấm ở các quốc gia như Bỉ, Hà Lan, Na Uy, nơi đặt trụ sở những cơ quan thực thi pháp luật hàng đầu của thế giới.
Trong tình huống như vậy, cách duy nhất để bảo đảm phụ nữ Hồi giáo được an toàn là đưa ra luật dân sự giúp họ bình đẳng với phụ nữ từ các tôn giáo khác ở Ấn Độ. Luật dân sự thống nhất ở Ấn Độ là một bước quan trọng theo hướng bình đẳng giới ở Ấn Độ, đặc biệt là về vấn đề thừa kế. Các tập tục thời trung cổ như Nikah, Halala (sau khi li hôn bằng cách nói talaq 3 lần, người phụ nữ lấy chồng khác và li hôn để lấy lại chồng cũ) và chế độ đa thê vẫn còn phổ biến ở Ấn Độ và phụ nữ Hồi giáo từ lâu đã là nạn nhân của những tập tục đó. Phụ nữ Hồi giáo thường thấy mình ở ngã tư đường vì phần lớn bị áp bức và không được học hành để hiểu biết về luật pháp. Thảo luận về luật dân sự thống nhất sẽ khiến phụ nữ Hồi giáo ở Ấn Độ nhận thức được hướng hành động trong tương lai để đạt được sự công bằng như phụ nữ trong các tôn giáo khác.
Kết luận
Cần phải thảo luận về luật dân sự thống nhất của Ấn Độ để thu hẹp khoảng cách giữa các quyền mà phụ nữ không theo đạo Hồi và phụ nữ theo đạo Hồi được hưởng. Các cuộc thảo luận khơi dậy cảm tình tôn giáo và giúp phụ nữ Hồi giáo đạt được tiềm năng tối ưu. Họ nhận ra rằng việc họ bị áp bức dưới các tập tục gia trưởng gây bất lợi cho sự tiến bộ và phát triển của cả quốc gia. Gánh nặng của chủ nghĩa thế tục bằng cách áp đặt các chuẩn mực như trùm khăn Hijab và Niqab không nên đặt lên vai phụ nữ Hồi giáo ở Ấn Độ. Quyền của phụ nữ Hồi giáo hoàn toàn nên được nhìn nhận từ quan điểm về sự tiến bộ của phụ nữ mà không có các chương trình nghị sự chính trị hoặc tôn giáo đằng sau. Cách duy nhất là cải cách để người Hồi giáo ở Ấn Độ tham gia vào cuộc sống chính thống và đóng góp vào sự tiến bộ của quốc gia, giải phóng phụ nữ Hồi giáo, trang bị cho họ kỹ năng làm việc để tồn tại trong thế kỷ 21.
Tài liệu tham khảo
[1] http://quransmessage.com/articles/a%20deeper%20look%20at%20the%20word%20khimar%20FM3.htm
[2] LANE. E.W, Edward Lanes Lexicon, Williams and Norgate 1863; Librairie du Liban Beirut-Lebanon 1968, Volume 2, Page 807-808
[3] https://theprint.in/judiciary/hijab-not-integral-to-islam-says-karnataka-high-court/873548/
[4] https://www.livelaw.in/pdf_upload/75-resham-v-state-of-karnataka-15-mar-2022-412165.pdf
[5] https://main.sci.gov.in/jonew/judis/25984.pdf
[6] https://www.ijllr.com/post/the-hijab-row-a-case-study-of-karnataka
[7] https://www.youtube.com/watch?v=I1BmwaFIJ0c
Tác giả: Zeba Zoariah, India Foundation
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn:
https://indiafoundation.in/- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục